Văn 9 Ôn tập văn

hobao281005@gmail.com

Học sinh
Thành viên
19 Tháng hai 2020
62
11
26
18
Hà Nội
THPT Xuân Mai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:
a. Tôi không đi chơi được.
b. Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.
c. Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
2. Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết ý nghĩa của chúng.
a. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
(Thanh Tịnh)
b. Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau.
(Khánh Hoài)
3. Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó. (lập dàn ý cho bài nghị luận)
Giúp mk vs
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
1. Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:
a. Tôi không đi chơi được.
b. Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được.
c. Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
2. Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết ý nghĩa của chúng.
a. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp.
(Thanh Tịnh)
b. Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau.
(Khánh Hoài)
3. Hiện nay có một số học sinh học qua loa, đối phó, không học thật sự. Em hãy phân tích bản chất của lối học đối phó để nêu lên những tác hại của nó. (lập dàn ý cho bài nghị luận)
Giúp mk vs
Câu 1:
a. Đi chơi thì tôi không đi được
b. Một bài thơ hay, không bao giờ ta đọc qua một lần mà rời xuống được
c. Tấm áo ấy thì con không bao giờ mặc nữa
Câu 2:
a. - Thành phần phụ chú: một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh
- Tác dụng: giải thích thêm về buổi mai hôm ấy
b. - Thành phần phụ chú: Giọng em ráo hoảnh
- Tác dụng: bình luận về giọng nói của người em
Câu 3:
Bạn tham khảo dàn ý này nhé
MB: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
TB:
- Giải thích học đối phó là gì?
Là lối học mà học sinh học một cách không tự nguyện, học vì bị ép buộc, học mà không có hứng thú, không tự tìm hiểu
- Biểu hiện:
+ Thường xuyên lấy lí do để nghỉ học
+ Đi học rất đầy đủ nhưng không chịu chép bài, tiếp thu kiến thức, mà có chép thì cũng uể oải, chép cho có lệ
+ Khi thầy cô giao bài tập về nhà thì không làm hoặc chép y nguyên trong sách, trên mạng
+ Khi có bài kiểm tra, thức đêm, cày khuya để ôn bài, rồi khi kiểm tra xong thì không còn chữ nào trong đầu
+ Thiếu trung thực trong các kì thi: quay cóp, chuẩn bị phao, liếc bài,...
- Nguyên nhân:
+ Do ý thức của học sinh: luôn nghĩ học vì bố mẹ ép buộc chứ không nghĩ rằng học là cho bản thân
+ Vì chạy theo thành tích
+ Do lối học không đổi mới, không gây được hứng thú cho người học
+ Giáo viên và bộ giáo dục chưa có biện pháp ngăn chặn, xử lý tránh tái diễn
- Tác hại:
+ Ảnh hưởng đến tâm lý, khiến học sinh có thái độ ỷ lại, thụ động
+ Gây mất căn bản, cho dù lên lớp cao nhưng kiến thức cơ bản vẫn chưa nắm được. Sau này khi ra ngoài xã hội, không thể hoàn thành tốt công việc
+ Làm mất đi sự trung thực của con người
+ Về lâu dài, làm suy thoái nền giáo dục nước nhà.....
- Giải pháp khắc phục:
+ Mỗi học sinh cần tự ý thức được hậu quả của việc học đối phó và cố gắng phấn đấu, học tập
+ Giáo viên cần giảng dạy sao cho bài học lý thú, làm học sinh tò mò, muốn khám phá
+ Nền giáo dục cần đưa ra những biện pháp "cứng rắn" để giải quyết tình trạng này
- Liên hệ bản thân: ý thức được vai trò của việc học, tự nhủ bản thân sẽ cố gắng phấn đấu thật tốt, giúp các bạn cùng học tập tốt,....
KB: Khẳng định lại giá trị đích thực của việc học, kêu gọi mọi người chủ động học tập để xây dựng đất nước, phát triển xã hội.
 
Top Bottom