Văn 9 Phân tích bài Viếng lăng Bác

hobao281005@gmail.com

Học sinh
Thành viên
19 Tháng hai 2020
62
11
26
19
Hà Nội
THPT Xuân Mai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” Viễn Phương viết : “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ "mùa xuân" có thể thay thế cho từ nào ? Xác định phương thức chuyển nghĩa ? Việc thay thế từ trên có tác dụng diễn đạt như thế nào ?
2)Câu thơ:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
a)Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên.
b)Tìm những câu thơ có hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” trong một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên và tác giả bài thơ).
c)Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình?
3)Cho đoạn thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Em hãy viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 10-12) diễn tả những suy nghĩ về nguyện ước chân thành của Thanh Hải trong đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng 1 câu bị động và 1 thành phần khởi ngữ (gạch chân)
Phần 3 các bạn viết mẫu thành 1 đoạn văn cho mk nhé
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,212
644
19
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
1)Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” Viễn Phương viết : “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ "mùa xuân" có thể thay thế cho từ nào ? Xác định phương thức chuyển nghĩa ? Việc thay thế từ trên có tác dụng diễn đạt như thế nào ?
2)Câu thơ:
“ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

( Viếng lăng Bác- Viễn Phương)
a)Hãy phân tích ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng” ở câu thơ trên.
b)Tìm những câu thơ có hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” trong một bài thơ mà em đã học (ghi rõ tên và tác giả bài thơ).
c)Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “Tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “Ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình?
3)Cho đoạn thơ:
Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
Em hãy viết một đoạn văn diễn dịch (khoảng 10-12) diễn tả những suy nghĩ về nguyện ước chân thành của Thanh Hải trong đoạn thơ trên. Trong đoạn có sử dụng 1 câu bị động và 1 thành phần khởi ngữ (gạch chân)
Phần 3 các bạn viết mẫu thành 1 đoạn văn cho mk nhé
1) Từ "mùa xuân" có thể thay thế cho từ "tuổi". Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
Việc thay thế từ " mùa xuân " làm cho xúc cảm của câu thơ, âm điệu câu thơ thêm mượt mà, sâu lắng, thiết tha. Câu thơ hay, ý thơ trở nên đa nghĩa và sâu sắc hơn nhiều
2)
a/Ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ:
+Hai câu thơ sóng đôi hình ảnh thực và ẩn dụ “mặt trời”. Điều đó khiến ẩn dụ “mặt trời trong lăng” nổi bật ý nghĩa sâu sắc.
+Dùng hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” để viết về Bác, Viễn Phương đã ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước.
+Đồng thời, hình ảnh ẩn dụ “mặt trời trong lăng” cũng thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn của nhân dân với Bác, niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.
b/
“ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”
” Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” - Nguyễn Khoa Điềm.
3)
c/ Câu này là thuộc câu 3 nha bạn ^^
- Giữa hai phần của bài thơ có sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta”. Điều này hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên mà đã được tác giả sử dụng như một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến của cảm xúc và tư tưởng trong bài thơ.
- Chữ “tôi” trong câu thơ “Tôi đưa tay tôi hứng” ở khổ thơ đầu vừa biểu hiện một cái “tôi” cụ thể rất riêng của nhà thơ vừa thể hiện được sự nâng niu, trân trọng với vẻ đẹp và sự sống của mùa xuân. Nếu thay bằng chữ “ta” thì hoàn toàn không thích hợp với nội dung cảm xúc ấy mà chỉ vẽ ra một tư thế có vẻ phô trương.
 
Last edited:
Top Bottom