Địa 9 Ôn tập

Thảo Nguyễn ^ ^

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng sáu 2019
466
811
96
Hải Phòng
Trường THCS Nam Sơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Có mấy nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp. Trình bày vai trò của các nhân tố đó trong sự phát triển công nghiệp, nông nghiệp.
Câu 2: Kể tên các trung tâm công nghiệp lớn. Chức năng chuyên ngành của mỗi trung tâm.
Câu 3: Kể tên các rừng ở nước ta, cho biết vai trò của chúng. Tại sao chúng ta vừa khai thác rừng vừa bảo vệ rừng.
 
  • Like
Reactions: anbinhf

lâm tùng apollo

Cựu Mod Địa | PCN CLB Địa Lí
Thành viên
26 Tháng ba 2018
1,170
3,214
371
20
Shurima
Thái Nguyên
THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN
Câu 1:
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp:

- Các nhân tố tự nhiên:
  • Tài nguyên đất.
  • Tài nguyên khí hậu.
  • Tài nguyên nước.
  • Tài nguyên sinh vật.
- Các nhân tố xã hội:
  • Dân cư, lao động nông thôn.
  • Cơ sở vật chất-kĩ thuật.
  • Chính sách phát triển nông nghiệp.
  • Thị trường.

Vai trò của các nhân tố trong sự phát triển nông nghiệp:

*Thuận lợi:
- Tài nguyên đất: Tài nguyên quý giá của quốc gia, tư liệu sản xuất trong nông nghiệp. Đất phù sa màu mỡ thuận lợi trồng cây lương thực, hoa màu. Đất feralit thích hợp trồng cây công nghiệp.
- Tài nguyên khí hậu: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, sinh vật có thể phát triển quanh năm. Khí hậu phân hoá từ Bắc đến Nam, theo mùa, đai cao có thể trồng được nhiều loại cây. Cơ cấu mùa vụ đa dạng
- Tài nguyên nước: Mạng lưới sông ngòi dày đặc có giá trị về thủy lợi, nguồn nước ngầm dồi dào thuận lợi cho tưới tiêu.
- Tài nguyên sinh vật: Phong phú, đa dạng là cơ sở để lai tạo giống cây trồng vật nuôi.
- Tài nguyên dân cư, lao động nông thôn: Dân cư đông, lao động dồi dào.
- Cơ sở vật chất, kĩ thuật: Ngày càng được cải thiện. Công nghiệp chế biển nông sản đang được phát triển và phân bố rộng.
- Chính sách phát triển nông nghiệp: Nhiều chính sách mới của Đảng, nhà nước là cơ sở thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển.
- Thị trường: Được mở rộng và đa dạng, góp phần vào sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi.

*Khó khăn:

- Tài nguyên đất: Xói mòn, rửa trôi, bạc màu, diện tích ngày càng bị thu hẹp.
- Tài nguyên khí hậu: Khí hậu thất thường, gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp.
- Tài nguyên nước: Mùa mưa thì lũ lụt, mùa khô thì hạn hán.
- Tài nguyên sinh vật: Nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
- Tài nguyên dân cư, lao động nông thôn: Lao động chưa có nhiều kinh nghiệm.

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển công nghiệp:
- Các nhân tố tự nhiên:
  • Tài nguyên khoáng sản.
  • Trữ lượng thủy năng.
  • Các tài nguyên đất, nước, khí hậu.
  • Sự phân bố các tài nguyên trên lãnh thổ là thế mạnh của từng vùng.
- Các nhân tố xã hội:
  • Dân cư và lao động.
  • Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng.
  • Chính sách phát triển.
  • Thị trường.
*Thuận lợi:
- Tài nguyên khoáng sản: Phát triển công nghiệp nặng.
- Trữ lượng thủy năng: Phát triển thủy điện.
- Các tài nguyên đất, nước, khí hậu: Phát triển công nghiệp chế biến.
- Dân cư và lao động: Nguồn lao động dồi dào. Khả năng tiếp thu khoa học - kĩ thuật nhanh.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc đang dần hoàn thiện.
- Chính sách phát triển: Có nhiều chính sách mới, chính sách công nghiệp hóa gắn liền với kinh tế nhiều thành phần, khuyến khích đầu tư nước ngoài, đổi mới chính sách đối ngoại
- Thị trường: Thị trường nước ngoài đang mở rộng. Thị trường đã tạo nên sức ép cho cơ cấu công nghiệp đa dạng và linh hoạt hơn

*Khó khăn:
- Cơ sở vật chất kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng: Trình độ công nghiệp còn thấp, hiệu quả sử dụng chưa cao, mức tiêu thụ năng lượng
và nguyên liệu còn nhiều. Cơ sở vật chất kĩ thuật chỉ đồng bộ, chỉ tập trung ở một số vùng.
- Chính sách phát triển: Chính sách nước ta còn nhiều cửa, hạn chế sự đầu tư của nước ngoài vào nước ta.
- Thị trường: Thị trường trong nước rộng lớn nhưng bị cạnh tranh bởi hàng ngoại.

Câu 2: (Xem atlat)
Các trung tâm công nghiệp lớn:
- Hà Nội: Luyện kim đen, cơ khí, sản xuất ô tô, điện tử, hóa chất, dệt may, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản...
- Hải Phòng: Luyện kim đen, cơ khí, điện tử, đóng tàu, nhiệt điện, dệt may, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng....
- Vũng Tàu: Luyện kim đen, cơ khí, đóng tàu, nhiệt điện, hóa chất, dệt may, chế biến nông sản, vật liệu xây dựng....
- Biên Hòa: Cơ khí, điện tử, hóa chất, dệt may, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, sản xuất giấy....
- Thủ Dầu Một: Cơ khí, điện tử, hóa chất, dệt may, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản...

Câu 3:

Các loại rừng ở nước ta:
  • Rừng sản xuất: Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất (gỗ làm giấy, củi....).
  • Rừng phòng hộ: Giữ đất, chống xói mòn, chắn sóng, chắn cát. Phòng chống thiên tai.
  • Rừng đặc dụng: Bảo vệ động vật, thực vật quý hiếm.
Chúng ta phải vừa khai thác rừng vừa bảo vệ rừng vì: Rừng vừa tăng độ che phủ, giữ nguồn đất, nguồn nước, phòng chống thiên tai, bảo vệ vùng ven biển. Việc khai thác rừng mang lại nguồn lợi lớn cho quốc gia. Nhưng nếu khai thác rừng không đi đôi với trồng rừng sẽ làm tài nguyên rừng giảm sút, gây mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến các nền kinh tế, ảnh hưởng đời sống nhân dân và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Bạn có thể xem lại nội dung của bài tại: Hệ thống hóa kiến thức Địa 9
"Một người kiên nhẫn có thể thu hút may mắn như nam châm. Chăm chỉ với quyết tâm mạnh mẽ, thành công và may mắn sẽ mỉm cười với bạn!"
 
Last edited:
Top Bottom