Ôn tập truyện kí Việt Nam

N

nangsapa

Những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của các tác phẩm "Trong lòng mẹ", "Tức nước vỡ bờ" "Lão Hạc".
*Giống nhau:
- Phương thức biểu đạt: đều là tự sự, được sáng tác thời 1930- 1945.
- Đề tài: đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xã
hội đương thời (đi sâu miêu tả số phận cực khổ của những
con người bị bần cùng hoá).
- Nội dung tư tưởng : đều chứa chan tinh thần nhân đạo,
yêu thương trân trọng những phẩm chất đẹp đẽ của con người, tố cáo những gì tàn ác xấu xa.
- Nghệ thuật: đều có lối viết chân thực, gần với đời sống.
*Khác nhau:
Trong lòng mẹ:
-nội dung chủ yếu:nỗi đau của chú bé hồng mồ côi và tình thương yêu mẹ của chú bé.
đặc điểm nghệ thuật: văn hồi kí chân thực, trữ tình thiết tha.
Tức nước vỡ bờ:
-nội dung chủ yếu: phê phán chế độ tàn ác, bất nhân, và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân.
-đặc điểm nghệ thuật: khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sinh động.
Lão Hạc:
-nội dung chủ yếu: số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ.
-đặc điểm nghệ thuật: nhân vật được đào sâu tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, linh hoạt, vừa chân thực, vừa đậm chất triết lí và trữ tình.
 
E

etete

1. Giống nhau :

- Ba văn bản đều là văn tự sự, là truyện kí hiện đại (sáng tác trong giai đoạn 1930 – 1945)

- Đều lấy đề tài về con người và cuộc sống xã hội đương thời (cùng phản ánh hiện thực), đều đi sâu miêu tả số phận cực khổ của con người trong xã hội ấy.

- Đều chan chứa tinh thần nhân đạo.

- Lối viết của các tác giả đều rất chân thực, gắn với đời sống (bút pháp hiện thực).

2. Khác nhau :

- Về nội dung : Mỗi văn bản đi vào những khía cạnh khác nhau của đời sống và số phận con ngươi để phán ánh,…
- Về phong cách : Mỗi nhà văn có cá tính sáng tạo và một phong cách riêng :

+ Nguyên Hồng : Giàu chất trữ tình.

+ Ngô Tất Tố : Am hiểu về nông thôn, giỏi về phân tích mâu thuẫn giai cấp.

+ Nam Cao : Văn phong giàu triết lí, suy ngẫm về con người, về cuộc đời.
 
Top Bottom