1, Trong khổ thơ đầu của bài "Nhơ rừng", Thế Lữ đã viết:
"Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm,
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự. "
Bị nhốt "trong cũi sắt", căm hờn uất hận đã chứa chất thành "khối", "gậm' mãi mà chẳng tan, càng "gậm" càng cay đắng. Chỉ còn biết "nằm dài" bất lực, đau khổ. Bị "giễu", bị "nhục nhằn tù hãm", trở thành "thứ đồ chơi'' cho "lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ''. Đau khổ nhất là chúa sơn lâm nay bị tầm thường hóa, vị thế bị xuống cấp.
Ở câu thơ đầu, những thanh trắc đi liền nhau kết hợp với nhịp thơ chậm, ngắt quãng gợi ta liên tưởng đến một mối hờn căm kết tụ thành khối đè nặng trong lòng. Con hổ muốn hất tung tảng đá vô hình ấy nhưng bất lực, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua. Những thanh bằng kéo dài ở câu hai phản ánh tình cảnh bó buộc và tâm trạng chán ngán tột cùng của chúa sơn lâm.
Từ chỗ là chúa tể của muôn loài được tôn thờ, sùng bái, tha hồ tung hoành chốn núi non hùng vĩ, nay sa cơ, thất thế, bị nhốt chặt trong cũi sắt, hổ cảm thấy nhục nhằn tù hãm. Chúa sơn lâm bất bình khi bị biến thành trò lạ mắt, thứ đồ chơi của lũ người nhỏ bé mà ngạo mạn, bị hạ xuống ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi, với cặp báo chuồng bên vô tư lự… là những hạng vô danh, thấp kém không đáng kể. Vùng vẫy cách nào cũng không thoát, hổ đành nằm dài với tâm trạng bất lực, buông xuôi.
Đó là một nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm khi bị sa cơ, thất thế, bị giam cầm. Trong hoàn cảnh lịch sử đất nước ta khi bài thơ ra đời (1934) thì nỗi tủi nhục, căm hờn, cay đắng của con hổ cũng đồng diệu với bi kịch của nhân dân ta trong xích xiềng nô lệ sống trong tăm tối "nhơ nhuốc lầm than".
2,
Tế hanh là một nhà thơ được biết đén với giọng thơ nhẹ nhàng mà tinh tế, thấm đượm lòng người. Trong bài thơ "Quê hương" của mình , ông đã miêu tả cảnh sinh hoạt của dân chài lưới trên quê hương mình một cách vô cùng sinh động
Đặc biệt, khung cảnh dân chài lưới chào đón thành quả sau một ngày căng thẳng vất vả được miêu tả chân thực và đầy niềm vui:
Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về
Nhờ ơn giời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng
Hình ảnh dân làng “ồn áo”, “tấp nập” đã phần nào tái hiện được không khí vui tươi và phấn khởi của người dân chài sau một ngày hoạt động hết công suất. Những con cá “tươi ngon” nằm im lìm là những thành quả mà họ đạt được.
Và có lẽ hình ảnh con người mạnh mẽ, khỏe khoắn là hình ảnh trung tâm không thể thiếu trong bức tranh ấy
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm
Hình ảnh thơ mặn mòi, đậm chất biển, vừa khỏe khoắn, vừa chân chất vừa mộc mạc toát lên được vẻ đẹp của những con người vùng biển quanh năm vất vả. Tế Hanh đã phát hiện ra vẻ đẹp tiềm ẩn đó như một điều bình dị trong cuộc sống này.
Và có lẽ những hình ảnh thân quen nơi làng quê ấy đã khiến cho Tế Hanh dù đi xa nhưng vẫn không thể nào quên, vẫn nhớ về đau đáu:
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.
Một khổ thơ dạt dào tình cảm, nghèn nghẹn ở trong trái tim tác giả khi nhớ về mảnh đất thân yêu một thời. Nỗi nhớ quê dạt dào không nguôi khi những hình ảnh thân quen ấy cứ ùa về.
Thật vậy bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh không chỉ là riêng tình cảm của tác giả giành cho quê hương; mà bài thơ này còn nói hộ rất nhiều tấm lòng khác đang ở xa quê hương. Chúng ta càng trân trọng hơn nữa mảnh đất chân rau cắt rốn, yêu hơn nữa những điều bình dị nhưng thiêng liêng.
3,
- Thuế máu:
Thuế máu được trích trong " bản án chế độ thực dân pháp"là 1 tác phẩm của nguyễn ái quốc, tố cáo những tội ác của thực dân pháp gây ra cho nhân dân việt nam.chúng áp đặt nhiều thứ thuế vô lí, bất công và tàn bạo. Trong hàng trăm thứ thuế, thế máu chính là thứ thuế man rọ và tàn ác nhất, chỉ có thể trả bằng mạng sống của chính con người.
-Khi con tu hú:
Một câu chưa đầy đủ ( khuyết vị ngữ) thể hiện sự đứt quãng tự do của tác giả. Bài thơ tả tiếng tu hú kêu báo hiệu mùa hè đến tươi vui, phấn khởi đối lập hoàn toàn với tác giả đang bị giam cầm trong nhà tù chật chội, thể hiện khao khát tự do mãnh liệt của tác giả.
4,
"Cuộc đời cách mạng thật là sang"
“Sang” nghĩa là sang trọng, cao sang. Một cách nói, một lối sống, một quan niệm nhân sinh và ứng xử cao đẹp. Vượt lên trên gian khổ, khắc nghiệt là sang. Câu thơ vừa khép lại, vừa mở ra cho người đọc thấy được có cả quá khứ, hiện tại và tương lai, có cả dân tộc, giai cấp và thời đại. Chúng ta biết rằng sau đó với tư cách là đại biểu của Quốc tế cộng sản, Bác đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (họp từ ngày 10 đến 19 tháng 5 năm 1941- tại Bác Bó - Cao Bằng), thành lập Mặt trận Việt Minh chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.
Như vậy, hiểu về cái “sang” ở đây, không phải theo cách nghĩ của các nhà nho ẩn dật “an bần lạc đạo”, mà là “cái sang” của người chiến sĩ cộng sản, tâm hồn lộng gió bốn phương, vô cùng sung sướng, hạnh phúc vì được sống và làm việc cho Đảng mình, cho dân tộc mình. Chữ “sang” cuối bài thơ đã ánh lên một ý chí, một nghị lực phi thường để “gian khổ không thể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục”.
Nguồn: sưu tầm