Toán 8 [Ôn thi HKI] Chuyên đề: Phân tích đa thức thành nhân tử

kido2006

Cựu TMod Toán
Thành viên
26 Tháng một 2018
1,693
2
2,652
401
Bắc Ninh
THPT Chuyên Bắc Ninh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I.LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
  • Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
  • Ta có bảy hằng đẳng thức đáng nhớ:
    1. ${{\left( A+B \right)}^{2}}={{A}^{2}}+2AB+{{B}^{2}}$
    2. ${{\left( A-B \right)}^{2}}={{A}^{2}}-2AB+{{B}^{2}}$
    3. ${{A}^{2}}-{{B}^{2}}-\left( A+B \right)\left( A-B \right)$
    4. ${{\left( A+B \right)}^{3}}={{A}^{3}}+3{{A}^{2}}B+3A{{B}^{2}}+{{B}^{3}}$
    5. ${{\left( A-B \right)}^{3}}={{A}^{3}}-3{{A}^{2}}B+3A{{B}^{2}}-{{B}^{3}}$
    6. ${{A}^{3}}+{{B}^{3}}=\left( A+B \right)\left( {{A}^{2}}-AB+{{B}^{2}} \right)$
    7. ${{A}^{3}}-{{B}^{3}}=\left( A-B \right)\left( {{A}^{2}}+AB+{{B}^{2}} \right)$
II.PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
  • Dạng 1: Phân tích đa thức thành nhân tử
Cách làm :
  1. Sử dụng phương pháp đặt nhân tử chung để phân tích đa thức thành nhân tử.
  2. Áp dụng bảy hằng đẳng thức trên
  3. Kết hợp các cách làm với nhau
Ví dụ:
  1. $x^2+4x+4$
  2. $x+y+xy+1$
Hướng dẫn
  1. $x^2+4x+4=x^2+2.x.2+2^2=(x+2)^2$
  2. $x+y+xy+1=x+1+xy+y=x+1+y(x+1)=(x+1)(y+1)$
  • Dạng 2:Tính giá trị biểu thức
Cách làm:
  1. Phân tích đa thức thành nhân tử.
  2. Thay giá trị ẩn số đề cho vào biểu thức ta được kết quả cần tìm
Ví dụ
  1. Tính giá trị biểu thức $P=xy+x+y+2$ biết $x=-1$
  2. Tính giá trị biểu thức $81.51+81.49+19.100$
Hướng dẫn
  1. $P=(x+1)(y+1)+1=(-1+1)(y+1)+1=1$
  2. $81.51+81.49+19.100\\=81(51+49)+19.100\\=81.100+19.100\\=100(81+19)\\=100.100=10000$
  • Dạng 3:Giải phương trình
Cách làm:
  1. Phân tích đa thức thành nhân tử.
  2. Giải phương trình
Ví dụ
  1. Giải phương trình $x^2-2x+1=0$
  2. Giải phương trình $x^3+2x+3=0$
Hướng dẫn
  1. [tex]x^2-2x+1=0\\ \Leftrightarrow (x-1)^2=0\\ \Leftrightarrow x=1[/tex]
  2. [tex]x^3+2x+3=0\\ \Leftrightarrow (x^3+1)+2x+2=0\\ \Leftrightarrow (x+1)(x^2-x+1)+2(x+1)=0\\ \Leftrightarrow (x+1)(x^2-x+3)=0\\ \Rightarrow x=-1 (\textrm{do } x^2-x+3=(x-\dfrac{1}{2})^2+\frac{11}{4} > 0)[/tex]
  • Dạng 4: Chứng minh tính chia hết
Cách làm:
  1. Phân tích đa thức thành nhân tử.
  2. Xét tính chia hết
Ví dụ
  1. Chứng minh rằng với số nguyên n thì $n^2-2x-3$ chia hết cho $n+1$
  2. Chứng minh rằng với số nguyên n thì $n^3-n$ chia hết cho $6$
Hướng dẫn
  1. [tex]n^2-2x-3=(n+1)(n-3)\vdots (n+1)[/tex]
  2. [tex]n^3-n=(n-1)n(n+1)[/tex]
    Do $n$ là số nguyên nên $n-1,n,n+1$ là 3 số nguyên liên tiếp nên $(n-1)n(n+1)$ chia hết cho 2 và 3
    Mà $(2,3)=1$ [tex]\Rightarrow n^3-n=(n-1)n(n+1)\vdots 2.3=6[/tex]

III.BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1 : Cho $P=x^2+3x-4$
a,Tính $P$ khi $x=2$
b,Tìm $x$ khi $P=0$
c,Tìm giá trị nhỏ nhất của $P$

Bài 2 : Cho $A=a^3+b^3+c^3$ . Chứng minh rằng $A$ chia hết cho 3 khi và chỉ khi $a+b+c$ chia hết cho 3

Bài 3 : Giải phương trình $x^2-2x-5=0$


Tổng hợp topic ôn thi học kì
 
Last edited by a moderator:

Only Normal

Bá tước Halloween|Cựu TMod Toán
HV CLB Hóa học vui
Thành viên
5 Tháng hai 2020
2,722
4,777
506
Hà Nội
THCS Quang Minh
$\begin{array}{l} \text{1,} \\ a, \\ \text{Thay } x =2 \text{ vào } P = x^2+3x-4 \\
\Rightarrow P = 2^2+2 . 3 -4 = 4 + 6 -4 = 6 \\
\text{Vậy } P = 6 \Leftrightarrow x =2 \\
b, \\
\text{Ta có : } P =0 \Leftrightarrow x^2+3x -4 =0 \\
\Leftrightarrow x^2 - x +4x -4 =0 \\
\Leftrightarrow x(x -1) +4(x-1) =0 \\
\Leftrightarrow (x+4)(x-1) =0 \\
\text{Giải ra ta được } x \in \{-4 ; 1 \} \\
c, \\
\text{Ta có : }
P = x^2+3x-4 = x^2 + 2 . x . \dfrac{3}{2} + \dfrac{9}{4} - \dfrac{25}{4} = \Bigg(x+ \dfrac{3}{2} \Bigg)^2 - \dfrac{25}{4} \ge \dfrac{-25}{4} \\
\text{Vậy } P_{min} = \dfrac{-25}{4} \Leftrightarrow x = \dfrac{-3}{2} \\
2, \\
\text{ Xét } A -3abc = a^3 +b^3 +c^3 -3abc \\ = (a+b)^3 - 3ab(a+b)+c^3 -3abc \\ = [ (a+b)^3 +c^3] - 3ab(a+b+c) \\ =(a+b+c)(a^2 +b^2+2ab - (a+b)c + c^2) - 3ab(a+b+c) \\ =(a+b+c)(a^2+2ab -ac +b^2-bc+c^2) - 3ab(a+b+c) \\ = (a+b+c)(a^2+2ab -ac +b^2-bc+c^2 - 3ab) \\ =(a+b+c)(a^2-ab-ac+b^2-bc+c^2) \\
\Leftrightarrow A - 3abc \ \vdots \ 3 \ \Leftrightarrow a +b+c \ \vdots \ 3 \\ \text{Mà } 3abc \ \vdots \ 3 \Rightarrow A =(a+b+c)(a^2+2ab -ac +b^2-bc+c^2 - 3ab) + 3abc \ \vdots \ 3 \Leftrightarrow a +b+c \ \vdots \ 3 \\
3, \\
x^2 -2x-5 =0 \\
\Leftrightarrow x^2 - 2x +1 =6 \\
\Leftrightarrow (x-1)^2 =6 \\
\Leftrightarrow x -1 = \sqrt{6} \text{ hoặc } x -1 = -\sqrt{6} \\
\Leftrightarrow x = \sqrt{6}+1 \text{ hoặc } x = 1 - \sqrt{6} \\
\text{Vậy } x \in \{\sqrt{6}+1 ; 1 -\sqrt{6} \} \end{array}$
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom