Phân tích bài thơ "Mẹ và quả" của Nguyễn Khoa Điềm

D

duongkhalam

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

các bạn giúp mình trả lời các câu hỏi về bài thơ nha!
Mẹ và quả
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi
Và chúng tôi một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi, mẹ mong chờ được hái
Tôi hoảng sợ, ngày bàn tay mẹ mỏi
Mình vẫn còn một thứ quả non xanh
1. Ý kiến của nhà phê bình cho rằng: bài thơ trên là một biện minh rất thuyết phục về luật nhân quả. Em có đồng ý không? Tại sao?
2. em hiểu thế nào về hình ảnh: quả lặn rồi quả mọc, bí những bầu thì lớn xuống?
 
1

123khanhlinh

2:

hình ảnh trên rất đặc sắc và gần gũi. Nguyễn Khoa Điềm đã chọn hình ảnh quả bí, quả bầu vs đặc trưng của nó là" lớn xuống" như tượng trưng cho nỗi nhọc nhằn, vất vả của mẹ. Biết bao giọt mồ hôi của mẹ đã rơi xuống âm thầm để có thể nuôi con khôn lớn và có dk giàn bí, giàn bầu đậu quả.Ông còn gọi tên bí, tên bầu như tên người thân thiết đầy biểu cảm và giao cảm.những quả bầu đó đã nuôi các con lớn lên, hẳn là mẹ cũng rất tin tưởng vào khả năng trồng trọt của mình và hi vọng sau này sẽ các con sẽ có được cuộc sống ấm no hạng phúc, không phải vất vả như mẹ.

nguồn ST
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom