Văn 9 Ôn thi giữa kì Văn 9

Iam_lucky_girl

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng một 2019
786
1,030
146
Bình Phước
THCS TTLN
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1.
Câu 1. 2₫ Chép thuộc lòng những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Cho biết:
1. Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác phẩm ấy viết bằng chữ gì?Gồm bao nhiêu câu?
2. Đoạn thơ vừa chép, tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì là chủ yếu? Tác dụng của bút pháp ấy?
Câu 2. 2₫ Thuật ngữ có những đặc điểm nào?
Từ gạch chân trong đoạn thơ sau có được xem là thuật ngữ không? Vì sao?
Em là ai cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
Mái tóc em đây là mây hay suối?
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông?
Thịt da em là sắt hay đồng?
Câu 3. 1₫ Từ nhân vật Vũ Nương,em hãy viết ba đến năm câu về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa

Đề 2.
Câu 1. 2₫ a.Chép thuộc lòng 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
b. Đoạn trích vừa chép tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì là chủ yếu? Tác dụng của bút pháp ấy?
Câu 2. 2₫ Nêu nội dung hai phương châm hội thoại mà em thích và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ trong câu chuyện sau
" Người con đang học môn Địa lý, hỏi bố:
- Bố ơi,ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố?
Người bố đang mải đọc sách, trả lời:
- Ngọn núi nào không nhìn thấy ngọn là ngọn núi cao nhất.
(Truyện cười dân gian)
Câu 3. 1₫ Tình đồng chí được hình thành từ những cơ sở nào? Viết 3 đến 5 câu về hình ảnh của người lính trong bài Đồng chí (Chính Hữu)

@Trần Tuyết Khả @Lê Uyên Nhii
 
Last edited:

Lê Uyên Nhii

Yêu lao động | Cựu TMod Văn
Thành viên
2 Tháng ba 2017
2,534
5,851
719
19
Thanh Hóa
THPT Lê Văn Hưu
Câu 3. 1₫ Từ nhân vật Vũ Nương,em hãy viết ba đến năm câu về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa
em tham khảo các ý chính để viết đoạn văn nha
+ Hiền lành, nết na, xinh đẹp
+ Yêu thương, lo lắng cho chồng, cho con
+ Giữ phẩm cách trong sạch, hết mực thủy chung
+ Thân phận chìm nổi, lênh đênh
+ Không có quyền quyết định cuộc sống của mình
+ Bị khinh thường, chà đạp, rẻ rúng, nhỏ bé giữa cuộc đời
+ Không có được hạnh phúc trọn vẹn
+ Luôn khát khao tự do, hạnh phúc
Đề 2:
- Hình ảnh người lính
+ Họ là những người nông dân cùng chung cảnh ngộ xuất thân nghèo khổ nhưng đôn hậu, mộc mạc, cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu.
+ Thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính. Đó là sự ốm đau, bệnh tật.
+ Luôn đoàn kết, thương yêu, kề vai sát cánh bên nhau cùng nhau chiến đấu chống lại quân thù tạo nên bức tượng đài bất diệt về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp.
+ Tình cảm gắn bó thầm lặng mà cảm động của người lính: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.
+ Sự lãng mạn và lạc quan: “miệng cười buốt giá”; hình ảnh “đầu súng trăng treo” gợi nhiều liên tưởng phong phú.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề 1.

Câu 1. 2₫ Chép thuộc lòng những câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều. Cho biết:

1. Đoạn thơ vừa chép trích trong tác phẩm nào? Tác phẩm ấy viết bằng chữ gì?Gồm bao nhiêu câu?

2. Đoạn thơ vừa chép, tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì là chủ yếu? Tác dụng của bút pháp ấy?

Câu 2. 2₫ Thuật ngữ có những đặc điểm nào?

Từ gạch chân trong đoạn thơ sau có được xem là thuật ngữ không? Vì sao?

Em là ai cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em đây là mây hay suối?

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông?

Thịt da em là sắt hay đồng?

Câu 3. 1₫ Từ nhân vật Vũ Nương,em hãy viết ba đến năm câu về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa


Đề 2.

Câu 1. 2₫ a.Chép thuộc lòng 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

b. Đoạn trích vừa chép tác giả đã sử dụng bút pháp nghệ thuật gì là chủ yếu? Tác dụng của bút pháp ấy?

Câu 2. 2₫ Nêu nội dung hai phương châm hội thoại mà em thích và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ trong câu chuyện sau

" Người con đang học môn Địa lý, hỏi bố:

- Bố ơi,ngọn núi nào cao nhất thế giới hả bố?

Người bố đang mải đọc sách, trả lời:

- Ngọn núi nào không nhìn thấy ngọn là ngọn núi cao nhất.

(Truyện cười dân gian)

Câu 3. 1₫ Tình đồng chí được hình thành từ những cơ sở nào? Viết 3 đến 5 câu về hình ảnh của người lính trong bài Đồng chí (Chính Hữu)


@Trần Tuyết Khả @Lê Uyên Nhii

Đề 1:
Câu 1:
Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
Thông minh vốn sẵn tính trời,
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương,
Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân.


1. Những câu thơ vừa chép trích trong tác phẩm "Truyện Kiều". Tác phẩm ấy viết bằng chữ Nôm. Gồm 3254 câu
2. Đoạn thơ vừa chép, tác giả đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng là chủ yếu. Tác dụng của bút pháp ấy: miêu tả nét đẹp giai nhân tuyệt sắc của Thúy Kiều, cho thấy Kiều đẹp đến mức hoa phải ghen, liễu phải hờn, đồng thời khắc hoạ tính cách, số phận của nàng

Câu 2. 2₫ Thuật ngữ có những đặc điểm nào?

Từ gạch chân trong đoạn thơ sau có được xem là thuật ngữ không? Vì sao?

Em là ai cô gái hay nàng tiên

Em có tuổi hay không có tuổi

Mái tóc em đây là mây hay suối?

Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm đông?

Thịt da em là sắt hay đồng?
* Đặc điểm của thuật ngữ
- Thuật ngữ ít được sử dụng, chúng cũng không có tính phổ biến
- Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị cho 1 khái niệm và mỗi khái niệm chỉ diễn tả cho 1 thuật ngữ
- Các thuật ngữ không bị thay đổi ở các ngôn ngữ khác nhau, có nghĩa là thuật ngữ mang tính quốc tế.
- Không như các từ khác, thuật ngữ không mang sắc thái biểu cảm.

Từ "sắt" và "đồng" không phải thuật ngữ vì chúng có tính phổ biến

Đề 2.
Câu 1.
a. Chép thuộc lòng 8 câu thơ cuối trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi

b. Đoạn trích vừa chép tác giả đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình là chủ yếu. Tác dụng của bút pháp ấy: diễn đạt nỗi buồn man mác, mông lung, lo âu, kinh sợ của Thúy Kiều, trông ra cảnh mà thể hiện tâm trạng của nàng, nỗi buồn của Kiều dường như càng lan rộng ra, đến cả khung cảnh cũng nhuốm màu đau khổ, buồn bã
Câu 2.
Nội dung hai phương châm hội thoại mà em thích:
Có thể chọn một trong những phương châm:
+ Phương châm về lượng: khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
+ Phương châm về chất, khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
+ Phương châm quan hệ: khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.
+ Phương châm cách thức: khi giao tiếp, cần chú ý nói mạch lạc, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.
+ Phương châm lịch sự: khi giao tiếp cần tế nhị và thể hiện sự tôn trọng người khác.

Phương châm hội thoại không được tuân thủ trong câu chuyện là: phương châm quan hệ
 
  • Like
Reactions: Iam_lucky_girl
Top Bottom