Văn 8 Ôn tập

MiuMiu-chan

Học sinh
Thành viên
16 Tháng hai 2020
42
54
31
Bắc Ninh
THCS VA
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ĐỀ 2

Câu 1(3đ): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏỉ.
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ...”

(Sách Ngữ văn 8, tập II)
a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b. Đoạn thơ trên, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt chính nào?
c. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?
d. Tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng “dụng cụ đánh cá”?

Câu 2. (2đ)
Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau :
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.

(Quê hương - Tế Hanh).
Câu 3 (5đ):
Phân tích tâm trạng con hổ trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ.
-----------Hết------------
 

Akabane Yuii

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
1,421
2,260
309
Hà Nội
Loading...
Câu 1(3đ): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏỉ.
“Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ...”

(Sách Ngữ văn 8, tập II)
a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Đoạn thơ trên trích trong văn bản ''Quê hương'' của tác giả Tế Hanh
b. Đoạn thơ trên, tác giả đã dùng phương thức biểu đạt chính nào?
PTBĐ chính : miêu tả và biểu cảm
d. Tìm các từ ngữ thuộc trường từ vựng “dụng cụ đánh cá”?
Lưới, nơm, câu, vó,...
 

Hà Việt Sơn

Học sinh
Thành viên
15 Tháng mười hai 2019
126
79
36
Câu 2: (Câu ba thì bạn dựa vào nội dung nhé)
(...) Trong câu thơ đầu tiên, tác giả sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa qua " im bến mỏi trở về nằm " khiến cho chiếc thuyền như thành một thành viên, mệt nhoài sau một chuyến ra khơi đầy thành công. Từ đó mà Tế Hanh đã vẽ ra linh hồn của " sự vật " (...) Còn trong câu thơ thứ hai, nhà thơ đã rất tinh tế khi sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, nghe thấy được mùi vị, biến bản thân trở thành một nghệ sĩ, biết lắng nghe "cơ thể".
(mở rộng nếu bạn thích, bạn có thể cho thêm 2 câu thơ này cũng VD cho ẩn dụ cảm giác nhé:
"Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng"
- Trần Đăng Khoa)
 
  • Like
Reactions: MiuMiu-chan
Top Bottom