mình gợi ý nhé ^^
I/Mở bài
-Giới thiệu
tác giả:
-Phạm Tiến Duật (1941-2007), quê ở Phú Thọ
-Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
-Sáng tác thơ của Phạm Tiến Duật thời kì này tập trung viết về thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
tác phẩm:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969 và in trong tập thơ Vầng trăng quầng lửa, tác giả đã làm nổi bật lên sức mạnh tinh thần kiên cường bất khuất của những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn.
II/Thân bài
-Mở đầu bài thơ là những chiếc xe không kính chắn gió =>có sức hấp dẫn,mới lạ ,độc đáo.
-bằng bút pháp tự nhiên,tác giả đã giải thích về "những chiếc xe không có kính" : ban đầu chiếc xe vốn tốt nhưng do "bom giật bom rung" mới trở nên hư hỏng không còn kính chắn gió, không mui không đèn, thùng xe bị xước => là những chiếc xe thường thấy trong chiến tranh chống mĩ =>Hiện thực khốc liệt thời kì chiến tranh: dấu tích trên những chiếc xe không kính
-Mục đích miêu tả những chiếc xe không kính là nhằm ca ngợi những chiến sĩ lái xe. Đó là những con người trẻ trung, tư thế ung dung, coi thường gian khổ, hy sinh,quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
-Trong buồng lái không kính chắn gió, họ có cảm giác mạnh mẽ khi phải đối mặt trực tiếp với thiên nhiên bên ngoài. Những cảm giác ấy được nhà thơ ghi nhận tinh tế sống động qua những hình ảnh thơ nhân hoá, so sánh và điệp ngữ
-Thái độ bình tĩnh thản nhiên trước những nguy hiểm của chiến tranh, vì có ung dung thì mới thấy đầy đủ như thế. Các anhnhìn tấy từ “gió”,”con đường” đến cả “sao trời”, “cánh chim”. Thế giới bên ngoài ùa vào buồng lái với tốc độ chóng mặt tạo những cảm giác đột ngột cho người lái.
=> Hình ảnh“những cánh chim sa,ùa vào buồng lái” thật sinh động, gợi cảm. Hình ảnh “con đường chạy thẳng vào tim” gợi liên tưởng về con đường ra mặt trận, con đường chiến đấu, con đường cách mạng
-Vận tải chiến đấu ở Trường Sơn nên chất lính, tính ngang tàng thể hiện rõ nét trong thơ. Các chiến sĩ lái xe không hề lùi bước trước gian khổ, trước kẻthù mà trái lại “tiếnghát át tiếng bom”, họ xem đây là cơhội để thử thách sức mạnh ý chí. Yêu đời, tiếng cười sảng khoái của họ làm quên đi những nguy hiểm. Câu thơ “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha” biểu lộ sâu sắc sự lạc quan ấy.
-Những người lính lái xe hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, trẻ trung sôi nổi, giàu tình đồng chí đồng đội, có lòng yêu nước sâu sắc. Lòng yêu nước là một động lực tạo cho họ ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, đánh bại giặc Mỹ và tay sai để thống nhất Tổ quốc
-Khổ thơ cuối cùng vẫn giọng thơ mộc mạc, mà nhạc điệu hìnhảnh rất đẹp, rất thơ,cảm hứng và suy tưởng vừa bay bổng vừa sâu sắc để hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời của những chiến sĩ vận tải Trường Sơn. Bốn dòng thơ dựng hai hình ảnh đối lập đầy kịch tính, bất ngờ thú vị. Hai câu đầu dồn dập những mất mát khó khăn do quân thù gieo xuống, do đường trường gây ra : xe không kính, không đèn, không mui, thùng xe bị xước
-Cội nguồn sức mạnh của cả đoàn xe, gốc rễ anh hùng của mỗi người cầm lái tích tụ, kết đọng ở “trái tim” gan góc, kiên cường, chứa chan tình yêu nước này.Ẩn sau ý nghĩa câu thơ “chỉ cần trong xe có một trái tim” là chân lý của thời đại chúng ta :sức mạnh quyết định, chiến thắng không phải là vũ khí, công cụ mà là con người giàu ý chí,anh hùng, lạc quan, quyết thắng
III/Kết bài
Nghệ thuật:
-Hình ảnh đậm chất hiện thực, lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính phát hiện.
-Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch.
Ý nghĩa văn bản:
Bài thơ ca ngợi sự dũng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong thời kì chống Mĩ xâm lược