Văn Ôn thi văn 9

trần thị tuyết trinh

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng mười hai 2017
26
14
6
21
Quảng Nam
Lê Quý Đôn
mình nghĩ đầu tiên bạn phải học thuộc lòng các bài thơ trong chương trình học
các thông tin về nguyễn du
còn phải biết phân biệt các dạng bài tập nữa
 
  • Like
Reactions: Sáng Bùi

Thần Thương Dạ

Học sinh
Thành viên
10 Tháng mười hai 2017
83
79
44
20
Quảng Ngãi
THCS Trần Phú
ai có thể cho mình biết cần ôn trọng tâm phần nào để thi văn không vậy ???
Phần đọc hiểu: Tập trung 2 dạng văn bản

Ở phần đọc hiểu, có thể xuất hiện nhiều phong cách ngôn ngữ, nhiều phương thức biểu đạt khác nhau. Nhưng trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017, do có sự tích hợp các vấn đề nghị luận xã hội vì thế văn bản đọc hiểu thường tập trung ở hai dạng văn bản: văn bản nghị luận (chính luận); văn bản thông tin (báo chí, khoa học).

Trong đó văn bản nghị luận là loại văn bản trong đó người viết trình bày những ý kiến của mình bằng cách dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm rõ một vấn đề thuộc về chân lí nhằm làm cho người đọc (nghe) hiểu, tin, đồng tình với những ý kiến của mình và hành động theo những điều mà mình đề xuất.

Văn bản thông tin thường đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá… về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng.

Câu hỏi phần đọc hiểu chia thành 4 phần: nhận biết (câu trả lời nằm trong văn bản; chú ý lại nhan đề, nguồn trích dẫn, câu chủ đề, các từ khóa); suy nghĩ và tìm kiếm (câu trả lời nằm trong văn bản nhưng phải suy nghĩ và tìm kiếm để có câu trả lời); sáng tạo (cần kết hợp tri thức nền tảng về vấn đề với thông tin tác giả đã cung cấp để đi đến suy luận về câu trả lời); tự bộc lộ (câu trả lời nằm ở trong đầu bạn; vận dụng kiến thức đọc hiểu vào thực tiễn). Vì đề bài kiểm tra kỹ năng đọc hiểu nên học sinh cần trả lời ngắn gọn, hệ thống, trình bày trực tiếp vào vấn đề, tránh lối viết lan man có thể mất điểm.



thay-trinh-quynh-1497627863399.jpg

Thầy Trịnh Quỳnh - giáo viên Văn trường THPT Lương Thế Vinh (Nam Định).


Phần nghị luận xã hội: Ôn chủ đề dễ gặp, đề mở và dạng đề nâng cao

Đối với phần nghị luận xã hội, học sinh cần luyện viết đoạn theo chủ đề. Một số chủ đề quan trọng là các phẩm chất mà người học sinh trong xã hội hiện đại cần hướng tới như trung thực, bao dung, trách nhiệm, tôn trọng, yêu thương, hạnh phúc, khiêm tốn… và một số kỹ năng cần có ở mỗi học sinh như kỹ năng đọc, hợp tác, trải nghiệm sáng tạo…

Về hình thức đoạn văn nghị luận xã hội nên triển khai theo trình tự lập luận tổng – phân – tổng. Học sinh chú ý câu chủ đề; các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, bình luận. Phần rút ra bài học phải chân thành, thiết thực, có thể đơn giản và gần gũi tránh lối viết khuôn mẫu, sáo rỗng. Học sinh có thể gạch ý ra giấy nháp để phân tách ý rồi mới viết thực sự, có thể tìm ý bằng cách trả lời câu hỏi (Là gì? Vì sao? Làm thế nào?).

Đối với dạng đề mở, học sinh được khuyến khích tự do suy nghĩ và trình bày theo cách riêng. Thầy Trịnh Quỳnh khuyên học sinh tự tin thể hiện cách nghĩ riêng của bản thân.

“Học văn vì hứng thú vì đam mê. Quan trọng văn chương là con người tôi. Mỗi lần làm bài là mỗi lần được nói lên suy nghĩ của mình. Nếu bạn lúc nào cũng nghĩ quan điểm của mình sẽ bị người khác đánh giá thấp, không dám khác biệt thì bạn khó có cơ hội thành công trong cuộc sống. Hơn hết suy nghĩ của bạn phải thiết thực, chân thành. Thuyết phục người khác mới là cách bạn cần phải làm chứ không phải chạy theo một khuôn mẫu sáo rỗng nào đó. Có như thế thi cử mới thực sự là một trải nghiệm”, thầy giáo này lưu ý.



on-thi-thpt-quoc-gia-1497627857473.jpg

Học sinh lớp 12 ở Nghệ An ôn thi THPT quốc gia. (Ảnh: Hoàng Lam)


Thầy Quỳnh nhận định, phần nghị luận văn học sẽ có sự phân hóa cao, học sinh muốn đạt điểm trên 8 cần tập trung thời gian ôn tập và làm bài phần này.

Giai đoạn nước rút học sinh cần ôn luyện các dạng đề nâng cao như bình luận 2 ý kiến; phân tích một đoạn văn hoặc so sánh hai đoạn thơ. Trước khi làm bài cần chú ý các thao tác lập luận phải sử dụng xem đề bài có yêu cầu giải thích hay bình luận so sánh hay không?

Để làm tốt phần này học sinh cần xem lại 3 vấn đề: Lý luận văn học (khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn, tính dân tộc, tính nhân dân, khuynh hướng đời tư thế sự…); Phong cách tác giả ( ví như sự thống nhất và thay đổi trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân, sự nhạy cảm với sự chảy trôi biến đổi và niềm tin trong tình yêu của Xuân Quỳnh…); Đặc trưng thể loại (như mâu thuẫn xung đột kịch trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt…).

Lời khuyên của thầy Trịnh Quỳnh dành cho các sĩ tử có trước kỳ thi đó là ôn luyện kỹ các phần/dạng đề trọng tâm, luôn có niềm tin vào chính mình, có kỷ luật và kiên trì ôn tập, phát huy khả năng tư duy hơn là sự ghi nhớ đơn thuần.

Chúc các sĩ tử thành công với môn Văn trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017!

Nguồn: dantri.com

Bài này chỉ mang tính chất tham khảo thôi nha bn!
 
  • Like
Reactions: Sáng Bùi

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
ai có thể cho mình biết cần ôn trọng tâm phần nào để thi văn không vậy ???
Bạn là học sinh lớp 9 nhỉ?
Ôn kiểm tra văn mình nghĩ các thầy cô giáo dạy bạn đã nói cấu trúc đề kiểm tra của mấy năm trước gì rồi chứ nhỉ?
Ở mình là gồm 2 phân đó:
1. Phần đọc hiểu (4 điểm): Người ta sẽ đưa ra 1 đoạn văn trong chương trình Ngữ văn 9 và yêu câu trả lời các câu hỏi:
- Câu thứ nhất hỏi về nó trích từ tác phẩm nào, tác giả là ai, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
- Câu thứ hai sẽ hỏi về nhân vật chính chẳng hạn,..
- Câu thứ ba sẽ hỏi về vấn đề vận dụng: Từ đoạn trích trên viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng... câu) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề gì hoặc là nêu cảm nhận đoạn thơ, đoạn trích.
2. Phần tập làm văn (6 điểm)
- Có thể là viết 1 bài văn tự sự.
- Có thể là viết 1 bài văn thuyết minh.
- Có thể là đóng vai nhân vật kể lại tác phẩm (câu chuyện) điển hình là các văn bản trong chương trình Văn 9 , trọng tâm: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Làng (Kim Lân), Chiếc Lược Ngà (Nguyễn Quang Sáng) hoặc Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).
 
  • Like
Reactions: Sáng Bùi

Sáng Bùi

Học sinh
Thành viên
21 Tháng chín 2017
32
7
21
21
Hà Nội
THPT Tân Lập
Bạn là học sinh lớp 9 nhỉ?
Ôn kiểm tra văn mình nghĩ các thầy cô giáo dạy bạn đã nói cấu trúc đề kiểm tra của mấy năm trước gì rồi chứ nhỉ?
Ở mình là gồm 2 phân đó:
1. Phần đọc hiểu (4 điểm): Người ta sẽ đưa ra 1 đoạn văn trong chương trình Ngữ văn 9 và yêu câu trả lời các câu hỏi:
- Câu thứ nhất hỏi về nó trích từ tác phẩm nào, tác giả là ai, phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
- Câu thứ hai sẽ hỏi về nhân vật chính chẳng hạn,..
- Câu thứ ba sẽ hỏi về vấn đề vận dụng: Từ đoạn trích trên viết 1 đoạn văn ngắn (khoảng... câu) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề gì hoặc là nêu cảm nhận đoạn thơ, đoạn trích.
2. Phần tập làm văn (6 điểm)
- Có thể là viết 1 bài văn tự sự.
- Có thể là viết 1 bài văn thuyết minh.
- Có thể là đóng vai nhân vật kể lại tác phẩm (câu chuyện) điển hình là các văn bản trong chương trình Văn 9 , trọng tâm: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Làng (Kim Lân), Chiếc Lược Ngà (Nguyễn Quang Sáng) hoặc Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long).
phần tập làm văn không có nghị luận xh hả bạn
 
  • Like
Reactions: Ngọc Đạt
Top Bottom