Văn 9 ôn thi học kỳ II

Tiểu thư ngốk

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng mười 2017
584
1,056
204
21
Nghệ An

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Đề 1 :
Phần I: Đọc - Hiểu văn bản (6 điểm)
Đọc kĩ 2 đoạn văn bản sau đây:
Đoạn 1:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Đoạn 2:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Câu 1: (0,5 điểm) Hãy cho biết: Mỗi đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
Câu 2: (1,0 điểm) Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “cành hoa”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”? Em hãy nêu ngắn gọn cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các hình ảnh ấy?
Câu 3: (0,5 điểm) So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản không? Vì sao?
Câu 4: (1,0 điểm) Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ trên.
Câu 5: (3 điểm) Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ trên đã khơi gợi nơi người đọc về một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn (từ 25 đến 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước.
Phần II: Tạo lập văn bản (4 điểm)
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Nói với con - Y Phương, 1980)
Phần I: Đọc hiểu văn bản:
Câu 1: (0,5 điểm
) Hãy cho biết: Mỗi đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
  • Đoạn 1: Viếng lăng Bác - Viễn Phương (0,25đ)
  • Đoạn 2: Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải (0,25đ)
Câu 2: (1,0 điểm) Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “cành hoa”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”? Em hãy nêu ngắn gọn cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các hình ảnh ấy?
  • Nguyện ước của các tác giả về lẽ sống cống hiến, mong ước được hóa thân vào những hình ảnh nhỏ bé ấy mà dâng hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất một cách khiêm nhường, tự nguyện…(0,5đ)
  • Ý nghĩa sâu xa của các hình ảnh thơ được sáng tạo bằng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc… (HS có thể chọn 1 hoặc nhiều hình ảnh để nêu ngắn gọn cách hiểu, miễn đúng) (0,5đ)
Câu 3: (0,5 điểm) So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản không? Vì sao?
  • Đây không phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản.
  • Vì đây chỉ là biện pháp tu từ điệp ngữ trong 1 khổ thơ.
Câu 4: (1,0 điểm) Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ trên:
(HS có thể chọn một từ cảm thán, cách ngăn với câu bằng dấu phẩy. Vị trí trước hoặc sau TP chính của câu)
VD:
  • Chao ôi, các nhà thơ có ước mơ thật tuyệt vời!
  • Hai khổ thơ chứa đựng ước nguyện chân thành, tuyệt quá!
  • Ôi, thơ hay quá!
  • vv---
Câu 5: (3 điểm) Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ trên đã khơi gợi nơi người đọc về một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn (từ 25 đến 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước.
HS có thể tạo một VB NLXH gồm 1 số ý cơ bản:
  • Giải thích về lẽ sống cống hiến (Mỗi con người đều mong muốn được sống có ích cho xã hội, do đó, ngay từ khi tuổi còn trẻ, phải xây đắp ước mơ từ việc học tập, rèn luyện để sống có mục đích, có lý tưởng…)
  • Lý tưởng và lẽ sống của tuổi trẻ VN là chứa đựng tình yêu đối với cuộc đời, và khát vọng được hiến dâng những gì tốt đẹp nhất của mình để chung tay xây đắp quê hương…Niềm hạnh phúc khi sống có ích, góp phần làm đẹp cuộc đời từ những việc nhỏ (Nêu biểu hiện, ý nghĩa…)
  • Phê phán những người lười biếng, sống buông thả, không hoài bão, ước mơ hoặc thiếu ý chí, tự ti, ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội…
  • Rút ra bài học nhận thức để có hướng phấn đấu, rèn luyện của tuổi trẻ VN (trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…)
GV cân nhắc trong việc chấm phần tự luận ngắn. Có thể bài văn được chấm như sau: 0,5đ mở bài; 0,5đ kết bài, còn đủ các ý chính, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, cho từ 1,5-2đ thân bài.
Phần II: Tạo lập văn bản (4 điểm)
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ…
1. Yêu cầu chung:
  • Học sinh biết vận dụng phương pháp làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ đã học, kết hợp với các yếu tố biểu cảm, phân tích, tổng hợp nét đặc sắc về nghệt thuật và nội dung mà tác giả đã gửi gắm vào đoạn thơ...để hoàn thành bài viết hoàn chỉnh.
  • Bố cục bài làm chặt chẽ, cân đối.
  • Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, gợi cảm.
  • Không sai quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
  • Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, miễn sao đáp ứng đúng yêu cầu nội dung và phương thức biểu đạt của đề bài.
  • Khi chấm, GV cần tôn trọng những bài viết có phát hiện mới mẻ, có tính sáng tạo, độc đáo của HS
    • GV cần đánh giá cả hai mặt: Nội dung và hình thức ( Kĩ năng diễn đạt, lời văn …) của từng bài.
3. Dàn bài:
A/ Mở bài: Giới thiệu tác giả, đoạn thơ trong tác phẩm nào? Nội dung cơ bản? Thời điểm sáng tác. Nhận xét những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật; Trích dẫn đoạn thơ cần phân tích…
B/ Thân bài: Phân tích các ý cơ bản:
  • Niềm tự hào của người cha về mảnh đất quê hương với những phong tục tập quán và phẩm chất tốt đẹp thông qua các hình ảnh mộc mạc, gợi tả, đối lập, ẩn dụ, cách nói giàu hình ảnh đậm phong cách miền núi: “Thô sơ da thịt”- “Chẳng nhỏ bé”, “Đục đá kê cao quê hương”…
  • Lời khuyên con chân thành, tha thiết chứa chan kì vọng của người cha về bước đường trưởng thành của con, mong con sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương…Với lời thơ giản dị, mộc mạc và những hình ảnh thơ đẹp, giàu chất tạo hình: “Thô sơ da thịt”- “Không bao giờ nhỏ bé”, lời cha căn dặn và “Nói với con” vang lên như một mệnh lệnh, thực sự mở ra một chân trời ước mơ bay bổng cho thế hệ trẻ mọi thời đại (Hãy tiếp bước cha anh, thủy chung với quê hương, đất nước, không quay lưng, phản bội quê hương, trọn vẹn thủy chung, giàu ý chí để xây đắp quê hương…)
C/ Kết bài:
Tổng hợp các ý chính đã phân tích (đánh giá nét đặc sắc của nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ), nhận xét về cách viết của tác giả. Liên hệ nhẹ nhàng bài học cho bản thân (về việc giữ gìn truyền thống dân tộc, tiếp bước các thế hệ cha anh…)
Đề 2 :
Câu 1: Chép thuộc lòng khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác (Viễn Phương) (1đ).
Câu 2: Nêu ý nghĩa văn bản Con chó Bấc (G.Lân - đơn) (1đ).
Câu 3: Xác định thành phần biệt lập (ghi rõ là thành phần gì) trong các câu sau(1,5đ).
a. – Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá!
( Kim Lân, Làng)
b. Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”
( Nguyễn Ái Quốc, Thuế Máu)
Câu 4: Trình bày điều kiện sử dụng hàm ý?(0,5đ)
Câu 5: Cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn trích Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê .(6đ)
Câu 1:
Chép được 4 câu cuối bài Viếng lăng Bác củaViễn Phương ( 1đ)
Câu 2:
Nêu ý nghĩa văn bản Con chó Bấc (G.Lân - đơn).
Ca ngợi lòng yêu thương và sự gắn bó cảm động giữa con người và loài vật.( 1đ)
Câu 3:
Tình tháiGọi đápPhụ chú
vất vả quáthưa ôngnhững người bản xứ
[TBODY] [/TBODY]

Câu 4:
Điều kiện sử dụng hàm ý:
Có 2 điều kiện:
+ Người nói (viết) có ý thức dùng hàm ý.
+ Người nghe ( đọc) có năng lực giải đoán.
Câu 5 :
Yêu cầu:
*Hình thức:
- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc.
- Lập luận xác đáng, dẫn chứng cụ thể.
- Phải có sự liên kết giữa các câu, đoạn trong bài văn.
*Nội dung:
A.Mở bài:(1đ)
Giới thiệu đoạn trích Những ngôi sao xa xôi và khái quát về hoàn cảnh sống, chiến đấu của ba cô gái (đặc biệt là nhân vật Phương Định.)
B.Thân bài:(4đ)
- Nêu và phân tích những đặc điểm và phẩm chất tốt đẹp của nhân vật Phương Định.(2đ)
- Qua nhân vật Phương Định, giúp người đọc hình dung được những phẩm chất tốt đẹp của thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.(1đ)
- Nghệ thuật: Kể theo ngôi thứ nhất, giọng điệu phù hợp với nhân vật(1đ)
C.Kết bài:(1 đ)
- Nhận xét, đánh giá về nhân vật Phương Định.
- Liên hệ với thanh niên trong giai đoạn hiện nay(đã phát huy và học tập được gì ở thế hệ trước)
Đề 3 :
Phần I. (3đ)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“ Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “ Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!”.
Xa đến đâu thì mặc kệ nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng”
  1. Đoạn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? (1đ)
  2. Xét về mục đích câu nói, câu “Hai bím tóc dày tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn ” thuộc kiểu câu gì? (1đ)
Phần II. (3đ)
Cho câu thơ sau:
Ta làm con chim hót
  1. Chép 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện đoạn thơ. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ có đoạn thơ trên? (2đ)
  2. Giải thích nhan đề của bài thơ? (1đ)
  3. Bằng một đoạn văn theo phép lập luận T-P-H khoảng 10-12 câu, nêu cảm nhận về ước nguyện của nhà thơ được thể hiện trong đoạn thơ vừa chép. Trong đoạn văn có sử dụng phép thế ( gạch chân dưới phép thế ). (3,5đ)
  4. Từ ước nguyện đó của tác giả, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 8-10 câu nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay đối với đất nước. (1,5đ)
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Tiểu thư ngốk

Tiểu thư ngốk

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng mười 2017
584
1,056
204
21
Nghệ An
Phần I: Đọc - Hiểu văn bản (6 điểm)
Đọc kĩ 2 đoạn văn bản sau đây:
Đoạn 1:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
Đoạn 2:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Câu 1: (0,5 điểm) Hãy cho biết: Mỗi đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
Câu 2: (1,0 điểm) Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “cành hoa”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”? Em hãy nêu ngắn gọn cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các hình ảnh ấy?
Câu 3: (0,5 điểm) So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản không? Vì sao?
Câu 4: (1,0 điểm) Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ trên.
Câu 5: (3 điểm) Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ trên đã khơi gợi nơi người đọc về một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn (từ 25 đến 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước.
Phần II: Tạo lập văn bản (4 điểm)
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ sau:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
(Nói với con - Y Phương, 1980)
Phần I: Đọc hiểu văn bản:
Câu 1: (0,5 điểm
) Hãy cho biết: Mỗi đoạn thơ nằm trong bài thơ nào? Ai là tác giả?
  • Đoạn 1: Viếng lăng Bác - Viễn Phương (0,25đ)
  • Đoạn 2: Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải (0,25đ)
Câu 2: (1,0 điểm) Tại sao các nhà thơ lại ước nguyện được làm: “con chim hót”, “cành hoa”, “đóa hoa tỏa hương”, “cây tre trung hiếu”, “nốt trầm xao xuyến”? Em hãy nêu ngắn gọn cách hiểu của em về nét đặc sắc của ít nhất một trong các hình ảnh ấy?
  • Nguyện ước của các tác giả về lẽ sống cống hiến, mong ước được hóa thân vào những hình ảnh nhỏ bé ấy mà dâng hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất một cách khiêm nhường, tự nguyện…(0,5đ)
  • Ý nghĩa sâu xa của các hình ảnh thơ được sáng tạo bằng nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc… (HS có thể chọn 1 hoặc nhiều hình ảnh để nêu ngắn gọn cách hiểu, miễn đúng) (0,5đ)
Câu 3: (0,5 điểm) So sánh các cụm từ “Muốn làm” với “Ta làm” được các nhà thơ lặp lại trong 2 đoạn thơ, em hãy cho biết đây có phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản không? Vì sao?
  • Đây không phải là hình thức liên kết câu (phép lặp từ ngữ) trong văn bản.
  • Vì đây chỉ là biện pháp tu từ điệp ngữ trong 1 khổ thơ.
Câu 4: (1,0 điểm) Từ cách hiểu về thành phần biệt lập cảm thán, em hãy đặt một câu văn có sử dụng thành phần này để bộc lộ cảm xúc của em sau khi đọc-hiểu 2 đoạn thơ trên:
(HS có thể chọn một từ cảm thán, cách ngăn với câu bằng dấu phẩy. Vị trí trước hoặc sau TP chính của câu)
VD:
  • Chao ôi, các nhà thơ có ước mơ thật tuyệt vời!
  • Hai khổ thơ chứa đựng ước nguyện chân thành, tuyệt quá!
  • Ôi, thơ hay quá!
  • vv---
Câu 5: (3 điểm) Tình cảm của 2 tác giả gửi gắm vào 2 bài thơ trên đã khơi gợi nơi người đọc về một khát vọng được sống có ích, góp phần làm đẹp cho đời. Em hãy viết bài văn nghị luận ngắn (từ 25 đến 30 dòng) nêu suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam ngày nay đối với đất nước.
HS có thể tạo một VB NLXH gồm 1 số ý cơ bản:
  • Giải thích về lẽ sống cống hiến (Mỗi con người đều mong muốn được sống có ích cho xã hội, do đó, ngay từ khi tuổi còn trẻ, phải xây đắp ước mơ từ việc học tập, rèn luyện để sống có mục đích, có lý tưởng…)
  • Lý tưởng và lẽ sống của tuổi trẻ VN là chứa đựng tình yêu đối với cuộc đời, và khát vọng được hiến dâng những gì tốt đẹp nhất của mình để chung tay xây đắp quê hương…Niềm hạnh phúc khi sống có ích, góp phần làm đẹp cuộc đời từ những việc nhỏ (Nêu biểu hiện, ý nghĩa…)
  • Phê phán những người lười biếng, sống buông thả, không hoài bão, ước mơ hoặc thiếu ý chí, tự ti, ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội…
  • Rút ra bài học nhận thức để có hướng phấn đấu, rèn luyện của tuổi trẻ VN (trở thành người có ích cho gia đình và xã hội…)
GV cân nhắc trong việc chấm phần tự luận ngắn. Có thể bài văn được chấm như sau: 0,5đ mở bài; 0,5đ kết bài, còn đủ các ý chính, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, cho từ 1,5-2đ thân bài.
Phần II: Tạo lập văn bản (4 điểm)
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về đoạn thơ…
1. Yêu cầu chung:
  • Học sinh biết vận dụng phương pháp làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ đã học, kết hợp với các yếu tố biểu cảm, phân tích, tổng hợp nét đặc sắc về nghệt thuật và nội dung mà tác giả đã gửi gắm vào đoạn thơ...để hoàn thành bài viết hoàn chỉnh.
  • Bố cục bài làm chặt chẽ, cân đối.
  • Diễn đạt rõ ràng, trong sáng, gợi cảm.
  • Không sai quá nhiều lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu cụ thể:
  • Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau, miễn sao đáp ứng đúng yêu cầu nội dung và phương thức biểu đạt của đề bài.
  • Khi chấm, GV cần tôn trọng những bài viết có phát hiện mới mẻ, có tính sáng tạo, độc đáo của HS
    • GV cần đánh giá cả hai mặt: Nội dung và hình thức ( Kĩ năng diễn đạt, lời văn …) của từng bài.
3. Dàn bài:
A/ Mở bài: Giới thiệu tác giả, đoạn thơ trong tác phẩm nào? Nội dung cơ bản? Thời điểm sáng tác. Nhận xét những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật; Trích dẫn đoạn thơ cần phân tích…
B/ Thân bài: Phân tích các ý cơ bản:
  • Niềm tự hào của người cha về mảnh đất quê hương với những phong tục tập quán và phẩm chất tốt đẹp thông qua các hình ảnh mộc mạc, gợi tả, đối lập, ẩn dụ, cách nói giàu hình ảnh đậm phong cách miền núi: “Thô sơ da thịt”- “Chẳng nhỏ bé”, “Đục đá kê cao quê hương”…
  • Lời khuyên con chân thành, tha thiết chứa chan kì vọng của người cha về bước đường trưởng thành của con, mong con sống xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương…Với lời thơ giản dị, mộc mạc và những hình ảnh thơ đẹp, giàu chất tạo hình: “Thô sơ da thịt”- “Không bao giờ nhỏ bé”, lời cha căn dặn và “Nói với con” vang lên như một mệnh lệnh, thực sự mở ra một chân trời ước mơ bay bổng cho thế hệ trẻ mọi thời đại (Hãy tiếp bước cha anh, thủy chung với quê hương, đất nước, không quay lưng, phản bội quê hương, trọn vẹn thủy chung, giàu ý chí để xây đắp quê hương…)
C/ Kết bài:
Tổng hợp các ý chính đã phân tích (đánh giá nét đặc sắc của nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ), nhận xét về cách viết của tác giả. Liên hệ nhẹ nhàng bài học cho bản thân (về việc giữ gìn truyền thống dân tộc, tiếp bước các thế hệ cha anh…)
bạn có đề khác nữa không vì nói với con bọn mình làm trong bài viết số 7 rồi
 

NTD Admin

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng mười một 2017
2,086
3,693
559
Nghệ An
THCS Hùng Sơn
ngày mai mình sẽ thi kiểm tra học kỳ 2 môn ngữ văn bạn nào kiểm tra rồi hay là có đề ôn luyện thì cho mình xin với nha
van-vinh-0-result.jpg
 
  • Like
Reactions: Tiểu thư ngốk

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
ko biết có giúp ích gì cho bạn không nữa


I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Hãy chọn phương án đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.
Câu 1: Thuật ngữ gồm các loại từ ngữ nào?
A. Từ ngữ biểu thị các tính chất B. Từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học C. Từ ngữ biểu thị các hành độngD. Từ ngữ biểu thị các thái độ, tình cảm
Câu 2: Nếu viết "Những nét hớn hở trên mặt người lái xe." câu văn sẽ mắc lỗi gì?
A. Thiếu vị ngữ B. Thiếu chủ ngữ
C. Thiếu trạng ngữ D. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
Câu 3: Trong những câu sau, từ "chạy" trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?
A. Nam chạy thi 100 mét. B. Đồng hồ chạy nhanh 10 phút.
C. Cô ấy chạy ăn từng bữa. D. Con đường chạy qua núi.
Câu 4: Xét về mục đích nói, câu văn: "Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát." thuộc kiểu câu gì?
A. Câu nghi vấn B. Câu cầu khiến
C. Câu cảm thán D. Câu trần thuật
II. PHẦN TỰ LUẬN(8 điểm)
Câu 1: (3 điểm)

Viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về ý kiến sau: Ý chí là con đường về đích sớm nhất.
Câu 2: (5 điểm)
Cảm nhận về lời tâm tình của người cha với con trong đoạn thơ sau:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.

(Y Phương - Nói với con)
………………Hết………………..
 
Top Bottom