Văn 10 Phạm Ngũ Lão

Cool Kid

Học sinh
Thành viên
1 Tháng bảy 2018
35
40
21
21
Hải Dương
THPT Hưng Đạo
Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão để thấy được vẻ đẹp của con người thời Trần lúc đó
MB: giới thiệu vấn đề nghị luận
TB:
Luận điểm 1: Sự dũng mãnh, bền bỉ, hiên ngang của những tráng sĩ đời Trần ( phân tích câu 1 )
- Tư thế: “ hoành sóc “ - cầm ngang ngọn giáo
-> tư thế tĩnh nhưng ẩn chứa sức mạnh từ bên trong, mang sự chủ động, oai phong, sẵn sàng chờ giặc tới
- Tầm vóc:
+ Đặt trong từ “ giang sơn “ với không gian hùng vĩ lớn lao để cây giáo trong tay như đo chiều dài non sông đất nước
+ “ đã mấy thu “ : thời gian dài
-> Đặt người tráng sĩ vào không gian thời gian lớn lao để nâng tầm vóc sánh ngang với vũ trụ
Luận điểm 2: Khí thế dũng mãnh của người tráng sĩ đời Trần ( phân tích câu 2)
- Hình ảnh “ tam quân “ - 3 quân trong quân đội ( tiền quân, trung quân và hậu quân)
- Phép so sánh: “ tam quân tì hổ”: sức mạnh dũng mãnh như hổ báo chốn núi rừng
- Phép phóng đại “ khí thôn ngưu”: có hai cách hiểu: sức mạnh ba quân như nuốt trôi trâu hoặc sức mạnh ba quân như lấn át sao Ngưu trên trời
Luận điểm 3: Người thời Trần còn mang nỗi lòng hoá thẹn vì nợ công danh cùng khát vọng cống hiến lớn lao ( phân tích câu 3 và 4)
- Khát vọng lớn lao
+ “ công danh trái “ - nợ công danh: thể hiện khát vọng lập công lập danh lưu tên tuổi với sử sách
-> Khích lệ nam tử cống hiến trí, tài, xây dựng đất nước, từ bỏ lối sống tầm thường ích kỉ
- Nỗi thẹn:
+ Thẹn với Vũ hầu Gia Cát Lượng- bậc tuyệt trí trong lịch sử Trung Quốc
+ Thẹn vì: thấy mình chưa có tài, chưa cống hiến nhiều vì đất nước
-> Nỗi thẹn để lại bài học sâu sắc cho thế hệ sau, làm cháy lên khát vọng cống hiến, phụng sự cho đất nước
KB: Khẳng định lại vấn đề

 
Top Bottom