ôn thi ĐOẠN VĂN 200 CHỮ

lamlinh8a3@gmail.com

Học sinh
Thành viên
7 Tháng bảy 2015
66
72
46

Attachments

  • ôn thi ĐOẠN VĂN 200 CHỮ.docx
    179.6 KB · Đọc: 156

lamlinh8a3@gmail.com

Học sinh
Thành viên
7 Tháng bảy 2015
66
72
46
Cảm ơn nha ^^
Nhưng ko có bài mẫu hả cậu?

VÍ DỤ MINH HỌA:( NLXH VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ)


Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về câu nói: “Leo lên đỉnh cao là để các em có thể nhìn ngắm thế giới chứ không phải để thế giới nhận ra các em”.

(Đề thi minh họa năm 2017 của Bộ GD & ĐT)

MỞ ĐOẠN

Giới thiệu vấn đề: Thầy hiệu trưởng … đã có câu nói: “Leo lên … các em.”

THÂN ĐOẠN

1. Giải thích câu nói

“Leo lên đỉnh núi cao” có thể hiểu là sự chinh phục những thử thách, chiếm lĩnh những tầm cao của con người chúng ta. Còn “nhìn ngắm thế giới” là sự quan sát, phát hiện sự lớn lao cũng như tận hưởng những vẻ đẹp của thế giới, của cuộc sống xung quanh. “Thế giới nhận ra các em” nghĩa là sự ghi nhận của mọi người. Câu nói của thầy hiệu trưởng đã khẳng định thái độ đúng đắn của con người khi vươn tới tầm cao, đạt được mục đích lớn lao: không phải để khẳng định thành tích mà là phải xem đó là cơ hội để trải nghiệm, nhìn ngắm thế giới ở tầm cao hơn, rộng hơn, khái quát hơn .

2. Phân tích, chứng minh

Vì sao ta phải “Leo lên đỉnh núi cao”?

Chinh phục những đỉnh cao trong cuộc sống – dù không dễ dàng – nhưng là khát vọng cao cả, là cách thể hiện bản thân, thể hiện bản lĩnh mỗi người. Khi lên tới đỉnh cao, ta sẽ nhìn lại được khả năng của chính mình, có thêm nhiều kinh nghiệm mới. Vì sao “Leo lên đỉnh núi cao” là ta có thể “ngắm nhìn thế giới”?

Mỗi hành trình vươn đến đỉnh cao đều chứa đựng những bí ẩn thú vị, mà đi đến tận cùng, người ta mới thấu hiểu. Ở tầm cao, người ta sẽ ngắm nhìn thế giới rộng hơn, khái quát hơn và chính xác hơn.
Cuộc sống không ngừng vận động, nên muốn tiến bộ, phát triển, phải nhìn ngắm thế giới hằng ngày. Đây là cái đích của sự chinh phục những đỉnh cao trong cuộc đời.

Vì sao “Leo lên đỉnh núi cao” là “không phải để thế giới nhận ra” mình?

Nếu coi việc chinh phục đỉnh cao là để được mọi người ghi nhận là cái đích tối cao, con người dễ bằng lòng, thỏa mãn với những gì mình có mà không còn ý thức vươn lên nữa.

Ai đã làm được điều đó – xem việc chinh phục đỉnh cao là để “nhìn ngắm thế giới”?

Rất nhiều những nhà khoa học, những nhà kinh tế mà mục tiêu của họ đặt ra để phấn đấu đạt được chứ hoàn toàn không phải để người khác nhìn thấy vai trò, tài năng của họ. Như nhà bác học Ê – đi – xơn, mục tiêu của ông là thắp sáng lên cho cả thế giới. Ông đặt ra mục tiêu này để theo đuổi, cống hiến hết mình cho những điều cao đẹp của cuộc đời chứ không nhằm khẳng định tên tuổi.

Bình luận: Cần phải phê phán những hiện tượng nào?

Thật đáng chê trách những người không biết đặt ra những “đỉnh cao”, những mục tiêu cho bản thân mình. Những con người ấy sống cuộc sống như vô nghĩa, không chút cầu tiến, không chút tương lai. Cũng thật đáng phê phán những ai xem việc chinh phục đỉnh cao chỉ nhằm để khẳng định mình trước thiên hạ mà không vì mục tiêu chung cho mọi người.


KẾT ĐOẠN

Bài học với bản thân.

Câu nói của thầy hiệu trưởng đã cho tôi một bài học vô cùng sâu sắc. Bản thân tôi phải đặt ra mục tiêu cho chính mình và tôi cũng nghĩ rằng, chỉ có bản thân mình mới có thể hiểu được giá trị của những mục tiêu đó. Tôi không cần người khác đánh giá mà chỉ cần tôi hiểu được giá trị của chính mình – những điều tôi đang theo đuổi. Tất cả những điều đó cho tôi và cho tất cả chúng ta một cuộc sống tuyệt vời.

MINH HỌA:( NLXH VỀ HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG)


Nhiều chuyên gia cho rằng sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng xã hội đang làm lo ngại về sự bùng phát của “đại dịch ái kỉ” (bệnh tự yêu mình) mà việc tự chụp ảnh và đếm “like” cho những thông tin của mình trên những trang mạng xã hội chỉ là một biểu hiện.

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về hiện tượng được nêu trong ý kiến trên.


MỞ ĐOẠN

Sử dụng mạng xã hội là một nhu cầu không thể thiếu trong thời đại công nghệ nhưng sự bùng phát của “đại dịch ích kỉ” do nó mang lại cũng là vấn đề được dư luận đặt ra.

THÂN ĐOẠN

Giải thích, thực trạng:

Cùng với sự phát triển của internet là hàng loạt các trang mạng xã hội ra đời như twitter, zalo, vaber, facebook… kéo theo trào lưu sống ảo, bùng phát “đại dịch ái kỉ” (“ái kỉ” : là chỉ căn bệnh tự yêu bản thân mình, biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác.)

Nguyên nhân:

Chứng bệnh này là nguyên nhân của lối sống xa hoa, chú trọng hình ảnh, danh tiếng. Nó là một trong những biểu hiện của lối sống “tôi là trung tâm”. Nó cũng xuất phát từ việc người sử dụng mạng xã hội chưa có những nhận thức đúng đắn, dẫn đến tình trạng lạm dụng. Ngoài ra, do cha mẹ ít có thời gian quan tâm, để ý đến con cái nên không quản lí được thời gian sử dụng mạng xã hội của con cái.

Hậu quả:

Hiện tượng này để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như làm hình thành một thế hệ trẻ tự yêu mình, ít hòa nhập với xã hội.
Người nghiện điện thoại hoặc các trang mạng xã hội thường có lối sống, thái độ thiếu đồng cảm với mọi người: thay vì giao tiếp cá nhân, họ chỉ chú ý vào màn hình điện thoại để sống với thế giới ảo của mình.
Hơn nữa, hiện tượng này dẫn đến tình trạng con người thiếu khả năng kiểm soát những ham muốn của bản thân nên có những hành động bất thường chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân mình: ăn mặc như nhân vật mình tưởng tượng, mua sắm vật dụng cá nhân đắt tiền để chạy theo phong trào, dễ sa ngã…Thậm chí, đây cũng là một tâm lí dẫn đến tỉ lệ tử vong cao.

Giải pháp và bài học:

Mỗi cá nhân cần ý thức được ranh giới giữa thế giới ảo và thực để biết cân bằng cuộc sống. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có những biện pháp hỗ trợ giúp đỡ, định hướng cho các thành viên trong cộng đồng, nhất là giới trẻ để mỗi cá nhân có cuộc sống thật lành mạnh, hài hòa với xã hội.

KẾT ĐOẠN

Đây là hiện tượng tiêu cực do mạng xã hội gây ra nên cần ngay lập thức chấn chỉnh, thay đổi để mỗi cá nhân có cuộc sống cân bằng, lành mạnh.
 
Top Bottom