S
sieutrom1412


ĐỂ LÀM TỐT BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1.Vị trí bài nghị luận xã hội trong đề thi Tú Tài và Đại Học
Bài nghị luận xã hội (NLXH-3 điểm) có ý nghĩa quyết định đối với bài thi ĐH. Bở câu hỏi giáo khoa (câu I) và bài nghị luận văn học (câu III) đều nằm trong SGK. Tất cả học sinh học bài kỹ đều có thể làm tốt hai câu này. Đề NLXH không có kiến thức cụ thể trong SGK thế nên không biết phải học gì và học thế nào. Đa số làm cho có, cầu may một con điểm nào đó. Vì thế, nếu thí sinh biết cách làm bài NLXH, điểm vượt lên, thì kết quả ĐH là trong khả năng
Vì không có kiến thức cụ thể trong SGK nên thí sinh phải tự tích lũy kiến thức và rèn luyện cách viết bài cho đúng chuẩn thi cử
2. Trau giồi kiến thức thế nào
Căn cứ vào SGK, đề sẽ ra về một vấn đề tư tưởng, đạo đức hay một hiện tượng xã hội. Đó là tình thương người, thói đạo đức giả, lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm, đức tính trung thực, thói háo danh, lối sống thực dụng, vấn đề môi trường, mục đích học tập, phong trào hai không, đạo lý uống nước nhớ nguồn…
Để làm tốt những nội dung NLXH, thí sinh cần bám sát thời sự, tự mình tích lũy tri thức, tự mình suy nghĩ lẽ phải trái, đúng sai của vấn đề, tham khảo ý kiến của những bậc thức giả, để khi làm bài, thí sinh có “vốn sống” và chính kiến cho bài làm của mình, bởi bài làm nào cũng đòi buộc thí sinh tự rút ra bài học hành động của bản thân
3.Về phương pháp viết, cần chú ý điều gì?
Đáp án cho điểm từng phần bài văn, căn cứ vào nội dung và phương pháp viết của thí sinh. Đa số chỉ làm Nhập Đề và Kết Luận sơ sài về nội dung và không đúng phương pháp, thành ra mất điểm. Điềm cho 1 điểm cho Nhập Đề và Kết Luận. Mất 1 điểm thi ĐH cũng là mất cơ hội được ngồi trên giảng đường ĐH
Vì thế, trước hết cần viết Nhập Đề và Kết Luận cho chuẩn, câu chữ, ý tưởng cho mạch lạc, cách Nhập Đề hấp dẫn, cách kết luận ấn tượng, bám sát trọng tâm đề
Phần Thân Bài thường chia làm 3 hoặc 4 đoạn văn. Mỗi đoạn triển khai một ý chính của vấn đề. Nhiều thí sinh không biết xuống dòng chia đoạn. Những bài luận như vậy không bao giờ vượt qua điểm trung bình
Mỗi đoạn cần được viết theo cấu trúc phù hợp cho kiểu đoạn, đó là đoạn giải thích hay đoạn phân tích, đoạn bình luận hay đoạn trình bày. Kiểu lập luận Diễn Dịch hay Quy Nạp, kiểu Nhân- Quả hay Đòn bẩy, kiểu Tam Đoạn Luận hay kiểu Tương Phản…Tốt nhất nên sử dụng kiểu đoạn Diễn Dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, bài làm sẽ rất mạch lạc
Bài NLXH đạt điểm cao khi có dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, lập luận chặt chẽ, văn chương lưu loát, có hình ảnh, cảm xúc. Người viết có chính kiến riêng. Ít nhất trong một bài phải có 3 dẫn chứng : dẫn chứng lịch sử, dẫn chứng văn học, dẫn chứng đời sống. sử dụng cả hai cách đưa dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp ( Khi dẫn chứng phải ghi nguồn)
Khen chê phải đúng mực, đừng quá tụng ca lãng mạn, cũng đừng quá mạt sát phỉ báng. Tính nhân văn của ngòi bút là yêu cầu cần phải có để đạt điểm cao.
BÀI THAM KHẢO
Bạn có thể tham khảo về kỹ năng viết những bài sau đây. BCT thử triển khai đề thi ĐH đã thi. Bài thi ĐH quy định khoảng 600 từ, bạn có thể viết khoảng 1,5 trang (mỗi trang có 40 dòng, mỗi dòng viết cỡ chữ vừa phải thì được 12 chữ)
ĐỀ : Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội. Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.(ĐH C.2010)
1.Xã hội là một cộng đồng người sống chung với nhau, có chung lịch sử, địa lý, văn hóa,… Mỗi cá nhân trong xã hội có những trách nhiệm phải thực hiện, nhờ vậy xã hội mới ổn định và phát triển.Thế nhưng có người đã không thực hiện trách nhiệm của mình, gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho cá nhân mà cho cả xã hôi. Có ý kiến cho rằng : Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệmở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội.
2 .Nói “thói vô trách nhiệmở mỗi cá nhân như một thứ a-xit vô hình” là một cách nói ví von. Axít là chất có thể ăn mòn và tàn phá mọi vật nhiễm phải nó. So sánh thói vô trách nhiệm của cá nhân với axít là để nói sự nguy hại của thói vô trách nhiệm đối với sự tồn tại của xã hôi.
Mỗi cá nhân trong xã hội phải thực hiện trách nhiệm do xã hội phân công. Đó là trách nhiệm làm cha, làm mẹ, làm con trong gia đình,”Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ”(điều 64,Hiến Pháp); là trách nhiệm công dân.Điều 77 Hiến Pháp ghi rõ :”Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.” Ở từng cương vị cụ thể, mỗi cá nhân còn có trách nhiệm riêng, trách nhiệm của người học sinh, của bác sĩ, của người lính, của người công nhân. Có tinh thần trách nhiệm là có ý thức và nỗ lực nhằm hoàn thành tốt những phận sự của mình. Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, góp phần xây dựng gia đình,thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nhìn lại quá khứ, dân tộc ta đã làm nên kỳ tích lịch sử trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đó là nhờ mỗi công dân hoàn thành xuất sắc trách nhiệm của mình đối với tổ quốc. Không biết bao nhiêu người vì nhiệm vụ đã hy sinh. Họ được tổ quốc và lịch sử ghi công như Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Văn Trỗi…
3. Vô trách nhiệm là bỏ bê công việc, làm việc không chu tất, là không chịu trách nhiệm về công việc của mình. Khi một người cố ý thức coi thường việc thực hiện nhiệm vụ, thì họ đã nhiễm thói vô trách nhiệm. Báo chí gần đây từng đưa tin bác sĩ ở bệnh viện Năm Căn Cà Mau vô trách nhiệm gây ra cái chết của bịnh nhân Dương Thị Thu Hiền 17 tuổi. Nhân dân Cà Mau đã vô cùng phẫn nộ đối với vị bác sĩ “ vô nhân tính” này. Vụ sập cầu Cần Thơ(26.09.2007) là thảm họa xây dựng nghiêm trọng nhất tại Việt Nam..Theo Thông tấn xã Việt Nam, có 52 công nhânchết và 149 người bị thương. Thảm họa này thuộc về trách nhiệm của nhà thi công. Hai trường hợp trên là điển hình cho ý thức thiếu trách nhiệm trong công việc gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đối với xã hội.Thói vô trách nhiệm là một biểu hiện của lối sống phi đạo đức. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, lối sống ấy đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội. Bộ luật hình sự Việt Nam điều 285 ghi rõ :”Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng,…, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”
4.Là học sinh, thanh niên, chúng ta cần nhận rõ ý thức trách nhiệm là một phẩm chất quan trọng, từ đó rèn luyện ý thức trách nhiệm trong mọi công việc. Đó là trách nhiệm làm con trong gia đình. Điều 21 luật Hôn Nhân Gia Đình ghi rõ :”Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ”.Trách nhiệm học sinh là phải học tập và rèn luyện tốt. Người học sinh còn có trách nhiệm tuân thủ pháp luật, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, góp phần xây dựng một cộng đồng tốt đẹp. Bản thân mỗi người chúng ta cần kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong xã hội, bởi chắc chắn thói vô trách nhiệm sẽ gây tai họa cho bản thân ta và cho xã hội.
1.Vị trí bài nghị luận xã hội trong đề thi Tú Tài và Đại Học
Bài nghị luận xã hội (NLXH-3 điểm) có ý nghĩa quyết định đối với bài thi ĐH. Bở câu hỏi giáo khoa (câu I) và bài nghị luận văn học (câu III) đều nằm trong SGK. Tất cả học sinh học bài kỹ đều có thể làm tốt hai câu này. Đề NLXH không có kiến thức cụ thể trong SGK thế nên không biết phải học gì và học thế nào. Đa số làm cho có, cầu may một con điểm nào đó. Vì thế, nếu thí sinh biết cách làm bài NLXH, điểm vượt lên, thì kết quả ĐH là trong khả năng
Vì không có kiến thức cụ thể trong SGK nên thí sinh phải tự tích lũy kiến thức và rèn luyện cách viết bài cho đúng chuẩn thi cử
2. Trau giồi kiến thức thế nào
Căn cứ vào SGK, đề sẽ ra về một vấn đề tư tưởng, đạo đức hay một hiện tượng xã hội. Đó là tình thương người, thói đạo đức giả, lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm, đức tính trung thực, thói háo danh, lối sống thực dụng, vấn đề môi trường, mục đích học tập, phong trào hai không, đạo lý uống nước nhớ nguồn…
Để làm tốt những nội dung NLXH, thí sinh cần bám sát thời sự, tự mình tích lũy tri thức, tự mình suy nghĩ lẽ phải trái, đúng sai của vấn đề, tham khảo ý kiến của những bậc thức giả, để khi làm bài, thí sinh có “vốn sống” và chính kiến cho bài làm của mình, bởi bài làm nào cũng đòi buộc thí sinh tự rút ra bài học hành động của bản thân
3.Về phương pháp viết, cần chú ý điều gì?
Đáp án cho điểm từng phần bài văn, căn cứ vào nội dung và phương pháp viết của thí sinh. Đa số chỉ làm Nhập Đề và Kết Luận sơ sài về nội dung và không đúng phương pháp, thành ra mất điểm. Điềm cho 1 điểm cho Nhập Đề và Kết Luận. Mất 1 điểm thi ĐH cũng là mất cơ hội được ngồi trên giảng đường ĐH
Vì thế, trước hết cần viết Nhập Đề và Kết Luận cho chuẩn, câu chữ, ý tưởng cho mạch lạc, cách Nhập Đề hấp dẫn, cách kết luận ấn tượng, bám sát trọng tâm đề
Phần Thân Bài thường chia làm 3 hoặc 4 đoạn văn. Mỗi đoạn triển khai một ý chính của vấn đề. Nhiều thí sinh không biết xuống dòng chia đoạn. Những bài luận như vậy không bao giờ vượt qua điểm trung bình
Mỗi đoạn cần được viết theo cấu trúc phù hợp cho kiểu đoạn, đó là đoạn giải thích hay đoạn phân tích, đoạn bình luận hay đoạn trình bày. Kiểu lập luận Diễn Dịch hay Quy Nạp, kiểu Nhân- Quả hay Đòn bẩy, kiểu Tam Đoạn Luận hay kiểu Tương Phản…Tốt nhất nên sử dụng kiểu đoạn Diễn Dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn, bài làm sẽ rất mạch lạc
Bài NLXH đạt điểm cao khi có dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, lập luận chặt chẽ, văn chương lưu loát, có hình ảnh, cảm xúc. Người viết có chính kiến riêng. Ít nhất trong một bài phải có 3 dẫn chứng : dẫn chứng lịch sử, dẫn chứng văn học, dẫn chứng đời sống. sử dụng cả hai cách đưa dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp ( Khi dẫn chứng phải ghi nguồn)
Khen chê phải đúng mực, đừng quá tụng ca lãng mạn, cũng đừng quá mạt sát phỉ báng. Tính nhân văn của ngòi bút là yêu cầu cần phải có để đạt điểm cao.
BÀI THAM KHẢO
Bạn có thể tham khảo về kỹ năng viết những bài sau đây. BCT thử triển khai đề thi ĐH đã thi. Bài thi ĐH quy định khoảng 600 từ, bạn có thể viết khoảng 1,5 trang (mỗi trang có 40 dòng, mỗi dòng viết cỡ chữ vừa phải thì được 12 chữ)
ĐỀ : Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội. Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay.(ĐH C.2010)
1.Xã hội là một cộng đồng người sống chung với nhau, có chung lịch sử, địa lý, văn hóa,… Mỗi cá nhân trong xã hội có những trách nhiệm phải thực hiện, nhờ vậy xã hội mới ổn định và phát triển.Thế nhưng có người đã không thực hiện trách nhiệm của mình, gây ra những hậu quả nghiêm trọng không chỉ cho cá nhân mà cho cả xã hôi. Có ý kiến cho rằng : Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệmở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội.
2 .Nói “thói vô trách nhiệmở mỗi cá nhân như một thứ a-xit vô hình” là một cách nói ví von. Axít là chất có thể ăn mòn và tàn phá mọi vật nhiễm phải nó. So sánh thói vô trách nhiệm của cá nhân với axít là để nói sự nguy hại của thói vô trách nhiệm đối với sự tồn tại của xã hôi.
Mỗi cá nhân trong xã hội phải thực hiện trách nhiệm do xã hội phân công. Đó là trách nhiệm làm cha, làm mẹ, làm con trong gia đình,”Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ”(điều 64,Hiến Pháp); là trách nhiệm công dân.Điều 77 Hiến Pháp ghi rõ :”Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.” Ở từng cương vị cụ thể, mỗi cá nhân còn có trách nhiệm riêng, trách nhiệm của người học sinh, của bác sĩ, của người lính, của người công nhân. Có tinh thần trách nhiệm là có ý thức và nỗ lực nhằm hoàn thành tốt những phận sự của mình. Tinh thần trách nhiệm là một phẩm chất cao đẹp, góp phần xây dựng gia đình,thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Nhìn lại quá khứ, dân tộc ta đã làm nên kỳ tích lịch sử trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đó là nhờ mỗi công dân hoàn thành xuất sắc trách nhiệm của mình đối với tổ quốc. Không biết bao nhiêu người vì nhiệm vụ đã hy sinh. Họ được tổ quốc và lịch sử ghi công như Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Nguyễn Viết Xuân, Nguyễn Văn Trỗi…
3. Vô trách nhiệm là bỏ bê công việc, làm việc không chu tất, là không chịu trách nhiệm về công việc của mình. Khi một người cố ý thức coi thường việc thực hiện nhiệm vụ, thì họ đã nhiễm thói vô trách nhiệm. Báo chí gần đây từng đưa tin bác sĩ ở bệnh viện Năm Căn Cà Mau vô trách nhiệm gây ra cái chết của bịnh nhân Dương Thị Thu Hiền 17 tuổi. Nhân dân Cà Mau đã vô cùng phẫn nộ đối với vị bác sĩ “ vô nhân tính” này. Vụ sập cầu Cần Thơ(26.09.2007) là thảm họa xây dựng nghiêm trọng nhất tại Việt Nam..Theo Thông tấn xã Việt Nam, có 52 công nhânchết và 149 người bị thương. Thảm họa này thuộc về trách nhiệm của nhà thi công. Hai trường hợp trên là điển hình cho ý thức thiếu trách nhiệm trong công việc gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đối với xã hội.Thói vô trách nhiệm là một biểu hiện của lối sống phi đạo đức. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, lối sống ấy đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội. Bộ luật hình sự Việt Nam điều 285 ghi rõ :”Người nào vì thiếu trách nhiệm mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả nghiêm trọng,…, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”
4.Là học sinh, thanh niên, chúng ta cần nhận rõ ý thức trách nhiệm là một phẩm chất quan trọng, từ đó rèn luyện ý thức trách nhiệm trong mọi công việc. Đó là trách nhiệm làm con trong gia đình. Điều 21 luật Hôn Nhân Gia Đình ghi rõ :”Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo của cha mẹ”.Trách nhiệm học sinh là phải học tập và rèn luyện tốt. Người học sinh còn có trách nhiệm tuân thủ pháp luật, bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh trật tự xã hội, góp phần xây dựng một cộng đồng tốt đẹp. Bản thân mỗi người chúng ta cần kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của thói vô trách nhiệm trong xã hội, bởi chắc chắn thói vô trách nhiệm sẽ gây tai họa cho bản thân ta và cho xã hội.