Vật lí 8 Ôn tập

Yui Kuroki

Học sinh
Thành viên
3 Tháng bảy 2017
80
18
26
Hải Dương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.a, Nhiệt lượng là gì ? Nêu nguyên lí truyền nhiệt của 2 chất khi có 2 vật trao đổi nhiệt với nhau
b, Dẫn nhiệt là gì ? Lấy VD về dụng cụ ứng dụng các hình thức truyền nhiệt
2.a, Tại sao trong ấm điện dùng để đun nước dây đun được đặt sát ở đáy ấm mà không đặt ở trên
b, Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Viết công thức tính áp suất chất lỏng. Áp dụng tính áp suất của cột nước cao 90cm tác dụng lên đáy cốc, biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m^3
3. Muốn ô tô đồ chơi chạy bằng dây cót chạy ta phải làm gì ? Ô tô đồ chơi đó chạy bằng dạng năng lượng nào ?
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
1. a,
  • Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt.
  • Nguyên lí truyền nhiệt của 2 chất khi có 2 vật trao đổi nhiệt với nhau :
- Nhiệt tự truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
- Sự truyền nhiệt xảy ra cho tới khi nhiệt độ của 2 vật bằng nhau thì dừng lại.
- Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào.
b,
  • Dẫn nhiệt là sự truyền nhiệt năng từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác.
  • Ví dụ về dụng cụ ứng dụng các hình thức truyền nhiệt :
- Dẫn nhiệt: Nung nóng miếng đồng, cho vào cốc nước lạnh.
- Đối lưu: Đun nước.
- Bức xạ nhiệt: Để một vật ngoài trời nắng.
2. a, Dây đốt của ấm điện đặt ở dưới để cho lớp nước ở dưới nóng lên trước nở ra, khối lượng riêng nhẹ chuyển động lên. Lớp nước ở trên lạnh hơn chuyển động xuống dưới tạo thành dòng đối lưu.
b,
  • Các yếu tố mà áp suất chất lỏng phụ thuộc vào là các yếu tố :
    + Trọng lượng riêng chất lỏng (d)
    + Chiều cao của cột chất lỏng cũng là độ sâu của điểm đó với mặt thoáng (h)
  • Công thức tính áp suất chất lỏng :p = d.h, trong đó h là độ sâu tính từ điểm áp suất tới mặt thoáng chất lỏng, d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
Lưu ý: Về đơn vị, p được tính bằng N/m3, h tính bằng m. Công thức này cũng được áp dụng cho một điểm bất kì trong lòng chất lỏng, chiều cao h của cột lỏng cũng là độ sâu của điểm đó so với mặt thoáng. Từ đây có thể suy ra một chất lỏng đứng yên, áp suất tại những điểm trên một mặt phẳng ngang có độ lớn như nhau.
 
Top Bottom