Văn 10 Phân tích 8 câu thơ cuối.

nguyen van ut

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng một 2018
899
269
149
Ninh Bình
THPT Nho Quan B

Attachments

  • upload_2021-5-9_8-14-30.png
    upload_2021-5-9_8-14-30.png
    2.4 KB · Đọc: 31

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Phân tích:
* Nỗi nhớ thương chồng thể hiện gián tiếp qua hình ảnh thiên nhiên:
Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non yên
- "Lòng này" là tấm lòng, là tình cảm của nàng đối với chồng.
- "Gió đông" là gió mùa xuân, gió thổi từ phương Đông tới.
-) Đặt chinh phụ và hoàn cảnh sinh sôi nảy nở của vạn Vật. Ấy vậy mà người chinh phụ vẫn lẻ loi, cô độc.
=) Tất cả đã tác động lên tâm trạng của nàng, càng làm cho nàng thêm đau đớn, xót xa.
- "Nghìn vàng" là lòng thương, tấm lòng tình cảm của nàng dành cho chồng. Quý như "Non Yên" - một địa danh bé nó ở Mông Cổ. Tuy nhiên trong câu thơ nó là hình ảnh ước lệ để chỉ nơi biên ải xa xôi.
=) Chinh phụ muốn gửi gắn tình cảm nhớ thương, trân trọng với người chồng theo ngọn gió mùa đông để nhờ nó mang đến, gửi đến nơi người chồng ra chiến trận.
=) Khao khát ấy để chia sẻ, giải bày, mong được người chồng thấu hiểu.
- Tuy nhiên "Non yên dù chẳng tới miền"- tức là mong ước của nàng không thể thực hiện được. Do đó, chinh phụ trực tiếp giãi bày nỗi nhớ thương.
* Tình cảm được bộc lộ trực tiếp:
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
phân tích
- Thổ lộ trực tiếp thông qua các hình ảnh và biện pháp tu từ:
+ Điệp từ "nhớ" lặp lại 2 lần kết hợp với từ láy "thăm thẳm" ở độ sâu, trường độ của nỗi nhớ. Thêm vào đó là hình ảnh so sánh "đường lên lên bằng trời" đã gợi cụ thể hóa trường độ của nỗi nhớ bằng thiên nhiên rộng lớn, đất rộng, trời cao. Đó là là một khoảng không gian và thời gian vô tận.
+ Từ láy "đau đáu nào xong" nhấn mạnh mức độ cường độ của nối nhớ như tiến sâu vào trong tâm trạng của nàng. (So sánh với nỗi nhớ trong ca dao- những người đi phụ còn hơn cả cô gái ấy. Dù sâu sắc mãnh liệt là thế những nó cũng không bằng nỗi nhớ của nàng dành cho người chồng của mình.
=) Tình yêu của người chinh phụ mãnh liệt, sâu sắc sắc đối với người chồng. Đồng thời bày tỏ khát khao được yêu, khát khao được đồng cảm, chia sẻ.
* Tiếp tục quay trở lại với biện pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình để thấy được mối quan hệ tâm cảnh và ngoại cảnh:
Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phùn.
- Ngoại cảnh: có hình ảnh của cành cây, của giọt sương, có âm thanh của tiếng côn trùng rả rích. Ngoại cảnh không đơn điệu mà nó đa dạng nhưng là cảnh buồn cũng như chính tác giả viết "cảnh buồn người thiết tha lòng". Sở dĩ có cảnh buồn là do tâm trạng con người chi phối. Nói như Nguyễn Du:
"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"​
- Tâm cảnh: từ Hán Việt chỉ nỗi đau chà đi sát lại khiến cho tâm hồn như úa máu hay cũng như trong Truyện Kiều sau khi trao duyên, tâm trạng dường như đau đớn xót xa đến mức ngất lịm đi. Phải chăng, tâm hồn đau đớn như ứa máu đó, đau đến lịm đi ấy là tâm can của người chinh phụ.
=) Dù bộc lộ gián tiếp hay trực tiếp nỗi nhớ thương thì cuối cùng chinh phụ lại trở về đối diện với tâm hồn đang rỉ máu.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Thể thơ Song thất lục bát với âm điệu triền miên da diết, réo rắt.
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình và bộc lộ trực tiếp.
- Thành công của các biện pháp nghệ thuật điệp từ, từ láy, so sánh, ngôn ngữ thơ giàu giá trị tạo hình biểu cảm giàu nhạc điệu,...
 
  • Like
Reactions: Duy Quang Vũ 2007
Top Bottom