{Ôn thi vào 10} Viết đoạn văn

D

doigiaythuytinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

VIẾT ĐOẠN VĂN là một phần khá khó

Đề thi vào 10 thường là phân tích một đoạn thơ hoặc phân tích nhận vật

Đề bài ở phần này khá đa dạng

Chị sẽ đưa ra một số câu hỏi ôn tập, các em có thể làm bài tại đây. Sai thì sẽ sửa.

Sau mỗi lọat bài, chị sẽ post ĐÁP ÁN ĐÚNG


Câu 1: Viết đoạn văn ngắn khoảng 7-10 câu về nhân vật Phương Định

Câu 2: Cách sử dụng từ ngữ trong hai câu thơ sau có gì đặc biệt:
"Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân"
( Nỗi thương mình- Truyện Kiều)

Câu 3: Phân tích 8 câu cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Câu 4: Bạn nghĩ gì về Trương Sinh?

Câu 5: Cảm nhận của em về hành động vẫy tay của nhân vật Nhĩ ở cuối bài Bến quê



Mọi thắc mắc liên hệ TIN NHẮN KHÁCH
 
Last edited by a moderator:
C

clover141

Câu 1: Viết đoạn văn ngắn khoảng 7-10 câu về nhân vật Phương Định
truyên ngắn những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê kể về 3 cô gái trong tổ trinh sát mặt đường là Phương Định, Nho và chị Thao, trong đó người nỗi bật và đem lại cho người đọc nhìu ấn tượng nhất có lẽ là cô gái trẻ Phương Định. Cô là con gái Hà Nội, là một người hồn nhiên yêu đời và giàu cá tính. Cô rất hay hát, cô có thể hát ngay cả khi sống trong chiến trường đầy bom đạn. Tuy nhiên cô cũng là một người rất cẩn thận và can đảm. Trong công việc phá bom đầy nguy hiểm và căng thẳng, chỉ một sai ầm nhỏ có thể dẫn đến chết người nhưng cô vẫn lun hết sức bình tĩnh và thật khéo léo. Cô hết lòng yêu thương đồng đội mình,khi Nho bị thương cô đã tận tình chăm sóc chu đáo cho Nho. Những đức tính này đều khiến ta thêm yêu và cảm phục cô gái trẻ Phương định.
______________
bài nì em làm nghe kì wa __ __!
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

trong truyên ngắn những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê kể về 3 cô gái trong tổ trinh sát mặt đường là Phương Định, Nho và chị Thao, trong đó người nỗi bật và đem lại cho người đọc nhìu ấn tượng nhất có lẽ là cô gái trẻ Phương Định. Cô là con gái Hà Nội, là một người hồn nhiên yêu đời và giàu cá tính. Cô rất hay hát, cô có thể hát ngay cả khi sống trong chiến trường đầy bom đạn. Tuy nhiên cô cũng là một người rất cẩn thận và can đảm. Trong công việc phá bom đầy nguy hiểm và căng thẳng, chỉ một sai ầm nhỏ có thể dẫn đến chết người nhưng cô vẫn lun hết sức bình tĩnh và thật khéo léo. Cô hết lòng yêu thương đồng đội mình,khi Nho bị thương cô đã tận tình chăm sóc chu đáo cho Nho. Những đức tính này đều khiến ta thêm yêu và cảm phục cô gái trẻ Phương định.

Bài viết của em có ý nhưng hơi sơ sài, cần bổ sun thêm

Câu đầu tiên: sai ngữ pháp
trong truyên ngắn những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê kể về 3 cô gái trong tổ trinh sát mặt đường là Phương Định, Nho và chị Thao, trong đó người nỗi bật và đem lại cho người đọc nhìu ấn tượng nhất có lẽ là cô gái trẻ Phương Định
 
C

clover141

sai ngữ pháp sao ạ
cái tên tác phẩm em viết xiêng đấy thui mà...
làm biếng bỏ ngoặc
ủa zay là sai àk

~Hạn chế dùng ngôn ngữ chat~
 
Last edited by a moderator:
O

ooookuroba

Sai cụm trạng ngữ đó bạn! Bỏ chữ "trong" đi là đc rồi :) (Nếu viết như bạn thì câu không có chủ ngữ)


------
À, mình cũng ở Long An và có ý định thi vào LQĐ chuyên nèk :D
 
D

doigiaythuytinh

sai ngữ pháp sao ạ
cái tên tác phẩm em viết xiêng đấy thui mà...
làm biếng bỏ ngoặc
ủa zay là sai à

Trong truyên ngắn những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê kể về 3 cô gái trong tổ trinh sát mặt đường là Phương Định, Nho và chị Thao, trong đó người nỗi bật và đem lại cho người đọc nhìu ấn tượng nhất có lẽ là cô gái trẻ Phương Định


Em xác định chủ ngữ-vị ngữ câu này chị xem
Cách sửa tốt nhất: bỏ chữ Trong
 
T

tranthianh1003


Câu 3: Phân tích 8 khổ cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Bài làm:
Ai yêu văn , yêu thơ hẳn không thể quên được "Truyện Kiều " dưới ngòi bút thần diệu của Nguyễn Du. Ai đã cùng Kiều lênh đênh suốt mười lăm năm đoạn trường thì hẳn không thể không đồng cảm với số phận của nàng và 8 câu thơ cuối bài " Kiều ở lầu Ngưng Bích " cũng vậy. Tám câu thơ là cảnh nhưng thực chất Nguyễn Du đã mượn cảnh để nói lên tâm trạng của con người. Bốn bức tranh đều được nhà thơ bắt đầu bằng hai từ " buồn trông" , mỗi lần mở ra cho một cảnh.Cách điệp từ ấy gây ấn tượng mạnh về nỗi buồn sâu sắc của Kiều. Bốn bức tranh thu nhỏ đang sáng bừng trong trang sách của học trò , cảnh thứ nhất : cửa bể chiều hôm để diễn tả cảnh mặt trời sắp tắt , phía ấy Kiều không thấy gì cả , một không gian đang vắng lặng , chỉ thấy thấp thoáng chiếc " thuyền" . Kiều tự đặt câu hỏi liệu chiếc thuyền ấy có thể đi đâu nhỉ , đi về quê hương của ta chăng hay là vô định , cũng cô đơn , cũng lưu lạc như mình? Có thể nói đang ở trong tâm trạng buồn lại gặp thêm cảnh này thì liệu Kiều không thẻ buồn sao. Bức tranh thứ hai hiện ra : ngọn nước mới sa , trước mắt Kiều lúc này là thác nước từ trên đổ sụp xuống để nói lễn sự tan vỡ rồi lại gặp những bông hoa bị vùi dập , bèo dạt không biết sẽ ở trôi dạt vào đâu. Cũng từ đómaf Kiều lại chính lòng nghĩ đến thân phận mình có giống bông hoa kia không cũng chìm nổi trước dòng nước của cuộc đời . Bức tranh thứ ba: nội cỏ rầu rầu, diễn tả cảnh úa tàn , không còn sức sống thể hiện tâm trạng lo âu của nàng không biết tương lai sẽ mịt mờ , héo tàn thế nào.Nhìn hết xa rồi gần nàng nghe tiếng gió cuốn ngay chính chỗ ngồi của mình, tiếng sóng , tiếng gió như bủa vây quanh nàng làm cho nàng hoảng hốt , lo sợ. Đặc biệt tiếng " ầm ầm" đã diễn tả tất cả sự khủng khiếp dường như có tai hoạ gì đó sẽ giáng xuống số phận của người con gái ấy. Có thể nói 8 câu thơ cuối rất hay ,làm mỗi chúng ta thêm đồng cảm với Kiều hơn cũng như thể hiện tài năng của Nguyễn Du

các bạn sửa giùm mình nhé ! thanks
 
D

doigiaythuytinh

Ai yêu văn , yêu thơ hẳn không thể quên được "Truyện Kiều " dưới ngòi bút thần diệu của Nguyễn Du. Ai đã cùng Kiều lênh đênh suốt mười lăm năm đoạn trường thì hẳn không thể không đồng cảm với số phận của nàng và 8 câu thơ cuối bài " Kiều ở lầu Ngưng Bích " cũng vậy. Tám câu thơ là cảnh nhưng thực chất Nguyễn Du đã mượn cảnh để nói lên tâm trạng của con người. Bốn bức tranh đều được nhà thơ bắt đầu bằng hai từ " buồn trông" , mỗi lần mở ra cho một cảnh.Cách điệp từ ấy gây ấn tượng mạnh về nỗi buồn sâu sắc của Kiều. Bốn bức tranh thu nhỏ đang sáng bừng trong trang sách của học trò , cảnh thứ nhất : cửa bể chiều hôm để diễn tả cảnh mặt trời sắp tắt , phía ấy Kiều không thấy gì cả , một không gian đang vắng lặng , chỉ thấy thấp thoáng chiếc " thuyền" . Kiều tự đặt câu hỏi liệu chiếc thuyền ấy có thể đi đâu nhỉ , đi về quê hương của ta chăng hay là vô định , cũng cô đơn , cũng lưu lạc như mình? Có thể nói đang ở trong tâm trạng buồn lại gặp thêm cảnh này thì liệu Kiều không thẻ buồn sao. Bức tranh thứ hai hiện ra : ngọn nước mới sa , trước mắt Kiều lúc này là thác nước từ trên đổ sụp xuống để nói lễn sự tan vỡ rồi lại gặp những bông hoa bị vùi dập , bèo dạt không biết sẽ ở trôi dạt vào đâu. Cũng từ đómaf Kiều lại chính lòng nghĩ đến thân phận mình có giống bông hoa kia không cũng chìm nổi trước dòng nước của cuộc đời . Bức tranh thứ ba: nội cỏ rầu rầu, diễn tả cảnh úa tàn , không còn sức sống thể hiện tâm trạng lo âu của nàng không biết tương lai sẽ mịt mờ , héo tàn thế nào.Nhìn hết xa rồi gần nàng nghe tiếng gió cuốn ngay chính chỗ ngồi của mình, tiếng sóng , tiếng gió như bủa vây quanh nàng làm cho nàng hoảng hốt , lo sợ. Đặc biệt tiếng " ầm ầm" đã diễn tả tất cả sự khủng khiếp dường như có tai hoạ gì đó sẽ giáng xuống số phận của người con gái ấy. Có thể nói 8 câu thơ cuối rất hay ,làm mỗi chúng ta thêm đồng cảm với Kiều hơn cũng như thể hiện tài năng của Nguyễn Du

Chị nghĩ bài của em phân tích khá đầy đủ, nói chung là bài viết tốt
Nhưng cách thể hiện thì còn vài chỗ hơi lủng củng: "Bức tranh thứ..." có vẻ quá LIỆT KÊ. Phần phân tích nội dung-ý nghĩa của các hình ảnh em chưa đi sâu lắm

Câu màu xanh: lặp từ
Chị thích câu màu tím :D
 
D

doigiaythuytinh

Câu 2: Cách sử dụng từ ngữ trong hai câu thơ sau có gì đặc biệt:
"Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân"
( Nỗi thương mình- Truyện Kiều)

Câu 2 này chị lấy từ một đề thi hsg (mà chị quinhmei đã post), khá hay ;))
Làm thử :D

Nếu coi Đoạn Trường tân thanh (Truyện Kiều) của Nguyễn Du là những tiếng kêu đứt ruột thì "Nỗi thương mình" là một phần làm nên tiếng kêu ấy. Sau lần thứ hai rơi vào lầu xanh, nỗi xót xa về thân phận, sự giằng xé giữa quá khứ trong sáng, đẹp đẽ cùng hiện thực nhơ nhuốc càng khiến Kiều thêm đau đớn:

" Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân"

"Mặt" thể hiện vẻ bề ngoài của con người. Đối với người phụ nữ, "mặt" còn là vẻ đẹp của tuổi thanh xuân. Thế nhưng, ở K, vẻ đẹp ấy giờ đã trở nên phai mờ, dơ bẩn bởi những "gió", "sương" của dòng đời. Thay vì câu nói "dày dạn gío sương" thường dùng, Nguyễn Du cắt xẻ nó ra, đa "dày gío", lại thêm "dạn sương", vẻ đẹp của người thiếu nữ giờ đây đã trở nên úa tàn, chua xót. Cũng với cách sử dụng từ ngữ như trên, "bướm chán ong chường" thể hiện rõ sự khinh bỉ của K đối với chính bản thân mình. Đã qua rồi những ngày "êm đềm trường rủ màng che" bên gia đình yêu dấu, cuộc đời Kgiờ đây đã dính đầy vết bẩn, nàng xót thương, đau nhói cho phận mình
 
3

356784

phương định là một cô gái hà nội có tính cách hồn nhiên mơ mộng tuy la một cô gái nhưng trong hoàn cảnh đất nước gặp chiến tranh cô đã ra chiến trường nhưng vẫn là một cô gái lạc quan yêu đời.cô là cô gái dũng cảm can đảm dù rước mọi khó khăn cô vẫn luôn tỏ ra là một cô gái yêu đời

Nhận xét: so­ sài+ thiếu ý+ lỗi diễn đạt
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

Baif làm (chỉ mang tính chất tham khảo)

VIẾT ĐOẠN VĂN là một phần khá khó

Đề thi vào 10 thường là phân tích một đoạn thơ hoặc phân tích nhận vật

Đề bài ở phần này khá đa dạng

Chị sẽ đưa ra một số câu hỏi ôn tập, các em có thể làm bài tại đây. Sai thì sẽ sửa.

Sau mỗi lọat bài, chị sẽ post ĐÁP ÁN ĐÚNG


Câu 1: Viết đoạn văn ngắn khoảng 7-10 câu về nhân vật Phương Định

Câu 2: Cách sử dụng từ ngữ trong hai câu thơ sau có gì đặc biệt:
"Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân"
( Nỗi thương mình- Truyện Kiều)

Câu 3: Phân tích 8 câu cuối bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Câu 4: Bạn nghĩ gì về Trương Sinh?

Câu 5: Cảm nhận của em về hành động vẫy tay của nhân vật Nhĩ ở cuối bài Bến quê



Mọi thắc mắc liên hệ TIN NHẮN KHÁCH

Câu 1:
Nhu­ng~ ngôi sao xa xôi kể về ba nu­~ thanh niên xung phong đang làm nhiệm vụ treen tuyến đu­o­nfg Tru­o­ng` So­n, no­i cuộc chiến tranh đang trong tho­i` kì quyết liệt nhất. Nhân vật chính của câu chuyên- Thao là một trong ba cô gái đó. Là ngu­oi` thiếu nu­` no­i Hà Thành, cô tu­` bỏ cuộc sống êm đềm cùng gia đình, bè bạn đê tham gia kháng chiến. Nhiệm vụ của cô cũng nhu­ hai ngu­o­fi đồng đội, đó là quan sát địch ném bom, đo khối lu­o­njg đất đá cần san lấp....và nếu cần thì phá bom. Công việc là vất vả nhu­ thế, đối vo­­i' ngu­o­if con gái trẻ, sụ khó kha­n lại nhân lên gấp bội, thế nhu­ng Thao cũng nhu­ hai ngu­o­i` đồng đội vẫn luôn vui vẻ, yêu đo­i`. Cô thu­o­ng` hay hat', dù không hay, dù bài hát không hoàn chỉnh nhu­ng chính nó đã phần nào át đi cái ác liệt no­i chiến tru­o­ng`. Nhu­ bao ngu­o­fi thiếu nu­~ khác, cô cũng hết su­c' tinh tế, nhạy cảm. Vì nhạy cảm nên cô biết mình đu­o­jc nhiều anh dân quân để ý;và cô cũng yêu la­m' chị và Nho- hai ngu­oi` đồng đội của mình; điều đó làm cô vui, niềm hạnh phúc no­i bom đạn. Là thanh niêm xung phong, cô luôn hết su­c' cẩn thận và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, điều này đu­o­jc thể hiện qua một lần phá bom.

Câu 2:

Câu 2 này chị lấy từ một đề thi hsg (mà chị quinhmei đã post), khá hay
Làm thử

Nếu coi Đoạn Trường tân thanh (Truyện Kiều) của Nguyễn Du là những tiếng kêu đứt ruột thì "Nỗi thương mình" là một phần làm nên tiếng kêu ấy. Sau lần thứ hai rơi vào lầu xanh, nỗi xót xa về thân phận, sự giằng xé giữa quá khứ trong sáng, đẹp đẽ cùng hiện thực nhơ nhuốc càng khiến Kiều thêm đau đớn:

" Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân"

"Mặt" thể hiện vẻ bề ngoài của con người. Đối với người phụ nữ, "mặt" còn là vẻ đẹp của tuổi thanh xuân. Thế nhưng, ở K, vẻ đẹp ấy giờ đã trở nên phai mờ, dơ bẩn bởi những "gió", "sương" của dòng đời. Thay vì câu nói "dày dạn gío sương" thường dùng, Nguyễn Du cắt xẻ nó ra, đa "dày gío", lại thêm "dạn sương", vẻ đẹp của người thiếu nữ giờ đây đã trở nên úa tàn, chua xót. Cũng với cách sử dụng từ ngữ như trên, "bướm chán ong chường" thể hiện rõ sự khinh bỉ của K đối với chính bản thân mình. Đã qua rồi những ngày "êm đềm trường rủ màng che" bên gia đình yêu dấu, cuộc đời Kgiờ đây đã dính đầy vết bẩn, nàng xót thương, đau nhói cho phận mình
Câu 3:

“… Bỗng quý cô Kiều như đời dân tộc

Chữ kiên trinh vượt trăm sóng Tiền Đường.

Chàng Kim đã đến tìm, lau giọt khóc

Và lò trầm đêm ấy toả bay hương…”

(“Đọc Kiều” - Chế Lan Viên)

Những vần thơ trên đây của Chế Lan Viên đã gợi thương gợi nhớ trong lòng ta về cuộc đời bạc mệnh của người con gái tài sắc Thuý Kiều, và ta càng xúc động biết bao trước tấm lòng nhân đạo bao la của Nguyễn Du, nhà thơ lớn của dân tộc.

“Buồn trông cửa bể chiều hôm…” đoạn thơ 8 câu như thấm đầy lệ làm vương vấn hồn ta: “Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc - Sắc tài sao mà lại lắm truân chuyên” (Chế Lan Viên)

“Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn thơ hay nhất của “Truyện Kiều”, kiệt tác của thi hào dân tộc Nguyễn Du. Bi kịch nội tâm của Thuý Kiều trên con đường lưu lạc những ngày đầu đã được ngòi bút thiên tài của nhà thơ miêu tả qua hình thái ngôn ngữ nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Những vần thơ buồn thương mệnh mang đã gieo vào lòng người đọc nhiều xót xa khôn nguôi về những kiếp người “bạc mệnh” ngày xưa…

Sau khi bị lừa, bị “thất thân” với Mã Giám Sinh, rồi lại bị Tú Bà làm nhục, Kiều dùng dao tự vẫn. Nghiệp chướng còn dài, nợ đời còn nặng – Nàng đã được cứu sống. Tú Bà lập mưu mới, dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích.

Thân gái nơi đất khách quê người, lo âu bơ vơ. Những ngày bão tố, hãi hùng vừa qua. Chặng đường phía trước mịt mờ, đầy cạm bẫy. Nàng cay

đắng và vô cùng đau khổ. Giờ đây, nàng sống một mình trong lầu Ngưng Bích với bao tâm trạng “bẽ bàng, chán ngán”. Biết lấy ai, cùng ai tâm sự? Nỗi nhớ thương như lớp lớp sóng dâng lểntong lòng. Kiều nhớ thương cha mẹ già yếu, không ai đỡ đần nương tựa “quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? “Nàng nhớ chàng Kim “Bên trời góc bể bơ vơ - Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?”.

Sau nỗi nhớ là nỗi đau buồn tê tái, sự hoang mang và lo sợ triền miên… Nỗi đau buồn như xé tâm can, cứ xiết chặt lấy hồn nàng. Đoạn thơ 8 câu đầy ắp tâm trạng. Nhà thơ đã lấy khung cảnh thiên nhiên làm nền cho sự vận động nội tâm của nhân vật trữ tình. Còn đâu nữa cảnh vật thân quen ở vườn Thúy? Tất cả đều một cánh “hoa trôi man mác”, “nội cỏ dầu dầu”, màu xanh xanh cảu mặt đất, chân mây, gió cuốn và tiếng sóng vỗ ầm ầm…. Chính những cảnh vật ấy, âm thanh ấy đã góp phần đặc tả tâm trạng Kiều; một bi kịch đang giày vò tan nát lòng nàng suốt đêm ngày.

Mỗi một hình ảnh, một ngôn từ xuất hiện lại gợi ra trong tâm hồn người đọc một trường liên tưởng chua xót về nỗi đau và số kiếp “bạc mệnh” của người con gái đầu lòng Vương Viên ngoại. Mỗi một hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho nỗi lo âu và sợ hãi của Kiều. “Cánh buồm xa xa” thấp thoáng trên “cửa bể chiều hôm” như gợi ra một hành trình lưu lạc, mờ mịt:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?”

Cánh “hoa trôi man mác” dồi lên đồi xuống giữa “ngọn nước mới sa” bao la, cũng là tâm trạng lo âu cho thân phận nhỏ bé trôi dạt trên dòng đời vô địch:

“Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?”

“Nội cỏ dầu dầu” vàng úa hiện lên giữa màu xnah “chân mây mặt đất” nơi mờ mịt xa xăm đó là vũ trụ hay là cuộc đời tàn úa của nàng:

“Buồn trông ngọn cỏ dầu dầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh”.

Và biển trời dữ dội “ầm ầm tiếng sóng” đang vỗ, đang “kêu”, đang bủa vây, như nói lên sự lo âu, sợ hãi, nỗi khiếp sợ của Kiều:

“Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

Mỗi câu thơ mỗi hình ảnh, ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên, miêu tả ngoại cảnh mang ý nghĩa và giá trị như một ẩn dụ, một tượng trưng về tâm trạng đau khổ và số phận đen tối của một kiếp người trong bể trầm luân.

Một hệ thống từ láy: thấp thoáng, xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh, ầm ầm - tạo nên âm điệu hiu hắt, trầm buồn, ghê sợ. Ở vị trí đầu dòng thơ, điệp ngữ “buồn trông” bốn lần cất lên như một tiếng ai oán, não nùng kêu thương, diễn tả nét chủ đạo chi phối tâm trạng Thuý Kiều làm cho người đọc vô cùng xúc động:

“… Buồn trông cửa bể chiều hôm,

… Buồn trông ngọn nước mới sa

… Buồn trông nội cỏ dầu dầu,

… Buồn trông gió cuốn mặt duềnh…”

Tóm lại, “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn thơ kỳ diệu. Một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm trạng khắc hoạ nỗi đau buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo sóng gió bão bùng mà nàng phải trải qua trong 15 năm trời lưu lạc “thanh lâu hai lựơt, thanh y hai lần”, có lửa nồng, có dấm thanh, cười ra tiếng khóc, khóc nên trận cười…

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du vô cùng điêu luyện. Cảnh mang hồn người. Cảnh và tình hoà hợp, sống động, hình tượng, biểu cảm. Tả cảnh để tả tình, trong cảnh có tình, lấy cảnh để phô diễn tâm trạng, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!”.

Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc. Nó gợi lên trong lòng mỗi chúng ta những xót thương về con người tài sắc bạc mệnh. Một thái độ yêu thương, một tấm lòng nhân hậu, cảm thông, chia sẻ của nhà thơ đối với nỗi đau của Thuý Kiều đã để lại ấn tượng sâu sắc trong trái tim người đọc qua hàng thế kỷ nay. Như Tố Hữu đã viết: “Tố Như ơi! lệ chảy quanh thân Kiều”.


Bai` làm của chú trangquang
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom