H
hocmai.tuyensinh
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Ôn tập nhanh và hiệu quả môn Hóa học
Lại một mùa thi nữa đến gần, nhằm chuẩn bị cho các em tốt nhất cho những thời khắc quan trọng, thầy viết bài này với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm ra đề thi, hướng dẫn học sinh ôn thi, và những khúc mắc xung quanh vấn đề “đề thi có thể sẽ như thế nào?"
Trước khi đi vào phân tích xem đề thi đại học (ĐH) năm tới có thể sẽ như thế nào, chứa đựng nội dung gì thì chúng ta cần nhìn lại cấu trúc của đề thi tuyển sinh ĐH gần nhất, năm 2011.
Đề thi Đại học các môn trắc nghiệm Vật lí và Hóa học có cùng một cấu trúc: đề thi gồm 60 câu tất cả, yêu cầu học sinh chỉ được làm 50 câu; trong đó có 40 câu phần chung; 20 câu phần riêng chia đều cho hai chương trình Chuẩn và Nâng cao.
Với đại đa số học sinh hiện tại đều chọn chương trình Chuẩn để học và ôn thi, khóa Luyện thi ĐH thầy cũng lựa chọn chương trình Chuẩn để giảng dạy.
1, Thường xuyên hệ thống hóa kiến thức bằng mọi cách
Kiến thức là yếu tố tiên quyết để làm tốt bài thi Hóa học, cho dù là với câu hỏi lý thuyết hay với bài tập tính toán, không có kiến thức Hóa học thì không thể làm được bất cứ câu nào trong đề thi.
Kiến thức Hóa học có đặc thù riêng là mang tính hệ thống và liên tục, không giống với môn Vật lí hay Toán mà trong đó Điện – Quang – Cơ … hay Tổ hợp – Lượng giác – Hình không gian… hầu như không có mối liên hệ rõ ràng nào với nhau, hay môn Lý chủ yếu chỉ ôn tập chương trình lớp 12 là đủ. Kiến thức Hóa học có sự gắn kết liên tục và mang tính hệ thống, trải đều qua cả 3 năm học. Sự phân chia các nội dung Đại cương – Vô cơ – Hữu cơ … chỉ để giúp cho người học dễ học, chứ không dễ ôn tập.
Khi ôn tập kiến thức Hóa học, điều tối quan trọng là các em phải hệ thống, xâu chuỗi được nội dung mình đang ôn tập với các phần kiến thức có liên quan khác. Lý thuyết của Hóa học không cứng nhắc và cũng không giản đơn, ta không thể ôn tập bằng cách “đọc chay” hay “học vẹt” mà phải bằng cách luyện tập, thường xuyên ghi ra, viết ra, “gọi từ trong đầu ra” thì mới hiểu và nhớ lâu được. Để làm được điều đó thì có một cách đơn giản là khi gặp bất kỳ câu hỏi nào, bài tập nào, các em hãy cố gắng không chỉ tìm cách giải quyết câu hỏi đó, bài toán đó mà còn tìm cách liên hệ với các kiến thức liên quan đến nó để nhớ lại, hồi tưởng lại.
Rõ ràng đây là một bài tập rất đơn giản và không có nhiều điều để bàn. Khi học hay khi làm bài kiểm tra, bài thi, ta chỉ dừng lại ở đây là đủ. Tuy nhiên, nếu đang trong giai đoạn ôn tập, ta cần suy nghĩ nhiều hơn thế. Thầy có thể dẫn giải ra đây một vài suy nghĩ. Một vài cách đặt vấn đề điển hình như sau:
- Bài toán còn có thể giải bằng cách nào khác nữa không?
Bài toán chắc chắn còn có thể giải được bằng phương pháp Trung bình kết hợp với Đường chéo, ngoài ra có thể giải được bằng cách “thử đáp án”, ta có thể thay số lần lượt các kết quả từng đáp án vào, xem đáp án nào phù hợp với số liệu khối lượng của giả thiết.
- Vấn đề Hóa học mà bài toán nêu ra là gì?
Bài tập này liên quan đến tính chất “Halogen mạnh đẩy Halogen yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng”: F2 > Cl2 > Br2 > I2 về tính oxi hóa.
Ngoài ra, từ các tính chất trên, ta có thể đặt thêm câu hỏi: nếu các đơn chất halogen biến thiên như vậy, thì các hợp chất của chúng sẽ biến đổi như thế nào? – Trả lời cho câu hỏi này, chúng ta sẽ lại có thêm các dãy biến thiên:
Như vậy, chỉ thông qua một bài toán nhỏ và rất đơn giản, ta đã chủ động ôn tập lại được rất nhiều vấn đề quan trọng trong lý thuyết Hóa học. Chỉ cần áp dụng cách suy nghĩ trên cho các bài tập khác (lặp đi lặp lại trong các bài tập có vấn đề Hóa học tương tự), các em sẽ thấy rằng lý thuyết Hóa học phổ thông tuy rất rộng lớn và “tưởng như khó học, khó nhớ” thực ra lại có thể ôn tập và hệ thống rất dễ dàng chỉ thông qua một số ít các bài tập đơn giản. Đây chính là phương pháp “học ít” mà mang lại “nhiều hiệu quả”, giúp các em vừa có thể ôn tập, nắm vững kiến thức trong thời gian ngắn, vừa tiết kiệm để dành thời gian và công sức ôn tập các môn học khác.
2, Rèn luyện kỹ năng tính và phản xạ tư duy
Không phải bài toán nào cũng có cách giải đặc biệt nhanh, không phải bài toán nào cũng có công thức tính riêng. Để giải một bài toán thật nhanh và hiệu quả, việc trước tiên là phải rèn luyện kỹ năng tính và phản xạ tư duy. Các em không thể đòi hỏi việc giải nhanh một bài toán Hóa học nếu như chính các em không thể tính nhanh được từ những phép tính đơn giản nhất.
Các quy tắc nhân nhẩm, các dấu hiệu chia hết, xấp xỉ, … là những kiến thức cơ sở mà bất kỳ học sinh nào cũng đã được học và nó cực kỳ hữu dụng cho bất cứ môn học nào, không chỉ giúp ta tính nhanh, tính nhẩm một số đại lượng trong bài toán mà đôi khi còn là giải pháp mang tính quyết định giúp bài toán được giải quyết nhanh gọn và hiệu quả hơn.
3, Phân biệt được những đặc trưng của hình thức thi trắc nghiệm so với tự luận và ứng dụng
Một bài toán trắc nghiệm hoàn toàn không đơn giản là một bài tập tự luận có 4 đáp án (trắc nghiệm ≠ tự luận + 4 đáp án), một câu hỏi trắc nghiệm hoàn chỉnh và có chất lượng, nhất là các câu hỏi trong đề thi ĐH đều có 4 “đáp án nhiễu” hàm chứa nhiều “dụng ý”. Khi giải một bài tập trắc nghiệm, nhất thiết phải bám sát và đối chiếu liên tục với 4 đáp án mà đề bài đưa ra, để từ đó có những nhận định đúng đắn và phù hợp, giúp ta có thể đưa ra những giải pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất cho các yêu cầu của bài toán. Phương pháp khai thác các thông tin từ 4 đáp án để tăng nhanh tốc độ và hiệu quả của việc giải toán được gọi chung là phương pháp Chọn ngẫu nhiên.
Đó có thể là việc sử dụng các thông tin 4 đáp án như là một cách “tự bổ sung thông tin” để việc giải toán trở nên đơn giản hơn.
- Ngoài ra, một trong những đặc trưng quan trọng nhất của bài thi trắc nghiệm là không có barem điểm cho từng ý nhỏ, trong bài thi tự luận, ta có thể “cố” trình bày tối đa tất cả những bước giải đã thực hiện được để hy vọng có thêm điểm, cho dù chưa có được kết quả cuối cùng nhưng đối với bài thi trắc nghiệm thì chỉ có kết quả chọn đáp án cuối cùng mới được dùng để tính điểm.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quá trình làm bài trước đó trở thành vô nghĩa, mỗi một dữ kiện của bài toán đều hàm chứa những ý nghĩa nhất định, cho dù chưa “giải mã” được hết các dữ kiện đó hoặc chưa xâu chuỗi chúng lại với nhau được thì ta vẫn có thể giới hạn lại các khả năng “có thể đúng” nhất. Trong các trường hợp này, việc khai thác thông tin, bám sát vào 4 đáp án là rất cần thiết và cho hiệu quả cao.