Văn 10 Ôn tập

Ngọc Huyền HLH

Học sinh
Thành viên
2 Tháng mười 2018
16
1
21
Hà Nội
Trường THPT Ngô Thì Nhậm

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Lúc này mindmap của mình bị lỗi nên không vẽ ra được. Mình cho bạn mấy ý chính nhé. Rồi bạn cứ dựa vào đó mà chia 2 nhánh lớn và vài nhánh nhỏ thôi.

- Đoạn 1: Thúy Kiều nhờ Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng.
+ Kiều nhờ cậy Vân, lời nhờ cậy có sắc thái khác thường. Lời xưng hô của Kiều vừa như trông cậy, vừa như nài ép, phù hợp để nói về vấn đề tế nhị “tình chị duyên em”.
+ Nhắc nhở mối tình của mình với chàng Kim: thắm thiết nhưng mong manh, dễ vỡ. Cách nói của Kiều thể hiện sự thông minh khôn khéo, qua đó thể hiện tài năng bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du.
+ Kiều trao duyên cho em. Nhưng cách trao duyên rất lạ. Lời trao duyên – tha thiết, tâm huyết; trao kỉ vật lại dùng dằng nửa trao, nửa giữ. Kiều đang mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, lí trí và tình cảm. Kiều trao duyên chứ không muốn trao tình.

- Đoạn 2: Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên
+ Dự cảm về cái chết cứ trở đi, trở lại trong tâm hồn Kiều ; trong lời độc thoại nội tâm đầy đau đớn,Kiều hướng về người yêu với tất cả tình yêu thương và mong nhớ.
+ Từ chỗ nói với em Kiều chuyển sang nói với mình, nói với người yêu ; từ giọng đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đầu trong sáng, đẹp đẽ vừa mới chớm nở đã tan vỡ.
=> Với nghệ thuật miêu tả tinh tế diễn biến nội tâm nhân vật và ngôn ngữ độc thoại sinh động, đoạn trích Trao duyên đã ánh lên vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi tình yêu tan vỡ và sự hy sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.
 
Top Bottom