mọi người mk với ai cũng được mk đang cần gấp mai mk thi r
phân tích bài mùa xuân nho nhỏ
I. Mở bài
Mùa xuân là đề tài, nguồn cảm hứng bất tận để các nhà thơ thưởng thức và sáng tác.
– Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ hay, thông qua từng vẻ đẹp của mùa xuân, các nhà thơ gian tiếp bộc lộ nhân sinh quan của bản thân mình. Mỗi bài thơ có thể là một bài học về triết lý cuộc sống
II.Thân bài
“
Mọc giữa dong sông xanh
Một bông tím biếc
Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
– Từ những hình ảnh mộc mạc, đơn sơ mang một vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên xứ Huế. Bức tranh mùa xuân được phác hoạ với những hình ảnh ,màu sắc hài hoà. Điểm tô vào bức thanh xuân là âm thanh rộn rã tưng bừng của con chim chiền chiện.
– Cảm xúc dâng tràn của nhà thơ khi bắt gặp vẻ đẹp của mùa xuân. (Mở rộng: vì sao tác giả xúc động?)
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
– Người cầm súng – Người ra đồng: hình ảnh đối xứng – hình ảnh của mùa xuân đất nước được thể hiện qua hai lực lượng tiêu biểu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ. Người cầm súng ở ngoài tiền tuyến chiến đấu để bảo vệ thành quả Cách mạng. Người ra đồng ở lại hậu phương đe lao động sản xuất nhằm xây dựng và phát triển đất nước. Hình ảnh tương xứng hài hoà như nhịp bước đi lên của toàn dân tộc.
– Cấu trúc điệp trong thơ cùng với từ gợi tả tạo nên một không khí hối hả khẩn trương như nhịp sống đi lên của đất nước.
Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
– Lúc này tác giải đang hồi tưởng lại chặng đường 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng có bề dày lịch sử về chống giặc ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. Một dân tộc đáng tự hào.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
– Ta làm …: Điệp ngữ, nhịp thơ dồn dập bày tỏ khát vọng của nhà thơ muốn hòa nhập vào với thiên nhiên được đóng góp sức mình cho quê hương đất nước. Bài thơ này được viết trong bối cảnh tác giả Thanh Hải đang phải nằm điều trị trên giường bệnh cho nên khát khao đóng góp sức mình cho dân tộc càng mạnh mẽ và đáng trân trọng hơn bao giờ hết.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
– “lặng lẽ dâng…”: Từ gợi tả “lặng lẽ được đảo ra đầu câu như lời nhấn mạnh. Niềm mong muốn cống hiến tuổi xuân, sức sống cho đời được thể hiện khiêm tốn bất chấp thời gian, tuổi tác. Nó là ước mơ chính đáng đáng trân trọng của tác giả.
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế…
– Bài thơ kết thúc bằng khúc dân ca xứ Huế. Khúc hát Nam Ai, Nam Bình hòa vào nhịp phách tiền cứ ngân nga mãi trong lòng người những giai điệu mùa xuân, một cách giản dị.
III. Kết bài :
– Đây là một bài thơ hay thể hiện được văn phong của tác giả Thanh Hải. Giọng thơ nhẹ nhàng trong trẻo, lối viết giản dị đầy gần gũi thân thuộc với những câu nam ai nam bằng của người dân Huế, đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
mọi người mk với ai cũng được mk đang cần gấp mai mk thi r
5 phân tích bài sang thu
I. Mở bài
- Mùa thu là đề tài muôn thuở của thơ ca. Biết bao nhà thơ đã dành tình yêu cho mùa thu của đất trời, mùa thu của lòng người. Mỗi nhà thơ viết về mùa thu với vẻ đẹp riêng của nó. Hữu Thỉnh cũng viết về mùa thu, nhưng lại là thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.
- Bài Sang thu được Hữu Thỉnh sáng tác vào cuối năm 1977, in lần đầu tiên trên báo Văn nghệ, sau đó được in lại nhiều lần trong các tập thơ.
- Vẻ đẹp của thời khắc giao mùa, sự suy ngẫm của con người trước thời khắc giao mùa ấy được thể hiện tinh tế trong bài thơ Sang thu.
II.Thân bài
a) Vẻ đẹp của đất trời trong thời khắc giao mùa hạ sang thu.
* Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu:
+ Tác giả nhận ra những tín hiệu hạ đang qua và thu đang tới bằng sự chuyển mùa của ngọn gió se và bằng hương thơm của mùi ổi chín.
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se.
- Từ bỗng diễn tả sự đột ngột nhận ra sự thay đổi của đất trời vào thời khắc giao mùa. Những làn gió thu nhẹ đầu tiên đưa theo hương ổi chín báo hiệu thu đang tiễn hạ đi. Không những vậy, dấu hiệu của thu sang còn được tác giả nhận biết qua sự thay đổi của làn sương mỏng, của dòng sông, của tiếng chim và của đám mây.
- Qua sự cảm nhận của tác giả dường như làn sương thu mỏng cũng chùng chình qua ngõ rất chậm rãi. Dòng sông cũng trở nên chậm chạp, thong thả trôi một cách thanh thản qua từ láy dềnh dàng. Tất cả gợi lên vẻ êm dịu của bức tranh thiên nhiên. Đám mây cũng như phân làm đôi, một nửa nằm lại ở mùa hò, còn nửa kia vắt sang thu. Thời khắc giao mùa như là đỉnh cao của hai mái che hạ và thu. Đám mây một nửa vắt bên này mái (mùa hạ) còn một nửa vắt qua mái bên kia (mùa thu). Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ. Còn những cánh chim bắt đầu vội vã:
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt dầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nứa mình sang thu….
- Nhà thơ đã nhận ra vẻ đẹp của đất trời trong thời khắc giao mùa bằng các giác quan và bằng sự rung động tinh tế của tâm hồn. Chỉ một bài thơ ngắn mà tác giả đã vẽ nôn một bức tranh giao mùa bằng ngôn từ. Bức tranh có màu sắc, đường nót, âm thanh,… thật đẹp và sông động. Bức tranh mang theo nót dịu dàng, êm ả của làng quê Việt Nam vào lúc sang thu.
b) Tâm trạng và sự suy ngẫm của nhà thơ trước thời khắc giao mùa.
+ Nhà thơ ngỡ ngàng, bâng khuâng trước sự thay đổi của đất trời. Sự ngỡ ngàng, bâng khuâng đó được thể hiện qua các từ bỗng, hình như.
+ Hai dòng cuốì của bài thơ đã thể hiện được suy ngẫm của tác giả:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
- Hai câu thơ vừa mang nghĩa tả thực vừa là một ẩn dụ. Hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiêng sấm nữa. Nhưng qua hình ảnh tả thực, nhà thơ muôn gửi gắm suy ngẫm của mình – khi con người đã từng trải thì cũng sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
III. Kết bài
- Bài thơ Sang thu ngắn nhưng có nhiều hình ảnh đặc sắc, gợi cảm về thời khắc giao mùa hạ sang thu ở làng quê Việt Nam.
Tác giả sử dụng khá thành công một số biện pháp nghệ thuật tu từ như từ láy, nhân hoá, ẩn dụ. Các biện pháp nghệ thuật này có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp dịu dàng, êm ả của đất trời khi thu sang.
Qua bài thơ, ta thấy được lòng yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp rất riêng của thời khắc giao mùa và thấy được tâm trạng, suy ngẫm của nhà thơ trước đất trời, trước cuộc đời.
Tham khảo!