Lập phương trình bậc hai khi biết nghiệm số của nó.
Dạng 1 : Lập phương trình bậc hai với nghiệm số là các số cụ thể.
Dạng bài này chỉ cần sử dụng định lý đảo của định lý Viét thì dễ dàng giải quyết.
Ta có : Nếu 2 số có tổng bằng S và tích bằng P thì hai số đó là hai nghiệm của phương trình :
x2−Sx+P=0
Điều kiện để có hai số đó là S2−4P≥0
Dạng 2 : Lập phương trình bậc hai với nghiệm số là các biểu thức chứa nghiệm của một phương trình bậc hai cho trước.
Ở dạng này, theo mình thì có thể chia làm 2 loại :
+ Phương trình cho trước không chứa tham số. Dạng này đã có ở bài 1. Các nghiệm số của phương trình cần lập là các biểu thức có chứa nghiệm số của phương trình cho trước.
Bài 1 : Cho x1,x2 là các nghiệm ( nếu có ) của phương trình x2−2x−8=0
Lập phương trình bậc hai có hai nghiệm : 2x1+x2 và 2x2+x1
Bài 2 : Cho x1,x2 là các nghiệm( nếu có ) của phương trình x2−5x+9=0
Bài 3( Đề thi tuyển sinh vào trường PTNK - ĐHQG TP.HCM, 2000 - 2001)
Gọi x1,x2 là hai nghiệm của phương trình x2−7x+3=0
a, Hãy lập phương tình bậc hai có hai nghiệm là 2x1−x2 và 2x2−x1
b, Hãy tính giá trị của biểu thức : A=|2x1−x2|+|2x2−x1|
Lập phương trình bậc hai có hai nghiệm x21+x2 và x22+x1
+ Phương trình cho trước có chứa tham số.Thực ra việc giải bài toán này cũng không quá phức tạp. Dạng toán này đòi hỏi kỹ năng biến đổi đại số và tính cẩn thận.
Bài 4 : Cho phương trình x2−2(m+2).x+m2−1=0 ( với m là tham số ) có hai nghiệm x1,x2. Lập phương trình bậc hai có các nghiệm là : y1=4x21−1;y2=4x22−1
Dạng 3 : Lập phương trình bậc hai có các nghiệm số thỏa mãn các đẳng thức.
Những bài toán thuộc dạng này thường có các đẳng thức đối xứng giữa các nghiệm ( có nghĩa là nếu thay các nghiệm này cho nhau thì đẳng thức không thay đổi hay nói cách khác là vai trò của các biến là như nhau).
VD : x1.x2;x21+x22;1x31+1x32…
Cách giải : Đa số các bài toán thuộc dạng này đều dùng cách đặt ẩn phụ S=x1+x2,P=x1.x2 sau đó đưa các đẳng thức cần tính về các biểu thức có chứa S và P. Bước cuối cùng là giải các phương trình hoặc hệ phương trình có ẩn S, P và lập phương trình cần tìm.