Vật lí 8 Ôn thi HKI lí 8

ĐứcNhật!

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười một 2017
1,525
3,788
529
Quảng Nam
Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Lý thuyết (Từ bài 1 đến bài 7)
II. Bài tập
Bài 1: Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc 12km/h. Tính quãng đường đi được
Bài 2: Một người đi xe đạp trong 3 quãng đường: Lên dốc trong 30' với vận tốc 10km/h, đường bằng trong 10' với vận tốc 15 km/h, xuống dốc trong 10' với vận tốc 20 km/h. Tính Vtb.
Bài 3: Khi đi xe ô tô, khi xe đột ngột rẽ sang trái thì mình ngã về phía nào? Vì sao?
Bài 4: Một xe tăng có trọng lượng 340 000N. Tính áp suát của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc các bản xích với đất là 1,5m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một ôtô nặng 20 000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250cm2.
Mai mình sẽ đăng đáp án + lí thuyết + bài tập mới nhé!
@Asuna Yuuki @Bùi Thị Diệu Linh @Đoan Nhi427 @Mart Hugon @Angeliaa @...
Tab thêm giúp em :<
 
Last edited:

Misaka Yuuki

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng sáu 2018
1,524
1,635
241
Thái Nguyên
Trường THCS Chu Văn An
Bài 1 :
Ta có: 40 phút = 2/3 giờ
Quãng đường mà người đi xe đạp đi được là: s = v . t = 12. (2/3) = 8 (km)
 
  • Like
Reactions: ĐứcNhật!

ĐứcNhật!

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười một 2017
1,525
3,788
529
Quảng Nam
Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bài 1: Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc 12km/h. Tính quãng đường đi được.
Giải: 40' = 2/3h
Quãng đường đi được là: [tex]v=\frac{s}{t}\Rightarrow s=v.t=12.\frac{2}{3}=8km[/tex]

Bài 2: Một người đi xe đạp trong 3 quãng đường: Lên dốc trong 30' với vận tốc 10km/h, đường bằng trong 10' với vận tốc 15 km/h, xuống dốc trong 10' với vận tốc 20 km/h. Tính Vtb.
Giải: 30' = 1/2h; 10'=1/6h
Quãng đường lên dốc dài: s1=v1.t1=10.1/2=5km
Quãng đường đường bằng: s2=v2.t2=1/6.15=2,5km
Quãng đường xuống dốc: s3=v3.t3=1/6.20~3,3 km
Vtb=(s1+s2+s3)/(v1+v2+v3)=(5+2,5+3,3)/(1/2+1/6+1/6) ~ 13km/h

Bài 3: Khi đi xe ô tô, khi xe đột ngột rẽ sang trái thì mình ngã về phía nào? Vì sao?
Giải: Khi đột ngột rẽ trái thì ngã về bên phải. Khi chạy thẳng mà đột ngột rẽ trái theo quán tính hành khách trên xe có chiều hướng nghiên về phải vì không thể thay đổi hướng đột ngột theo xe.
Bài 4: Một xe tăng có trọng lượng 340 000N. Tính áp suát của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc các bản xích với đất là 1,5m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một ôtô nặng 20 000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250cm2.
Giải:
Áp suất của xe tăng là:
p1=F1/S1=P1/S1=340000/1,5~226667 N/m2
Áp suất của xe ô tô là:
p2=F2/S2=P2/S2=20000/0,025=800000 N/m2
=> p1<p2 (226667<80000)
 

ĐứcNhật!

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười một 2017
1,525
3,788
529
Quảng Nam
Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bài 1: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng
Bài 2: Vì sao ra ngoài vũ trụ phải mặt đồ của phi hành gia
Bài 3: Hai thỏi đồng, sắt, nhôm có thể tích bằng nhau, cùng được nhúng vào nước. Hỏi lực đẩy Ac-si-met lên thỏi nào chịu lực đẩy Ac-si-met lớn hơn?
@Asuna Yuuki @Misaka Yuuki @Đoan Nhi427 @Bùi Thị Diệu Linh @...
 

Misaka Yuuki

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng sáu 2018
1,524
1,635
241
Thái Nguyên
Trường THCS Chu Văn An
Bài 1: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng
Bài 2: Vì sao ra ngoài vũ trụ phải mặt đồ của phi hành gia
Bài 3: Hai thỏi đồng, sắt, nhôm có thể tích bằng nhau, cùng được nhúng vào nước. Hỏi lực đẩy Ac-si-met lên thỏi nào chịu lực đẩy Ac-si-met lớn hơn?
@Asuna Yuuki @Misaka Yuuki @Đoan Nhi427 @Bùi Thị Diệu Linh @...
Thấy bài 1 hơi thiếu dữ kiện đó...Không biết có đúng ko?
 

Misaka Yuuki

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng sáu 2018
1,524
1,635
241
Thái Nguyên
Trường THCS Chu Văn An
2. Vì
  • Trong khoảng không vũ trụ không có không khí (cũng có nghĩa là áp suất môi trường xấp xỉ =0)
  • Trong vũ trụ không có tầng ôzôn như trên Trái đất, nên các tia phóng xạ cũng như mọi loại bức xạ khác không bị cái gì ngăn trở
  • Trong vũ trụ có rất nhiều các vật thể nhỏ bay với vận tốc lớn (do không có cái gì cản đáng kể), ví dụ như thiên thạch nhỏ, các mảnh vụn của vệ tinh hay tàu vũ trụ cũ, v v
  • Trong vũ trụ nói chung là rất lạnh, trung bình khoảng 2,726 độ K hay là gần -270 độ C
 
  • Like
Reactions: ĐứcNhật!

ĐứcNhật!

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười một 2017
1,525
3,788
529
Quảng Nam
Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
2. Vì
  • Trong khoảng không vũ trụ không có không khí (cũng có nghĩa là áp suất môi trường xấp xỉ =0)
  • Trong vũ trụ không có tầng ôzôn như trên Trái đất, nên các tia phóng xạ cũng như mọi loại bức xạ khác không bị cái gì ngăn trở
  • Trong vũ trụ có rất nhiều các vật thể nhỏ bay với vận tốc lớn (do không có cái gì cản đáng kể), ví dụ như thiên thạch nhỏ, các mảnh vụn của vệ tinh hay tàu vũ trụ cũ, v v
  • Trong vũ trụ nói chung là rất lạnh, trung bình khoảng 2,726 độ K hay là gần -270 độ C
Bạn trả lời đúng theo nội dung của Áp suất khí quyển nhé!
 

realme427

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
5 Tháng chín 2017
1,650
3,717
524
Quảng Nam
THCS Lê Đình Dương
Bài 1: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng
Bài 2: Vì sao ra ngoài vũ trụ phải mặt đồ của phi hành gia
Bài 3: Hai thỏi đồng, sắt, nhôm có thể tích bằng nhau, cùng được nhúng vào nước. Hỏi lực đẩy Ac-si-met lên thỏi nào chịu lực đẩy Ac-si-met lớn hơn?
@Asuna Yuuki @Misaka Yuuki @Đoan Nhi427 @Bùi Thị Diệu Linh @...
1, Áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng là:
p=d.h=10000.1,2=12000(N/m^2)
2, - Vì: trong vũ trụ hầu như không có không khí => [tex]p\approx 0[/tex] (N/m^2)
-Nên cần mặc đồ phi hành gia để cung cấp đủ oxi, và giảm ám suất chênh giữ cơ thể phi hành gia với môi trường bên ngoài
3, -Ta có:thể tích của 3 thỏi bằng nhau, nên khi cùng nhúng vào nước thì cùng chịu một lực đẩy Ác-si-mét như nhau
 
  • Like
Reactions: ĐứcNhật!

Min Hana

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng chín 2018
411
251
101
18
Đà Nẵng
Trường Trung Học Cơ Sở Nguyễn Thái Bình
I. Lý thuyết (Từ bài 1 đến bài 7)
II. Bài tập
Bài 1: Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc 12km/h. Tính quãng đường đi được
Bài 2: Một người đi xe đạp trong 3 quãng đường: Lên dốc trong 30' với vận tốc 10km/h, đường bằng trong 10' với vận tốc 15 km/h, xuống dốc trong 10' với vận tốc 20 km/h. Tính Vtb.
Bài 3: Khi đi xe ô tô, khi xe đột ngột rẽ sang trái thì mình ngã về phía nào? Vì sao?
Bài 4: Một xe tăng có trọng lượng 340 000N. Tính áp suát của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc các bản xích với đất là 1,5m2. Hãy so sánh áp suất đó với áp suất của một ôtô nặng 20 000N có diện tích các bánh xe tiếp xúc với mặt đất nằm ngang là 250cm2.
Mai mình sẽ đăng đáp án + lí thuyết + bài tập mới nhé!
@Asuna Yuuki @Bùi Thị Diệu Linh @Đoan Nhi427 @Mart Hugon @Angeliaa @...
Tab thêm giúp em :<
Bạn Nhật ơi,cho mình hỏi cái lí thuyết bạn đăng lên, mình có thể tải về đc ko
 
  • Like
Reactions: ĐứcNhật!

ĐứcNhật!

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười một 2017
1,525
3,788
529
Quảng Nam
Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Bài 1: Một thùng cao 1,2m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy thùng
Giải: Áp suất nước tác dụng lên đáy thùng là:
p=d.h=10 000. 1,2= 12000 N/m2

Bài 2: Vì sao ra ngoài vũ trụ phải mặt đồ của phi hành gia
Giải: Vì ở Trái Đất, con người có thể sống được do sự cân bằng áp suất khí quyển và áp suất trong cơ thể mình. Khi ra ngoài vũ trụ không có không khí nên không có áp suất khí quyển dẫn đến sự cân bằng này mất đi và con người sẽ nổ tung. Bộ đồ phi hành gia được bơm vào một lớp không khí để cân bằng với áp suất của cơ thể người
Bài 3: Hai thỏi đồng, sắt, nhôm có thể tích bằng nhau, cùng được nhúng vào nước. Hỏi lực đẩy Ac-si-met lên thỏi nào chịu lực đẩy Ac-si-met lớn hơn?
Giải: Vì chúng có cùng thể tích và cùng được nhúng vào nước nên lực đẩy Ac-si-met tác dụng lên chúng bằng nhau và bằng d.V
 
Top Bottom