Văn 12 Phân tích 8 câu thơ giữa bài "Tây Tiến" của Quang Dũng

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Phân tích 8 câu thơ giữa bài "Tây Tiến" của Quang Dũng
gạch ý giúp e thôi ạ
Cảm ơn bạn đã hỏi bài tại box Văn, dưới đây là gợi ý của mình

1. Bốn câu đầu
"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ"

- Câu thơ đầu tiên như một tiếng reo vui của đêm hội liên hoan văn nghệ. Đây là lần thứ hai, lửa và "đuốc" được liên tưởng tới "hoa". Nếu trong đêm sương Mường Lát, chiến sĩ Tây Tiến nhìn đuốc soi đường lung linh huyền ảo như thấy hoa về trong đêm hơi thì ở đây, nghệ thuật ẩn dụ và cảm hứng lãng mạn đã khiến ánh lửa bập bùng nơi đóng quân trở thành đêm hội đuốc hoa
- Từ "bừng lên": ánh sáng chói loà, đột ngột của lửa, soi sáng và xua đi cái tăm tối, lạnh lẽo của núi rừng, đồng thời cũng khiến cuộc sống như bừng tỉnh, tưng bừng
- Từ "kìa" và cụm từ "tự bao giờ" bộc lộ thái độ vừa ngỡ ngàng, ngạc nhiên vừa ngưỡng mộ, trìu mến.
- Các cô gái hiện lên với hai ấn tượng bởi bút pháp mĩ lệ hoá trong xiêm áo lộng lẫy và nét e ấp, nữ tính. Nét nữ tính ấy khiến các cô đẹp hơn trong mắt đoàn quân xanh màu lá, duyên dáng hơn trước người lính dữ oai hùm. Nét tương phản này phần nào làm dịu đi sự khắc nghiệt của chiến tranh
- Người lính Tây Tiến không chỉ ngỡ ngàng, thú vị trước vẻ đẹp của sơn nữ mà còn mơ màng trong man điệu núi rừng. Có thể hiểu "man điệu" là vũ điệu uyển chuyển của các sơn nữ, cũng có thể hiểu là giai điệu say đắm, ngọt ngào, vừa hoang sơ vừa bí ẩn, mới mẻ, lay động lòng người
- Một đêm hội với đầy đủ âm thanh (khèn, nhạc), ánh sáng (lửa, đuốc hoa), màu sắc (xiêm áo) và con người. Tất cả đã tạo nên đêm hội tưng bừng nhộn nhịp, chan hoà mọi vật, người chiến sĩ Tây Tiến đắm say trước vẻ đẹp xứ lạ, hồn tràn đầy ý thơ mơ tưởng tới ngày chiến thắng

2. Bốn câu sau
"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?"

- Tới đoạn thơ sau, những kỉ niệm rực rỡ và sống động về một đêm trại tưng bừng đã được thay bằng những bâng khuâng trong nỗi nhớ da diết về cảnh sắc, con người Tây Bắc
- Nỗi nhớ miền Tây được gửi vào lời nhắn với người đi.
- Đại từ chỉ định "ấy" đem lại sắc thái xa xôi mơ hồ cùng nỗi nhớ nhung, tiếc nuối, bâng khuâng
- Sau lời nhủ thầm xao xuyến, nhà thơ lên những tiếng hỏi mà phép điệp trong cấu trúc "Có thấy…" đã thể hiện nỗi nhớ đầy trăn trở hướng về cảnh và người miền Tây.
- Câu hỏi thứ nhất hướng về những hàng lau xám buồn bên bờ sông hoang dại "Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?". Hồn lau là hồn mùa thu, hoa lau nở trắng, lá lau xào xạc trong gió thu nơi bờ sông, bờ suối. Thân lau vốn mềm, khẽ lay trong gió tựa như sinh thể vô tri ấy được thổi hồn khiến cái xào xạc càng thêm miên man, lay động
- Câu hỏi thứ hai dành cho người miền Tây "Có nhớ dáng người trên độc mộc/ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa". Dáng người ấy vừa cứng cỏi, kiên cường trên con thuyền độc mộc đè thác lũ băng băng lướt tới, vừa mềm mại uyển chuyển trong hình ảnh ẩn dụ "hoa đong đưa"


Nếu còn thắc mắc hãy đặt câu hỏi nhé
Chúc bạn học tốt!
 
Top Bottom