T
tieuhuunguyen97
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Dưới đây là 1 số bài tập ôn thi,em đã trả lời hết nhưng không biết đúng hay sai, các anh chị sửa gấp cho em nha! Ngày 9/12/09 là em thi rồi.
1. San hô có lợi hay có hại, vì sao?
*San hô vừa có lợi vừa có hại. Tập đoàn san hô tạo đá ngầm gây cản trở giao thông biển. Nhưng san hô lại có nhiều mặt lợi. Chúng tạo vẻ đẹp thiên nhiên, môi trường sinh thái cho ĐV biển. Trong đời sống con người, có thể dùng làm trang sức, trang trí ( san hô đỏ, san hô đen...), làm nguyên vôi xây dựng (san hô đá...) và hóa thạch san hô có ý nghĩa về mặt địa chất.
*2. Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số ĐV Ruột khoang phải có phương tiện giao thông đường biển.
3. Vì sao châu chấu non ( hay tôm) phải lột xác nhiều lần để lớn lên?
*Vỏ châu chấu có cấu tạo bằng Kitin ngấm canxi nên rất cứng, chắc chắn và không có khả năng đàn hồi theo cơ thể. Theo thời gian, châu chấu sẽ lớn lên và không vừa với lớp vỏ cũ nên phải lột xác để tiếp tục phát triển với lớp vỏ mới. Mỗi lần tăng trưởng là châu chấu phải lột xác. Như vậy, châu chấu phải lột xác nhiều lần để lớn lên.
4. Nêu những đặc điểm chính của sâu bọ (nói chung), châu chấu ( nói riêng) để phân biệt với các lớp Chân khớp khác.
*Đặc điểm chính của sâu bọ (nói chung), châu chấu ( nói riêng) để phân biệt với các lớp Chân khớp khác:
+Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
+Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
+Hô hấp bằng ống khí.
5. Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì và vì sao có màu đỏ?
*Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là máu của nó. Vì giun đất đã có hệ tuần hoàn và hệ thần kinh nên máu có hồng cầu, sắc tố đỏ.
6. Phân biệt tôm đực với tôm cái. Nêu vài biện pháp nuôi tôm hiệu quả mà em biết.
* Tôm cái có bản năng ôm trứng để bảo vệ.
Vài biện pháp nuôi tôm hiệu quả:
+ Tôm nhạy cảm với mùi nên dùng các mồi có mùi (cá, thịt ôi...) để làm thức ăn cho tôm hoặc để cất vó đánh tôm.
+ Môi trường sống của tôm phải sạch sẽ, mát mẻ, hợp vệ sinh và có oxi để tôm hô hấp.
7. Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết ở sâu bọ có quan hệ với nhau như thế nào?
*Hệ tiêu hóa có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài.
8. Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản trong khi hệ thống ống khí phát triển?
*Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp đểu có khả năng lưu thông oxi trong cơ thể. Ở sâu bọ, hệ thống ống khí ( hệ hô hấp) phân nhánh chằng chịt, cung cấp oxi tới tận tế bào và giúp thông khí tốt. Hệ hô hấp làm việc tích cực giúp cho công việc của hệ tuần hoàn trở nên nhẹ nhàng hơn nên hệ tuần hoàn ở sâu bọ đơn giản khi hệ thống ống khí phát triển.
*9. Râu của châu chấu là cơ quan thính giác và cơ quan khứu giác. Phần bụng của châu chấu có 10 đốt và 10 đôi lỗ thở.
10. Tại sao nói việc phòng chống bệnh giun sán là một vấn đề lâu dài của xã hội?
* Đa số giun sán có đời sống kí sinh và ấu trùng phát triển qua vật chủ trung gian. Chúng có thể bám vào thức ăn sống, có mặt ở những nguồn nước bị ô nhiễm.... Người trong xã hội lại có thói quen ăn sống ( thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn) và ra ngoài môi trường mà không đeo khẩu trang. Cũng có thể do ý thức kém như mua thực phẩm không hợp vệ sinh, không rửa tay sạch trước khi ăn, không làm sạch thức ăn.... Trong khi đó, giun sán cứ tiếp tục phát triển từ vòng đời kí sinh này đến vòng đời kí sinh khác. Vì vậy, có thể nói việc phòng chống bệnh giun sán là một vấn đề lâu dài của xã hội
1. San hô có lợi hay có hại, vì sao?
*San hô vừa có lợi vừa có hại. Tập đoàn san hô tạo đá ngầm gây cản trở giao thông biển. Nhưng san hô lại có nhiều mặt lợi. Chúng tạo vẻ đẹp thiên nhiên, môi trường sinh thái cho ĐV biển. Trong đời sống con người, có thể dùng làm trang sức, trang trí ( san hô đỏ, san hô đen...), làm nguyên vôi xây dựng (san hô đá...) và hóa thạch san hô có ý nghĩa về mặt địa chất.
*2. Để đề phòng chất độc khi tiếp xúc với một số ĐV Ruột khoang phải có phương tiện giao thông đường biển.
3. Vì sao châu chấu non ( hay tôm) phải lột xác nhiều lần để lớn lên?
*Vỏ châu chấu có cấu tạo bằng Kitin ngấm canxi nên rất cứng, chắc chắn và không có khả năng đàn hồi theo cơ thể. Theo thời gian, châu chấu sẽ lớn lên và không vừa với lớp vỏ cũ nên phải lột xác để tiếp tục phát triển với lớp vỏ mới. Mỗi lần tăng trưởng là châu chấu phải lột xác. Như vậy, châu chấu phải lột xác nhiều lần để lớn lên.
4. Nêu những đặc điểm chính của sâu bọ (nói chung), châu chấu ( nói riêng) để phân biệt với các lớp Chân khớp khác.
*Đặc điểm chính của sâu bọ (nói chung), châu chấu ( nói riêng) để phân biệt với các lớp Chân khớp khác:
+Cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng.
+Đầu có 1 đôi râu, ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
+Hô hấp bằng ống khí.
5. Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra. Đó là chất gì và vì sao có màu đỏ?
*Cuốc phải giun đất thấy có chất lỏng màu đỏ chảy ra, đó là máu của nó. Vì giun đất đã có hệ tuần hoàn và hệ thần kinh nên máu có hồng cầu, sắc tố đỏ.
6. Phân biệt tôm đực với tôm cái. Nêu vài biện pháp nuôi tôm hiệu quả mà em biết.
* Tôm cái có bản năng ôm trứng để bảo vệ.
Vài biện pháp nuôi tôm hiệu quả:
+ Tôm nhạy cảm với mùi nên dùng các mồi có mùi (cá, thịt ôi...) để làm thức ăn cho tôm hoặc để cất vó đánh tôm.
+ Môi trường sống của tôm phải sạch sẽ, mát mẻ, hợp vệ sinh và có oxi để tôm hô hấp.
7. Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết ở sâu bọ có quan hệ với nhau như thế nào?
*Hệ tiêu hóa có thêm ruột tịt tiết dịch vị vào dạ dày và nhiều ống bài tiết lọc chất thải đổ vào ruột sau để theo phân ra ngoài.
8. Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản trong khi hệ thống ống khí phát triển?
*Hệ tuần hoàn và hệ hô hấp đểu có khả năng lưu thông oxi trong cơ thể. Ở sâu bọ, hệ thống ống khí ( hệ hô hấp) phân nhánh chằng chịt, cung cấp oxi tới tận tế bào và giúp thông khí tốt. Hệ hô hấp làm việc tích cực giúp cho công việc của hệ tuần hoàn trở nên nhẹ nhàng hơn nên hệ tuần hoàn ở sâu bọ đơn giản khi hệ thống ống khí phát triển.
*9. Râu của châu chấu là cơ quan thính giác và cơ quan khứu giác. Phần bụng của châu chấu có 10 đốt và 10 đôi lỗ thở.
10. Tại sao nói việc phòng chống bệnh giun sán là một vấn đề lâu dài của xã hội?
* Đa số giun sán có đời sống kí sinh và ấu trùng phát triển qua vật chủ trung gian. Chúng có thể bám vào thức ăn sống, có mặt ở những nguồn nước bị ô nhiễm.... Người trong xã hội lại có thói quen ăn sống ( thức ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn) và ra ngoài môi trường mà không đeo khẩu trang. Cũng có thể do ý thức kém như mua thực phẩm không hợp vệ sinh, không rửa tay sạch trước khi ăn, không làm sạch thức ăn.... Trong khi đó, giun sán cứ tiếp tục phát triển từ vòng đời kí sinh này đến vòng đời kí sinh khác. Vì vậy, có thể nói việc phòng chống bệnh giun sán là một vấn đề lâu dài của xã hội
Last edited by a moderator: