Câu 1: Liên hệ về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của vùng (Vùng đồng bằng Đông Nam Bộ và đồng băng Sông Cửu Long)
Câu 2:Liên hệ ý nghĩa của việc phát triển tổng hợp các nghành kinh tế biển đối với việc phát triển kinh tế an ninh quốc phòng của nước ta
Câu 3: Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển đảo và phát triển kinh tế tổng hợp biển (tiềm năng và thực trạng)
Câu 4: Trình bày tác động của đặc điểm dân cư, xã hội tới sự phát triển kinh tế của vùng( vung Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng Sông Cửu Long)
Câu 6: đăc điểm tài nguyên và môi trường biển, đảo nước ta
Câu 2
Câu 3:
- Điều kiện phát triển:
+ Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư…
+ Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.
+ Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, nhiều phong cảnh, nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
- Tình hình phát triển:
+ Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.
+ Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chỉ đánh bắt gần bờ.
+ Du lịch biển được phát triển nhanh trong những năm gần đây.
+ Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.
- Phương hướng: Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản. Ngành du lịch đẩy mạnh hoạt động và tiếp tục khai thác hiều quả các tài nguyên du lịch.
Câu 4:
*Tác động của đặc điểm dân cư xã hội đến sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ,
- Đông dân, nguồn lao động dồi dào, nhất là lao động lành nghề.
- Người dân năng động, sáng tạo.
- Mật độ dân số cao.
- Là thị trường tiêu thụ rộng lớn. Đông Nam Bộ, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh có sức thu hút lao động mạnh mẽ trên với cả nước.
- Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh thuận lợi cho phát triển du lịch
*Tác động của đặc điểm dân cư xã hội đến sự phát triển kinh tế của đồng bằng Sông Cửu Long
- Là vùng đông dân, gồm nhiều thành phần dân tộc, nguồn lao động dồi dào.
- Người dân cần cù, năng động, có kinh nghiệm sản xuất hàng hoá nông nghiệp.
- Thị trường tiêu thụ lớn và có tiềm năng phát triển.
- Mặt bằng dân trí còn thấp, dẫn đến tỉ lệ người lớn biết chữ cũng thấp.