Sử 8 ôn tập lịch sử (1)

Teemo1049

Học sinh mới
Thành viên
23 Tháng chín 2021
32
32
6
16
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trình bày sự phát triển của kinh tế Mĩ trong thập niên 20, nguyên nhân phát triển.
2. Hậu quả cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 tại Mĩ, trình bày nội dung, ý nghĩa của chính sách mới của tổng thống Mĩ Rút-dơ-ven.
3. Trình bày những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á trong giai đoạn 1918 - 1939. Nêu hiểu biết ngắn gọn về các phong trào ở Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a.

Giúp iem với ạ

em cả ơn
 

Attachments

  • 1647349461548.png
    1647349461548.png
    21 KB · Đọc: 7
Last edited by a moderator:

Nguyễn Lê Phương Đông

Học sinh
Thành viên
13 Tháng hai 2022
67
3
66
31
16
Thanh Hoá
Thanh Hóa
Câu 1:
Sự phát triển của kinh tế Mĩ trong thập niên 20:
- Mĩ bước vào thời kì phồn vinh trong thập niên 20 và trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.
- Về công nghiệp:
+ Trong những năm 1923 - 1929, sản lượng công nghiệp của Mĩ tăng 69%.
+ Năm 1928, vượt quá sản lượng của toàn châu Âu và chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới.
+ Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, dầu lửa, thép,...
- Về tài chính: Mĩ nắm 60% trữ lượng vàng của thế giới.
* Hạn chế:
Sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng => Dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

Nguyên nhân phát triển:
- Thu được nhiều lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí trong chiến tranh.
- Nằm giữa hai đại dương là Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, không bị chiến tranh tàn phá.
- Tham gia chiến tranh muộn, là nước thắng trận, trở thành chủ nợ của Châu Âu.
- Sớm áp dụng khoa học - kĩ thuật vào sản xuất, thực hiện phương pháp

Câu 2:
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 tại Mĩ :
- Ngày 29/10/1929, giá cổ phiếu sụt xuống 80%. Hàng triệu người đã mất sạch số tiền mà họ tiết kiệm cả đời.
- Nhà máy đóng cửa, hàng ngàn ngân hàng theo nhau phá sản.
- Hàng triệu người thất nghiệp.
- Nhà nước không thu được thuế.
- Công chức, giáo viên không được trả lương.
- Khủng hoảng phá huỷ nghiêm trọng các ngành công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp của nước Mĩ gây nên hậu quả vô cùng nghiêm trọng:
+ Năm 1932 sản lượng công nghiệp còn 53,8% (so với 1929).
+ 11,5 vạn công ty thương nghiệp, 58 công ty đường sắt bị phá sản.
+ 10 vạn ngân hàng đóng cửa, 75% dân
Nội dung chính sách kinh tế mới :
- Về kinh tế - tài chính:
+ Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.
+ Phục hồi sự phát triển của kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.
- Về chính trị - xã hội:
+ Chính phủ thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp như: cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới,
+ Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp.
Ý nghĩa:
- Chính sách mới đã giúp nền kinh tế được phục hồi và tiếp tục tăng trưởng, thu nhập quốc dân tăng. Giải quyết nạn thất nghiệp, xoa diệu mâu thuẫn xã hội, chế độ dân chủ tư sản vẫn được duy trì.
 
Last edited:
Top Bottom