Câu 1:Tại sao công nghiệp năng lượng lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
Câu 2: Xác định các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ và giải thích sự
phân bố của chúng.
Câu 3: So sánh các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở nước ta.
Câu 4: Giải thích tại sao Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công
nghiệp lớn nhất nước ta.
Câu 5: Dựa vào bảng 29.1 (sgk trang 128) vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá
trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của nước ta năm 1996 và năm
2005. Nêu nhận xét.
Câu 6: Dựa vào hình 26.2 (Atlats địa lí Việt Nam) và kiến thức đã học, hãy giải thích tại
sao Đông Nam Bộ vùng có tỉ trọng giái trị sản xuất công nghiệp lớn nhất cả nước.
Câu 1:
* Khái niệm công nghiệp trọng điểm: là ngành có thế mạnh lâu dài, đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.
* Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì:
a) Nước ta có thế mạnh lâu dài để phát triển ngành công nghiệp năng lượng:
- Nguồn nguyên liệu phong phú và đa dạng:
+ Khai thác than: đa dạng các loại than gồm như than antraxit và bán antraxit có trữ lượng khoảng 6,6 tỉ tấn, trong đó bể than Quảng Ninh có trữ lượng hơn 6,5 tỉ tấn. Than antraxit có chất lượng tốt, nhiệt lượng từ 7000 – 8000 calo/kg.
+ Tiềm năng khai thác dầu khí: tập trung các bể trầm tích ở thềm lục địa phía Nam với 8 bề trầm tích, trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng tram tỉ m3 khí đồng hành.
+ Tiềm năng thủy điện: nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, sông nhiều nước, lại chảy qua địa hình ¾ đồi núi nên có tiềm năng thúy điện lớn. Chủ yếu là các sông lớn ở Tây Bắc, Tây Nguyên. Tiềm năng ước tính đạt khoảng 3000 MW, sản lượng 260 – 270 tỉ kWh (chủ yếu trên hệ thống sông Hồng – 37% và sông Đồng Nai – 19%).
+ Cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng khá phát triển với mạng lưới giao thông ngày càng phát triển (đường sắt, đường bộ, đường ống) giúp cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm dễ dàng hơn. Cơ sở nhà máy, thiết bị khai thác, nhà máy nhiệt phát triển từ lâu và có nền tảng cơ sở nhất định, hiện nay được đầu tư nâng cấp mở rộng.
b) Đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao:
- Về mặt kinh tế:
+ Đem lại nhiều sản phẩm có giá trị xuất khẩu lớn có giá trị cao như than, đặc biệt là dầu khí, được ví như “vàng đen” của nước ta.
+ Cung cấp nguồn năng lượng phục vụ hoạt động sản xuất phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Câu 2:
* Các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ gồm:
- Thủy điện Sơn La (2400 MW), Hòa Bình (1920 MW) trên sông Đà.
- Thủy điện Trị An (400 MW) trên sông Đồng Nai.
- Thủy điện Yaly (720 MW) trên sông Xê Xan, thủy điện Hàm Thuận – Đa Nhim (300 MW và 175 MW) trên sông La Ngà.
- Thủy điện Thác Bà (110 MW) trên sông Chảy.
=> Các nhà máy thủy điện lớn của nước ta phân bố chủ yếu trên các con sông lớn ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên.
* Có sự phân bố đó là do:
Đây đều là những con sông lớn, nguồn nước dồi dào, chảy qua địa hình núi cao độ dốc lớn nên tiềm năng thủy điện lớn:
+ Sông Đà, sông Chảy ở vùng núi Tây Bắc- nơi có địa hình cao đồ sộ nhất cả nước.
+ Sông Đồng Nai, sông Xê Xan, La Ngà ở Tây Nguyên nơi có địa hình cao nguyên xếp tầng, đồ sộ.
câu 3: