Sử 9 Ôn tập lịch sử thế giới sau thế chiến 2

Red Rose

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng bảy 2017
202
79
51
20
Hưng Yên
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Nêu tình hình Kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nguyên nhân của sự phát triển đó ( Khách quan và chủ quan)
2.Chứng minh sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản
3. Nêu xu thế phát triển của thế giới ngày nay. Tại sao nói hòa bình-ổn định-phát triển. Đây vừa là thời cơ vùa là thách thức đối với các dân tộc.
4.Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Việt Nam? Nội dung khai thác
5.Xã hội Việt Nam có sự phân hóa như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Thái độ chính trị và khả năng cách mạng.
 

thuyduongc2tv

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng tám 2017
983
1,050
189
20
Hà Nội
Trường Trung học cơ sở Trưng Vương
Câu 3:
- Xu thế của thế giới ngày nay là:
+ Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế
+ Xác lập một Trật tự thế giới mới, đa cực, nhiều trung tâm
+ Các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm
+ Đầu những năm 90 của TX XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái
[tex]\Rightarrow[/tex] Xu thế chung: hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển
- Nói hòa bình-ổn định-phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc vì:
+ Thời cơ:
* Các nước đều có điều kiện để hợp tác, học hỏi kinh nghiệm quản lý của nhau
* Có thể tranh thủ đc nguồn vốn đầu tư
* Có điều kiện để hội nhập vào nền ktế t/giới và khu vực
* Các nước đang phát triển có điều kiện để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển
* Có thể áp dụng được nền KH - KT tiến bộ vào sản xuất
+ Thách thức:
* Sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường quốc tế
* Hòa nhập nhưng không hòa tan, không lm mất bản sắc văn hóa dân tộc
* Việc sd có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của mỗi nước
* Không tận dụng thời cơ phát triển thì sẽ bị tụt hậu
* Không biết cách áp dụng nền KH - KT thì sẽ trở nên lạc hậu
 

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,485
151
18
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
Nêu tình hình Kinh tế của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nguyên nhân của sự phát triển đó ( Khách quan và chủ quan)
- Tình hình kinh tế:
  • 1945 - 1973: Phát triển mạnh mẽ, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới
    • Công nghiệp: 1948 sản lượng chiếm 56,47% sản lượng thế giới
    • Nông nghiệp: gấp 2 lần Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Ý, Nhật cộng lại
    • Tài chính: nắm 3/4 trữ lượng vàng thế giới, chủ nợ duy nhất
    • Quân sự: mạnh nhất, độc quyền vũ khí nguyên tử
  • Đến năm 70 là trung tâm tài chính kinh tế duy nhất của thế giới
  • 1973 - 1991: vẫn đứng đầu nhưng không giữ được ưu thế như trước
- Nguyên nhân:
  • Khách quan:
    • Xa chiến trường
    • Nhiều tài nguyên
  • Chủ quan:
    • Thu lợi nhờ bán vũ khí
    • Khởi đầu khoa học - kĩ thuật
    • Các nhà lãnh đạo có chính sách điều tiết phù hợp
Chứng minh sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản
- Tổng sản phẩm quốc dân: 1968 đạt 183 tỉ USD, thứ hai thế giới
- Thu nhập bình quân đầu người (không phải GDP nhé): 1990 đạt 23796 USD, thứ hai sau Thuỵ Sĩ
- Công: 1950 - 1960 đạt 15%, 1961 - 1970 đạt 13,5%
- Nông: tự túc 80% nhu cầu lương thực, 2/3 thịt sữa, thuỷ sản thứ hai sau Pê-ru
Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Việt Nam? Nội dung khai thác
- Do sau chiến tranh, nền kinh tế Pháp kiệt quệ
- Nội dung:
  • Nông: tập trung lập đồn điền cao su
  • Công: khai thác mỏ, đặc biệt là than, đầu tư công nghiệp nhẹ
  • Giao thông: đầu tư phát triển thêm
  • Ngân hàng: lập Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy kinh tế
  • Thuế: đặt ra trăm thứ thuế, đánh thuế cao
Xã hội Việt Nam có sự phân hóa như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất? Thái độ chính trị và khả năng cách mạng.
Phân hoá sâu sắc:
- Địa chủ phong kiến: đại đa số đầu hàng Pháp, 1 phần nhỏ có tinh thần yêu nước, chỉ tham gia khi có điều kiện
- Tư sản:
  • Tư sản mại bản: quyền lực gắn liền với Pháp
  • Tư sản độc lập: ít nhiều có tinh thần đấu tranh nhưng không kiên định
- Tiểu tư sản thành thị: lực lượng quan trọng trong cách mạng dân chủ
- Nông dân: lực lượng hăng hái và đông đảo nhất trong cách mạng
- Công nhân: nắm quyền lãnh đạo cách mạng
 
Top Bottom