Tình cảm cha con là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp. ta sẽ bắt gặp hình ảnh đó qua nhân vật bé Thu của NQS . Tình cảm đó được diễn ra trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh khiến chúng ta vô cùng xúc động.
Gặp lại con sau nhiều năm xa cách, bao nỗi nhớ thương anh sáu ko kìm nỗi vui mùng, nhưng thật trớ trêu, đáp lại sự vồ vập của anh sáu thì bé Thu lại tỏ ra ngờ vực lãng tránh. Anh Sáu muốn gần thì bé Thu lại lạnh lùng xa cách, được thể hiện qua hàng loạt các chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại một cách hết sức sinh động: hốt hoảng mặt tái đi, rồi vụt chạy, kêu hét lên...những ngày ở cùng anh sáu thì kêu trống đi, nhất định ko chịu gọi anh sáu là ba, ko nhờ anh Sáu chắc nước nồi cơm to đang sôi và hất cả cái trứng ra khỏi chén cơm khi ông Sáu gắp cho... Cuối cùng bị anh Sáu đánh thì bỏ về ngoại. Sự ương ngạnh này của bé Thu ko đáng trách, vì hoàn cảnh xa cách và tắc trỏ của chiến tranh nên ko ai kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường. Phản ứng của bé Thu là hết sức tự nhiên chứng tỏ em có một cá tính mạnh mẽ và tình cảm của em cũng thật sâu sắc và mãnh liệt. Em chỉ nhận ba khi tin chắc rằng đó đúng là ba của mình. Trong cái cứng đầu của em có ẩn chứa sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho ba trong tấm hình chụp chung với má. Tình yêu ba của bé thu lại bùng lên khi anh sáu trở lại chiến trường. Giờ đây, Thu đã có sự thay đổi, em cất tiếng gọi ba, tiếng kêu như xé lòng những người ở đó. em vừa gọi ba vừa chạy xô tới nhanh như một con sóc, rồi em hôn lên cả vết sẹo dài của ba. giờ phút chia tay tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu nay lại nổi dậy, bùng ra mạnh mẽ và hối hả cuốn quýt có xen lẫn sự hối hận.
Như vậy tình cảm mà bé Thư dành cho ba mình thật sâu sắc, mãnh liệy và mạnh mẽ, nhưng cũng thật dứt khoát rạch ròi. Sự cúng cõi đến mức tưởng chừng như ương ngạnh nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên và ngây thơ .
bạn tham khảo nha'!