Đúng như bạn thaonguyen nói, nhưng nếu bạn hỏi :
Có phải mọi số đều cóthể viết dưới dạng không ? vì sao?
Thì bạn tham khảo tại đây nhé http://vi.wikipedia.org/wiki/Số_vô_tỉ
Đúng như bạn thaonguyen nói, nhưng nếu bạn hỏi :
Có phải mọi số đều cóthể viết dưới dạng không ? vì sao?
Thì bạn tham khảo tại đây nhé http://vi.wikipedia.org/wiki/Số_vô_tỉ
Nếu hỏi là "Có phải mọi số đều có thể viết dưới dạng phân số không ? vì sao?"
Trả lời: Mọi số đều có thể viết dưới dạng phân số có tử là số đó và mẫu là 1.
(*) Cách đổi số thập phân vô hạn tuần hoàn ra phân số
* Số thập phân vô hạn tuần hoàn đơn:
+ Lấy chu kì làm tử.
+ Mẫu là một số gồm các chữ số 9, số chữ số 9 bằng số chữ số của chu kỳ.
VD: Chuyển 0,(3) sang phân số. Ta có: $0,(3)=\frac{3}{9} = \frac{1}{3}$
Chuyển 0,(21) sang phân số. Ta có: $0,(21)=\frac{21}{99} = \frac{7}{33}$
* Số thập phân vô hạn tuần hoàn tạp:
+Lấy số tạo bởi phần bất thường và chu kì trừ đi phần bất thường làm tử.
+ Mẫu số là số gồm các chữ số 9 và kèm theo là các chữ số 0; số chữ số 9 bằng số chữ số trong chu kỳ, số chữ số 0 bằng số chữ số của phần bất thường.
VD: Chuyển 0,1(6) sang phân số. Ta có: $0,1(6)=\frac{16-1}{90}= \frac{15}{90}=\frac{1}{6}$
* Nếu một số có cả phần nguyên lần phần thập phân thì ta nên chuyển phần thập phân trước rồi cộng với phân nguyên.
Ví dụ: Chuyển 5,3(18) sang phân số. Ta có: $0,3(18)=\frac{318-3}{990} = \frac{315}{990} = \frac{7}{22}$
\Rightarrow $5,3(18) =5+0,3(18)=5+\frac{7}{22}=\frac{117}{22}$