Văn 7 Ôn tập văn bản nghị luận

Chử Nhi

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng bảy 2021
206
147
51
Hà Nội
Vạn Phúc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1. Nêu tên tác giả và HCST của văn bản
2. Xác định kiểu văn bản và PTBĐ chính của văn bản
3. Trong văn bản tác giải nói đến vấn đề gì?
4. Để làm rõ vấn đề đó, tác giả trình bày như thế nào?
5. Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản
II. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ
1. Xác định kiểu văn bản và PTBĐ chính của văn bản
2. Trong văn bản, tác giả nói đến vấn đề gì?
3. Để làm rõ vấn đề đó, tác giả trình bày những ý nào?
4. Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản
III. Văn bản Ý nghĩa văn chương
1. Xác định kiểu văn bản và PTBĐ chính của văn bản
2. Trong văn bản, tác giả nói đến vấn đề gì?
3. Để làm rõ vấn đề đó, tác giả trình bày những ý nào?
4. Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản
 

Sily vũ

Cựu TMod Văn
Thành viên
25 Tháng hai 2022
229
1
106
41
18
Hải Dương
I. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
1. Nêu tên tác giả và HCST của văn bản
- Bài văn được trích trong “Báo cáo chính trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2/1951 của Đảng Lao động Việt Nam.
2. Xác định kiểu văn bản và PTBĐ chính của văn bản
- nghị luận
3. Trong văn bản tác giải nói đến vấn đề gì?
- Bài văn này nghị luận vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Câu chốt thâu tóm nội dung nghị luận trong bài: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta".
4. Để làm rõ vấn đề đó, tác giả trình bày như thế nào? (bố cục)
5. Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản

Bố cục: Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc,...

- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh, phép liệt kê, so sánh chọn lọc và đặc sắc. Đặc biệt cách sử dụng các hình ảnh so sánh khiến bài văn trở nên sinh động, gần gũi và dễ hiểu.

- Bài văn là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.
II. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ
1. Xác định kiểu văn bản và PTBĐ chính của văn bản
- nghị luận

2. Trong văn bản, tác giả nói đến vấn đề gì?
Nội dung:
-Ca ngợi đức tính giản dị của Bác Hồ.
-Bài học về việc học tập, rèn luyện, noi theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Để làm rõ vấn đề đó, tác giả trình bày những ý nào? (bố cục)
4. Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản
-
Nghệ thuật:
-Chứng minh kết hợp với bình luận và biểu cảm.
-Dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục
-Lập luận theo trình tự hợp lí.
-Giọng văn sôi nổi, nồng nhiệt.
III. Văn bản Ý nghĩa văn chương
1. Xác định kiểu văn bản và PTBĐ chính của văn bản
- nghị luận
2. Trong văn bản, tác giả nói đến vấn đề gì?
-Hoài Thanh khẳng định: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
3. Để làm rõ vấn đề đó, tác giả trình bày những ý nào? (đây chính là bố cục)
-
Phần 1 (từ đầu đến “muôn vật, muôn loài”): Nguồn gốc của văn chương

- Phần 2 (tiếp đó đến “gợi lòng vị tha”): Nhiệm vụ của văn chương

- Phần 3 (còn lại): Công dụng của văn chương
4. Nhận xét những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản
-
Giàu hình ảnh độc đáo

- Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc
 
Top Bottom