Sử 11 Ôn thi giữa kì 1

nguyenminhcuong8

Học sinh chăm học
Thành viên
12 Tháng sáu 2014
65
40
51
18
Hưng Yên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Phân tích bối cảnh lịch sử châu Á vào nửa sau thế kỉ XIX
2. Vì sao trong bối cảnh , Nhật bản , xiêm đã giữ được độc lập của mình còn cái nước còn lại thì không
3.Liên hệ tình hình việt nam cùng thời
4. Phân tích nguyên nhân sâu xa , kết cục, tính chất của chiến tranh tranh thế giới thứ nhất
5. Hãy đưa giải pháp để bảo vệ hoà bình trong thời đại ngày nay ?
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
1. Phân tích bối cảnh lịch sử châu Á vào nửa sau thế kỉ XIX
  • Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Châu Á đều ở trong tình trạng chế độ phong kiến suy yếu, bị các nước đế quốc phương Tây xâm lược.
  • Nhiều nước trở thành thuộc địa của các nước đế quốc phương Tây, chịu nô dịch nặng nề
  • Trong bối cảnh đó, có một số nước vẫn giữ được độc lập:
    • Nhờ cuộc Duy Tân Minh Trị, Nhật Bản vẫn giữ được nền độc lập, mở đường cho Nhật trở thành nước Tư bản chủ nghĩa.
    • Với cải cách của vua Rama V trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, quân sự) cùng chính sách ngoại giao mềm dẻo, Xiêm là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập, mặc dù lệ thuộc vào Anh, Pháp.
  • Sự xâm lược và đô hộ của thực dân phương Tây đã gây nên những chuyển biến lớn trong xã hội của các nước châu Á, đưa đến những phong trào đấu tranh mạnh mẽ vì độc lập và tiến bộ của xã hội.
2. Vì sao trong bối cảnh , Nhật bản , xiêm đã giữ được độc lập của mình còn cái nước còn lại thì không
Với câu hỏi này, bạn hãy trình bày lại cuộc Duy tân Minh Trị của Nhật và cải cách của vua Rama V ở Xiêm nhé!

Nhật vẫn giữ được độc lập, vì:
  • Giữa thế kỷ 19, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện, mâu thuẫn xã hội ở Nhật ngày càng gay gắt làm chế độ Mạc phủ bị khủng hoảng trầm trọng.
  • Trước nguy cơ xâm lược của các nước phương Tây, Mạc phủ lại kí kết các hiệp ước bất bình đẳng với Mĩ (1858) rồi với Anh, Pháp, Hà Lan... điều này làm cho phong trào chống Mạc phủ ngày càng phát triển.
  • Tháng 1/1868, một số quý tộc và tầng lớp Samurai cùng lật đổ chế độ mạc phủ Trao quyền cho Minh Trị Thiên Hoàng. Ngày 3/1/1868 chính phủ mới của Thiên Hoàng được thành lập thực hiện một loạt những cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng nước phong kiến lạc hậu.
  • Đó là cuộc Duy Tân Minh trị được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa - giáo dục:
    • Về chính trị: Tuyên bố thủ tiêu chế độ Mạc Phủ, thành lập chính phủ mới. Ban hành hiến pháp (1889), chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập.
    • Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng...
    • Về quân sự: huấn luyện tổ chức theo kiểu phương Tây. Công nghiệp tàu chiến được chú trọng phát triển, tiến hành sản xuất vũ khí, đạn dược...
    • Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong giảng dạy.
  • Cuộc Duy Tân Minh trị đã tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, có ý nghĩa như một cuộc cách mạng.
  • Cải cách Minh Trị mở đường cho nước Nhật trở thành nước tư bản chủ nghĩa, bảo vệ được độc lập, đưa nước Nhật thoát khỏi số phận của một nước thuộc địa, sau đó trở thành một nước đế quốc hùng mạnh tại châu Á.
Xiêm vẫn giữ được độc lập, vì:
  • Vua Rama V đã tiến hành cuộc cải cách trên tất cả các lĩnh vực:
    • Kinh tế:
      • Nông nghiệp: Giảm nhẹ thuế ruộng, xóa bỏ cho nông dân nghĩa vụ đối với nhà nước.
      • Công thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy xay xát gạo, mở hiệu buôn và ngân hàng.
    • Chính trị: Thực hiện cải cách hành chính theo khuôn mẫu Phương Tây.
    • Quân đội, giáo dục, tòa án: theo khuôn mẫu phương Tây.
    • Xã hội: xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô dịch vì nợ, giải phóng người lao động để họ tự do làm ăn, sinh sống.
    • Đối ngoại:
  • Thực hiện chính sách ngoại giao "mềm dẻo", lợi dụng vị trí đệm giữa 2 thế lực Đế quốc Anh - Pháp, Thái Lan và cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc (vốn là lãnh thổ của Lào, Campuchia và Mã Lai) để giữ gìn chủ quyền đất nước.
  • Nhờ những cải cách của Vua Rama V, Xiêm không bị biến thành thuộc địa như các nước trong khu vực mà vẫn giữ được độc lập Mặc dù chịu nhiều thiệt thòi.
3.Liên hệ tình hình việt nam cùng thời
  • Ở Việt Nam, cuối thế kỷ XIX, chế độ phong kiến đã bước vào thời kì khủng hoảng, suy yếu.
  • Lực lượng bảo thủ gồm các quan lại Nhà Nguyễn, đứng đầu là vua Tự Đức đã thực hiện chính sách bảo thủ về đường lối đối nội và đối ngoại; khước từ những đề nghị cải cách của nhóm Duy Tân do Nguyễn Trường Tộ đứng đầu. Điều này đã làm cho đất nước ngày càng suy yếu và trở thành thuộc địa của đế quốc Pháp.
4. Phân tích nguyên nhân sâu xa , kết cục, tính chất của chiến tranh tranh thế giới thứ nhất
Về chiến tranh thế giới thứ nhất:
+ Nguyên nhân sâu xa:
  • Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã tác động sâu sắc đến so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các nước đế quốc "già" (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các nước đế quốc "trẻ" (Mĩ, Đức, Nhật) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế, nhưng lại có quá ít thuộc địa. => mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt.
  • Giới cầm quyền Đức đã vạch ra kế hoạch tiến hành chiến tranh nhằm tranh giành thuộc địa, chia lại thị trường. Mĩ và Nhật cũng ráo riết kế hoạch bành trướng của mình.
  • Ngay từ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các cuộc chiến tranh đế quốc đã nổ ra:
    • Chiến tranh Trung - Nhật (1894 - 1895)
    • Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha (1898)
    • Chiến tranh Anh - Bô-ơ (1899 - 1902)
    • Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905)
  • Do những mâu thuẫn và tranh chấp về vấn đề thuộc địa, ở châu Âu hình thành hai khối quân sự đối địch nhau:
    • Khối liên minh (thành lập 1882) gồm Đức, Áo - hung, Italia.
    • Phe Hiệp ước (thành lập năm 1907) gồm Anh, Pháp, Nga.
  • Cả hai khối đều theo mục đích xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang. Chính mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
+ Kết cục:
  • Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã để lại nhiều hậu quả nặng nề:
    • 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.
    • Nhiều làng mạc, thành phố, đường sá, cầu cống bị phá hủy.
    • Số tiền các nước tham chiến đã chi phí cho cuộc chiến này lên đến khoảng 85 tỉ đôla
  • Chiến tranh kết thúc đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận, bản đồ chính trị thế giới được chia lại.
  • Trong thời gian cuộc chiến tranh nổ ra, cách mạng Tháng 10 Nga thành công đã đánh dấu một bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.
+ Tính chất: là chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.
5. Hãy đưa giải pháp để bảo vệ hoà bình trong thời đại ngày nay ?
  • Chung sống hòa bình, chống lại các tệ nạn xã hội, chống phân chia chủng tộc...
  • Tìm cách tháo gỡ các xung đột, giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.

Xin lỗi bạn về sự chậm trễ này. Trên đây là đáp án tham khảo của mình, nên nếu có thắc mắc bạn có thể cmt ngay bên dưới topic ạ. Lần sau bạn có thể chia các câu hỏi thành các topic nhỏ hơn theo từng chủ đề nhất định, như vậy sẽ nhận được giải đáp nhanh hơn nhé!

=> Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
  • Like
Reactions: nguyenminhcuong8

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
5. Hãy đưa giải pháp để bảo vệ hoà bình trong thời đại ngày nay ?
* Nâng cao chất lượng nghiên cứu, dự báo, tham mưu đề ra quyết sách, phương án ngăn ngừa hiệu quả nguy cơ xảy ra chiến tranh, xung đột, nhất là trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường như xã hội hiện nay. Đặc biệt nghiên cứu kỹ hệ thống các chiến lược về quân sự, chiến thuật quốc phòng. Từ đó chỉ ra những nguy cơ, thách thức, xây dựng các phương án, kế hoạch, sẵn sàng làm ứng phó mọi tình huống cả trước mắt và trong tương lai.
* Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Phối hợp chặt chẽ giữa các thành phần, lực lượng, phát huy vai trò nòng cốt của cơ quan thông tin, phương tiện truyền thông. Làm tốt các vấn đề đó, nhằm một mặt nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, khắc phục được những nhận thức sai trái, quan điểm tiêu cực
* Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, các thành phần, lực lượng trong hệ thống chính trị , không chỉ đặt ra về mặt thống nhất nhận thức, mà còn rất cần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cấp, các ngành, các thành phần, lực lượng trong hệ thống chính trị thực hiện. Đó không chỉ đơn thuần là tăng cường ý thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cấp các ngành trong toàn hệ thống chính trị, mà còn bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong các hoạt động khắc phục triệt để
* Xây dựng quốc phòng hùng mạnh, nêu cao tinh thần chuẩn bị sẳn sàng trước mọi tình huống, đa phương hoá, đa dạng hoá với các nước dựa trên tinh thần hoà bình, ổn định và phát triển
 
Top Bottom