ôn thi vượt cấp

G

gatam_105

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ở topic này mỗi ngày mình sẽ đưa ra 1 đề để các bạn cùng làm để ôn vượt cấp :p:p
Đề 1:

Cấu 1:
a, Hoàn thành khổ thơ sau:
Dù ở gần con
....
b,Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào,của ai?
c,Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả bài thơ đó có sử dung khởi ngữ
d,Viết đoạn văn giới thiệu về giá trị của bài thơ đó có sử dụng thành phần biệt lập?

Câu 2: Nêu cảm nhận về khổ thơ trên bằng đoạn văn tổng- phân-hợp

Câu 3:Suy nghĩ về đạo lý uống nước nhớ nguồn
 
T

thuyhoa17

Đề 1:

Cấu 1:

a, Hoàn thành khổ thơ sau:
Dù ở gần con
....

\Rightarrow Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

b,Khổ thơ trên nằm trong bài thơ nào,của ai?
\Rightarrow "Con cò" - Chế Lan Viên


Câu 2: Nêu cảm nhận về khổ thơ trên bằng đoạn văn tổng- phân-hợp


\Rightarrow Tổng: Con cái luôn là nơi cha mẹ đặt hết tình yêu thương, dù có đi xa, dù có ở nơi đâu đi nũa thì con cái vẫn là con của cha của mẹ. Có những điều dễ dàng mất đi khi khoảng cách quá xa xôi, nhưng tình cảm mẹ dành cho con luôn trường tồn, bền vững với thời gian, dù ở trg không gian nào đi nũaư.

Phân: "Dù ở gần con - Dù ở xa con" - Đó là điều mà có lẽ thời gian sẽ đến và điều đó cũng sẽ xảy ra. Con cái sẽ đi đến nơi mà chúng muốn, có lẽ sẽ gần mẹ, có lẽ sẽ xa thật nhiều.
Nhưng "Lên rừng xuống bể - Cò sẽ tìm con - Cò mãi yêu con" - không gì có thể ngăn cách được tình cảm của cò dành cho con. Cò - hình ảnh đại diện cho người phụ nữ VN luôn cần mẫn và giàu đức hi sinh. Cò - người mẹ - sẽ tìm con cho dù có pahỉ lên rừng xuống biển đi chăng nữa. Bởi tình cảm mà mẹ dành cho con là mãi mãi, và ko gì có thể ngăn cách, cản trở được tình cảm thiêng liêng ấy.
Và cũng bởi "con dù lớn vẫn là con của mẹ" - mẹ là mẹ của con, có những tình cảm ko thể nào xóa mờ, và tình cảm mẹ con là một trong những tình cảm thiêng liêng, bất tử ấy.
Dù con có thành đạt ở đâu, dù con có khó khăn ở bất kì chỗ nào, con vẫn là con của mẹ, "đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con". Vòng tay mẹ vẫn luôn dang rộng đón đứa con trở về.
Mẹ - bến đậu yên bình và bền vững nhất trg cuộc đời một con người.

Hợp: tình cảm mẹ con sẽ mãi trường tồn, con cái dù có đi đâu xa thì bến bừo cuối cùng vẫn là mẹ, vẫn là tình cảm yêu mến của mẹ.

p/s: Em có thể post những đề văn của mình ở đây để tránh sự trùng lặp nhé :)


http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=140488&page=4
 
G

gatam_105

Đề 2:

Cấu 1:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc

Hãy viết đoạn văn khoảng 10 dòng diển tả những nguyện ước chân thành của Thanh Hải trong đoạn thơ trên


Câu 2:

Thông minh vốn sẵn thính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Khúc ngà tay lụa nên chương
Một thiên bancj mênh lại càng nào nhân


1.Phân biệt nghĩa của từ trương và chương. Đó là hiện tương đồng âm hay nhiều nghĩa của từ
2.Bản nhạc mà Kiều đặt tên là Bạc mệnh có nói lên điều gì không?

Câu 3: Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Em hiểu điều ấy như thế nào?Chúng ta cần làm gì để bào vệ môi trường, bao vệ thiên nhiên
 
L

lunxinh_1609

Câu1 và câu 2 chi quên mất oy
Tạm thời c cứ thử làm câu 3 đã nhá
Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống chúng ta:
LĐ1:
-Môi trường có vai trò quan trọng đối với xã hội loài người --->Nếu không có môi trường con người không thể tồn tại
---------->Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống chúng ta
LĐ2:
-Đây là 1 ý kiến đúng đắn nói về vai trò của môi trường và những biện pháp bảo vệ môi trường,giữ cho môi trương luôn xanh -sạch - đẹp
-Lấy các dẫn chứng về những việc làm,hành động bảo vệ môi trương sung quanh ta --->Mối hành động là một biện pháp bảo vệ cuộc sống
-Cuộc sống loài người sẽ ra sao nếu môi trường bị phá hủy
LĐ3:
-Khẳng định:bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống con người
-Các biện pháp bảo vệ môi trường
-Rung lên hồi chuông cảnh tỉnh
-Bài học nhận thức và hành động
 
L

lunxinh_1609

Câu2.2 nha:bản nhạc bạc mệnh
-Giải thích ý nghĩa từ bạc mệnh:Số kiêp lênh đênh,chìm nổi,ẩn chứa nhiều đau khổ
-Dự báo số phận của Kiều cũng giống như bản nhạc bạc mệnh ấy--->Cái tài soạn riêng cho cuộc đời minh 1 bản nhạc,dự cảm chính xác của Kiều
-Cái tài xây dựng chi tiết đầy sức gợi,ám ảnh người đọc của nguyễn du
-Tấm lồng nhân đạo sâu sắc,mới mẻ của thi nhân


Có lẽ là ri,chị cũng không nhớ rõ nữa.E về tìm hiểu thêm nha
 
G

gatam_105

đề 3:

Câu 1:Các tác giả hoàng lê nhất thống chi s vốn là người rất có cảm tình với nhà lê nhưng lại xây dựng chân thức tuyệt đẹp hình tượng anh hùng áo vải Quang Trung.Em hãy giải thích để mọi người hiểu bằng một đoạn văn ngắn

Câu 2:
"còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"

a. từ gạch chân là thành phần nào của câu
b,Trông câu văn tác giả dùng phép tu tư nào đẻ diễn đạt ý

Câu 3:Xuyên suốt bài thơ Ánh trăng là hình tượng vầng trăng>Hình tượng ấy gợi cho em suy ngĩ gì?
 
M

maunguyet.hilton

Năm nay tỉnh tớ ra cấu trúc Phần Tiếng Việt 3 điểm và phần Văn Bản và Tập Làm Văn là 7điểm.(Các bạn nên lưu ý ở điểm này để trọng tâm kiến thức ôn bài đạt kết quả tốt).Trước hết tớ có dạng đề như thế này:

Câu 1:(2 điểm)
Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Việc lực chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của truyện?

Câu 2: (3 điểm)
1.Chỉ ra thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó?
a)Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long-Lặng lẽ Sa Pa)

b)Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó.

(Nguyễn Quang Sáng-Chiếc lược ngà)

2.Viết nột đoạn văn ngắn(khoảng 8 câu) có sử dụng ít nhất một thành phần biệt lập. Gạch chân thành phần biệt lập đó.

Câu 3:(5 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

(Thanh Hải-Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD, 2009, tr.55-56)

Khá hay hơn hết là hiện nay sở GD thường mở rộng kiến thức bằng các câu hỏi áp dụng vào thực tiễn mà gọi là gì gì đó mà mình không nhớ.Nhưng thật chất là nó có lợi cho các bạn giỏi văn kím điểm.Mình có thể vd như Nếu em cũng bị lạc ra đảo hoang 15 năm như Rô bin sơn,em làm gì để tồn tại??Hoặc tại sao dù sống chật vật,khốn khổ vùng đất không người trống nhưng Rô bin sơn vẫn làm cho mình một bộ đồ để mặc??...v...v
 
X

xuka_thongminh

Năm nay tỉnh tớ ra cấu trúc Phần Tiếng Việt 3 điểm và phần Văn Bản và Tập Làm Văn là 7điểm.(Các bạn nên lưu ý ở điểm này để trọng tâm kiến thức ôn bài đạt kết quả tốt).Trước hết tớ có dạng đề như thế này:

Câu 1:(2 điểm)
Truyện Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê được kể theo lời trần thuật của nhân vật nào? Việc lực chọn vai kể như vậy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của truyện?

Câu 2: (3 điểm)
1.Chỉ ra thành phần biệt lập trong các câu sau và cho biết tên gọi của các thành phần biệt lập đó?
a)Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long-Lặng lẽ Sa Pa)

b)Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó.

(Nguyễn Quang Sáng-Chiếc lược ngà)

2.Viết nột đoạn văn ngắn(khoảng 8 câu) có sử dụng ít nhất một thành phần biệt lập. Gạch chân thành phần biệt lập đó.

Câu 3:(5 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...

Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

(Thanh Hải-Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, tập hai, NXBGD, 2009, tr.55-56)

Khá hay hơn hết là hiện nay sở GD thường mở rộng kiến thức bằng các câu hỏi áp dụng vào thực tiễn mà gọi là gì gì đó mà mình không nhớ.Nhưng thật chất là nó có lợi cho các bạn giỏi văn kím điểm.Mình có thể vd như Nếu em cũng bị lạc ra đảo hoang 15 năm như Rô bin sơn,em làm gì để tồn tại??Hoặc tại sao dù sống chật vật,khốn khổ vùng đất không người trống nhưng Rô bin sơn vẫn làm cho mình một bộ đồ để mặc??...v...v

câu 1: trần thuật theo nhân vật Phương Định, làm cho câu chuyện trở nên sinh động và giúp TG có thể thuận lợi hơn trong việc miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật.
Câu 2
1, a) chao ôi(thành phần biệt lập cảm thán)
b) hình như( thành phần biệt lập tình thái)
2,
" Bến quê" là 1 câu chuyện về cuộc đời-cuộc đời rất đổi bình dị- với những nghịch lí ko gì giải đáp được. Hình như trong cuộc sống ngày hôm nay chúng ta cứ mãi mê kiếm danh kiếm lợi, để rồi sau khi phải rong đuổi gần hết cuộc đời, vì lí do gì đó mà phải năm 1 chỗ, con người mới chợt nhận ra rằng gia đình chính là tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng, Cái chân lí giản đơn ấy, tiếc thay! Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào cuối đời mình. "bến quê" là 1 câu chuyện bàn về ý nghĩa của cuộc sống. Nhân vật Nhĩ là 1 nhân vật tư tưởng. Những tư tưởng ấy đã được hìnhtượng 1 cách tài hoa và đã gây xúc động mạnh mẽ trong lòng người đọc.
Chú thích: +thành phần biệt lập: -phụ chú: cuộc đời rất đổi bình dị
-tình thái: hình như
-cảm thán: tiếc thay
+khởi ngữ: cái chân lí giản đơn ấy
câu 3:
mình góp dàn ý nha:
MB: giới thiệu khái quat về nhà thơ Thanh Hải và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
Trong đó, 3 khổ thơ đầu đặc sắc về miêu tả mùa xuân thiên nhiên, đất trời và mùa xuân của đất nước.
TB: 1. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời:
- Thiên nhiên đất trời hiện lên thật đẹp, giản dị mà hài hoà trong hình ảnh, màu sắc và âm thanh: "Mọc giữa dòng......tôi hứng"
- Cảnh xuân mở ra 1 ko gian phóng khoáng, bay bổng nhưng lại dằm thắm, dịu dàng trên cái nền của ko gian cao, rộng với dòng sộng, mặt đất, bầu trời là những sắc màu tươi thắm của mùa xuân: màu xanh của dòng nước, màu tím của bông hoa-màu đặc trưng của xứ huế. ko gian còn vang vang tiếng hót của con chim chiền chiện.
- nghệ thuật đảo ngữ "Mọc.....biếc" nhằm nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của mùa xuân
+nhà thơ say sưa, ngây ngất trước cảnh đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân, cảm xúc ấy được thể hiện tập trung ở chi tiết: "Từng giọt long.......hứng"
Có thể hiểu "từng giọt" ở đây là giọt mưa xuân long lanh hay là giọt sương sớm. Ta cũng có thể hiểu cái đưa tay của nha thơ ko chỉ để hứng cái giọt long lanh này mà còn hứng lại cái am vang của tiếng chim hót. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng để có thể chuyển đổi cảm nhận từ thính giac sang thị giác để thấy được hình khối, màu sắc và chuyển sang xúc giác để cảm nhận bằng da thịt cái âm vang của mùa xuân là những giọt sương, mưa xuân....
\Rightarrowbawngf vài nét chấm phá cảnh sác xuân nơi huế hiện lên với vẻ đằm thắm dịu dàng, đồng thời thể hiện sự đồng cảm của nhà thơ trước thiên nhiên và cuộc đời. Cảm hứng xuân phơi phới của Thanh Hải đã tạo nên 1 bức tranh xuân đáng yêu và đầy sức sống.
2. mùa xuân của quê hương đất nước:
"mùa xuân người cầm súng.......xôn xao"
- hình ảnh con người cầm súng và người ra đồng biểu trưng cho 2 lực lượng với 2 nhiệm vụ quan trọng là chiến đấu để bảo vệ đất nước và lao động để xây dựng quê hương
- hình ảnh "lộc" (ẩn dụ) gợi cành non, lá mới, sức sống mùa xuân, đó còn là điềm lành, là sự may mắn, là ân huệ của đất trời ban tặng cho con người, cho đất nước.
- người cầm súng giắt lộc để nguỵ trang ra trận như mang theo sức xuân vào trận đánh, người ra đồng như gieo mùa xuân trên từng nương mạ. Những con người ấy đã mang cả mùa xuân của mình để gặt hái mùa xuân về cho đất nước....
- Những động từ "giắt đầy", "trải dài" biểu hiện sự sông mùa xuân viên mãn, bất tận, lối điệp cú pháp:
"mùa xuân người....súng
mùa xuân người....đồng"
"lộc giắc......lưng
lộc trải...mạ"
"tất cả...hả
tất cả...xao"

- Những từ láy "hối hả", "xôn xao" gợi niềm vui sống rộn ràng, háo hức, niềm hậnh phúc dâng tràn trong ko khí hối hả, khẩn trương lao động xây dựng đất nước.
- khổ thơ tiếp theo vừa khái quát hiện thực gian khổ của đất nước:"Đất nước như....gian lao" vừa hướng tới niềm tin vào tương lai qua hình ảnh đẹp và lãng mạn.câu thơ so sánh đát nước như vì sao là hình ảnh đẹp, so sánh như vậy đã biểu lộ niềm tự hào đối với đất nước VN anh hùng. Động từ "cứ" như mệnh đề khẳng định bước đi vững chãi, tự tin của dân tộc.....
KB: "Mùa xuân nho nhỏ" là 1 bài thơ hay, trong đó 3 khổ thơ đầu đã nói lên tiếng lòng tha thiết của nhà thơ. Cảm hứng xuân phơi phới, hình ảnh sáng tạo độc đáo, nhạc điệu vui tươi. Ko những thế 3 khổ thơ ấy còn chứa chan tình yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu đất nước của TG Thanh Hải.
Bài làm có nhiều chỗ sai sót, mong các bạn xem và sửa chữa:khi (69)::khi (154)::khi (24):
 
T

tichuot124

Tớ cũng chuẩn bị ''xung trận'', nên hỏi tí.Thường những đoạn văn diễn dịch tớ viết lúc nào cũng sa vào tổng phân hợp, làm thế nào để sửa đc nhỉ(câu chủ đề lên đầu, kết đoạn cũng phải có câu kết chứ, nhưng toàn ....) :(:(:(:(:(:(:(:(
 
Top Bottom