Tâm sự Ông bảo vệ và cờ vây

phuongphuong3012002@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng tám 2015
97
204
76
16
Phú Thọ
THCS Chân Mộng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lớp 6. Trải qua 3 vòng tuyển chọn, tôi được lựa chọn là một trong 5 bạn tham gia vào kỳ thi học sinh giỏi Toán các cấp.
Từ ấy, ngoài việc sáng học trên lớp, buổi chiều tôi sẽ ở lại để luyện Toán nâng cao chuẩn bị cho các cuộc thi. Đó cũng là khoảng thời gian, tôi được tiếp cận với cờ vây. Lần đầu tiên tôi biết tới ông và cờ vây là khi mẹ đón học muộn, tôi được mẹ gửi ở phòng ông bảo vệ. Ông thường mặc áo lính xanh đã sờn hết màu và thường chơi với những ông mặc áo lính khác.
Lần đầu nhìn thấy các ông chơi, tôi đã mê mệt loại cờ này bởi nó khác hoàn toàn với cờ vua mà tôi hay chơi, chỉ có 2 quân đen trắng, đơn giản một cách phức tạp. Và thậm chí tôi thấy loại cờ này ở một đẳng cấp cao đến kỳ lạ. Hẳn là tôi đã yêu ngay từ cái lần đầu tiên. Và ông bảo vệ ngày đó đã giúp tôi biến trọn tình yêu đó thành bạn đời và luôn giúp tôi trong mỗi quyết định sau này ở cuộc đời.
Từ đó, mỗi buổi chiều tan học khi mà ba mẹ đón muộn, tôi mừng thầm vì tôi sẽ lại có thời gian ngồi chơi thứ cờ ma mị kia. Tôi ngấp nghé sau cánh cửa nhà bảo vệ đợi ông chơi với mấy ông bạn xong tôi sẽ lại được vào ông dạy chơi.
Ngày đó, ông từng nói với tôi cờ vây là mô hình giả lập của cuộc sống. Có thể bây giờ con chưa hiểu nhưng khi con chơi, nó sẽ trở thành một phần cuộc sống của con, trở thành cách con đối diện với trường đời.
Tôi biết chơi cờ vua từ năm lên 3 và hầu như không có đối thủ bằng tuổi nên tôi càng tự tin hơn khi bắt đầu học một môn cờ mới, chỉ muốn lao vào học cách đi, cách thủ để tìm kiếm chiến thắng đầu tiên. Nhưng ông đã chặn đứng sự tự tin đó của tôi.
Ông nói học cờ vây trước tiên là học các quy tắt ứng xử và thái độ khi chơi cờ. Hai tuần đầu, tôi chỉ học cách cầm quân cờ, đặt quân cờ, cách ngồi khi chơi, cách nhìn đối thủ và học cách tôn trọng từng quân cờ, tất cả mọi quân đều bình đẳng, không có hề quân mạnh, quân yếu như cờ vua hay cờ tướng.
Tôi có nản và không chịu nổi, phàn nàn với ông: "Cách ngồi, cách cầm, cách sắp xếp quân cờ con đã biết hết rồi, nó là điều ai cũng phải làm mà".
"Đó là quy tắc ứng xử và nghi lễ, nó không hề đơn giản như con nghĩ. Cách con ngồi, cách con cầm cờ sẽ thể hiện được sức mạnh của con với đối thủ. Khi con khổ luyện tới thuần thục một chuyện nhỏ nhất thì mới có khả năng thể hiện được cái khí chất của một kỳ thủ chơi cờ".
Tôi im lặng, không hiểu hết nhưng cũng hiểu một ý ông nói về sự kiên nhẫn. Mỗi lần như vậy ông chỉ nhìn tôi rất lâu và nói: "Con có quyền từ bỏ mà, phải không?" Tôi mím chặt môi, và tiếp tục.
Sau 4 tháng học, tôi cũng có thể thắng được ông ván đầu tiên. Hôm ấy tôi vui tới mức khi mà mẹ kể lại trong đêm tôi cười khanh khách và nói lảm nhảm về nước đi. Nhưng sau đó số lần tôi thua ông thì không sao kể hết. Tôi hiếu thắng, mỗi lần như vậy mặt xị ra như cái bánh bao dẹp nhưng tính trẻ con không nản, tôi hăng hái đòi ông chơi ván nữa, ông lại cười khà khà.
Mỗi nước đi, ông hay hỏi tôi: "Con đã nghĩ kỹ chưa?" khi tôi kẹp quân cờ ở giữa hai ngón tay bé tí xíu mà vội vàng muốn đi chuyển.
Tôi luôn đáp con nghĩ kỹ rồi. Ông hỏi tôi nhiều tới mức nhiều lần tôi trả lời theo vô thức, thành thói quen.
"Con có biết sao mà ông hay hỏi con suy nghĩ kỹ chưa ở mỗi nước đi chứ? Bởi vì khi đã nghĩ kỹ rồi, ông muốn con học cách chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình. Những lỗi lầm con sẽ thường xuyên gặp phải trong cuộc sống, nhưng trước hết hãy nhận lỗi về mình và sửa sai. Chơi cờ, đó chính là nền tảng".
Bài học đó, với một đứa nhóc lớp 6 làm sao có thể hiểu hết sâu xa câu nói đó, nhưng bây giờ khi trưởng thành mỗi khi cầm quân cờ trên tay và nhìn lại bản thân mình, tôi nghĩ tới ông và luôn cảm ơn những gì ông đã dạy.
Năm đó, tôi đạt giải nhất thi học sinh giỏi Toán và được chuyển lên trường chuyên để ôn luyện. Tôi xa trường, xa ông và xa cả bàn cờ vây của ông. Nhưng mỗi lần về nhà, tôi lại chạy tới nhà ông để được chơi cờ cùng ông và nghe ông chỉ dạy. Cứ như vậy cho tới lúc trưởng thành, những năm tháng tôi đi công tác xa nhà cũng không hề thay đổi. Về nhà và thăm ông như một thói quen.
Ngày nghe tin ông mất vào thắp hương, đặt lên bàn thờ ông chiếc bàn cờ gỗ cổ mua ở Nhật trong đợt đi công tác mà tôi chưa kịp tặng rồi bỗng dưng tôi khóc, từng tiếng nấc nghẹn ngào. Đứa nhóc lì lợm như tôi chẳng dễ dàng mà rơi nước mắt nhưng lại khóc ngon lành trước mặt ông.
Tôi khẽ gọi: "Ông ơi!".
@Dương Phạm 106 em viết được không ạ
 
Last edited:
Top Bottom