phân biệt nghĩa của từ

X

xilaxilo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ai phân biệt hộ em nghĩa của các từ ( cụm từ ) sau
- nội dung yêu nước
- tư tưởng yêu nước
- cảm hứng yêu nước
- lí tưởng yêu nc
- chủ nghĩa yêu nc
nếu có thể cho ví dụ luôn
( em ko bit post bài này vào phần nào hết )
 
G

Godot

ai phân biệt hộ em nghĩa của các từ ( cụm từ ) sau
- nội dung yêu nước
- tư tưởng yêu nước
- cảm hứng yêu nước
- lí tưởng yêu nc
- chủ nghĩa yêu nc
nếu có thể cho ví dụ luôn
( em ko bit post bài này vào phần nào hết )

Chào Xilaxilo.

Đúng là trong sách giáo khoa cũng như nhiều sách báo sử dụng một cách rất rộng rãi các cụm từ trên. Mỗi cụm từ có những nội hàm riêng. Sau đây, anh trình bày cách hiểu của anh , em và các bạn cùng tham khảo và thảo luận nhé.

1. Nội dung yêu nước. Đó là một đặc điểm thuộc về bình diện NỘI DUNG của một tác phẩm văn học cụ thể hoặc trong một tập hợp những sáng tác của cùng một tác gia, một giai đoạn, một thời kì, một trường phái... văn học (Nội dung ở đây được hiểu là Cái được biểu hiện trong văn bản văn học, phân biệt với HÌNH THỨC của văn bản). Ví như: người ta thường nói: Phân tích nội dung yêu nước trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.

2. Tư tưởng yêu nước.
là đặc điểm của Nội dung tác phẩm nhưng lúc này, Nội dung yêu nước có vai trò quan trọng, chi phối tác phẩm. Nó không chỉ được thể hiện một cách tản mạn mà thực sự trở thành một dòng mạch xuyên suốt toàn tác phẩm (hoặc một tập hợp nhiều tác phẩm), thể hiện đậm nét trong mọi chi tiết, sự kiện, trong hình tượng nhân vật, kết cấu tác phẩm .... Khái niệm Tư tưởng yêu nước cũng được sử dụng cho từng tác phẩm (tư tưởng yêu nước trong Rừng xà xu của NTT) và thường khi, được dùng cho cả một giai đoạn văn học hoặc sự nghiệp sáng tác của một tác gia (Tư tưởng yêu nước trong văn học trung đại Việt Nam; Tư tưởng yêu nước trong thơ văn Nguyễn Trãi).

3. Cảm hứng yêu nước. Cảm hứng nghệ thuật cũng là một bình diện thuộc Nội dung tác phẩm. Cảm hứng yêu nước là những cảm xúc, tình cảm yêu nước trở thành mạch cảm xúc chủ đạo, khơi gợi sự sáng tạo cho nhà văn, chi phối việc xây dựng hình tượng nhân vật và tổ chức cốt truyện, kết cấu... của tác phẩm. Thường trong các tác phẩm, cảm hứng yêu nước được thể hiện qua nội dung tư tưởng, tính chất hình tượng, thái độ của tác giả đối với các nhân vật, sự kiện trong tác phẩm. Người ta dùng khái niệm Cảm hứng yêu nước cho một tập hợp nhiều tác phẩm nhưng cũng có thể dùng cho từng tác phẩm riêng lẻ.

4. Lí tưởng yêu nước.
So với Nội dung yêu nước và Tư tưởng yêu nước, Lí tưởng yêu nước là sự phát triển ở cấp độ cao của tình yêu nước (thể hiện trong tác phẩm văn học). Theo đó, tình yêu nước không chỉ là những tình cảm thông thường như nhiều thứ tình cảm khác mà được nâng lên, trở thành một Lí tưởng thiêng liêng, cao quý, là động lực phấn đấu, hy sinh của con người. Cho nên, chỉ có thể nói đến khái niệm Lí tưởng yêu nước ở những tác phẩm, những tập hợp tác phẩm (của tác gia, của các giai đoạn, trường phái văn học...) mà tại đó, tình yêu nước được thể hiện một cách tập trung, trở thành dòng mạch chủ đạo xuyên suốt, gắn liền với cảm hứng ngợi ca. Ví dụ: Lí tưởng yêu nước trong văn học chống Mĩ, Lí tưởng yêu nước trong thơ văn Lí - Trần....

5. Chủ nghĩa yêu nước: Khi Nội dung yêu nước không chỉ được thể hiện ở từng tác phẩm riêng lẻ mà trở thành một đặc điểm mang tính quy luật, phổ biến ở nhiều tác phẩm của một tác giả hay trong những giai đoạn văn học.... và trở thành xu hướng trong sự vận động, phát triển của văn học thì người ta dùng khái niệm Chủ nghĩa yêu nước. Ví như: chủ nghĩa yêu nước trong văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975.

Mong em học tốt.
 
Top Bottom