Sinh 7 Ôn tập, kiến thức trọng tâm môn Sinh 7 học kì II

Hà Kiều Chinh

Cựu CTV CLB Lịch sử
Thành viên
30 Tháng mười một 2020
690
2,046
231
16
Đức Ninh- Tuyên Quang
Tuyên Quang
THCS Đức Ninh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hello:rongcon12, hôm nay mình lập topic này để tổng hợp lại kiến thức sinh 7 học kì II, giúp mọi người và mình có một kiến thức chắc môn Sinh để bước vào kì thi cuối học kì. Và bây giờ thì, let's go :Tonton7
I, lớp lưỡng cư
1, đại diện của lớp lưỡng cư: Ếch đồng
  • Đời sống
-vừa ở nước vừa ở cạn (nơi ẩm ướt)
-hoạt động chủ yếu về đêm
-thức ăn : giun, sâu bọ, cua,....
-có hiện tượng trú đông
- là động vật biến nhiệt
  • Sinh sản
-đẻ trứng, thụ tinh ngoài
-trứng có màng mỏng bao bọc
-ếch cái để nhiều trứng
-nòng nọc con phát truyển qua biến thái
-trứng phụ thuộc vào môi trường nước
  • Cấu tạo ngoài và di chuyển
-di chuyển trên can nhờ 4 chi có ngón
-thở bằng phổi và da
-mắt có mi tai có màng nhĩ
-đầu dẹp nhọn khớp vs thân
-chi sau có màng bơi
-da tiết chất nhầy
2,đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư
  • da dạng về thành phần loài
-chia lm 3 bộ:
+Bộ lưỡng cư có đuôi: VD cá cóc Tam Đảo
+bộ lưỡng cư không đuôi: VD cóc nhà, ếch cây

+bộ lưỡng cư không chân : VD ếch giun
  • đặc điểm chung
-là động vật có xương sống, thích nghi vs đời sống vừa ở nước vươaf ở cạn
-da trần và ẩm ướt
-di chuyển bằng 4 chi
-hô hấp bằng da và phổi
-là động vật biến nhiệt
-sinh sản trong môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát truyển qua biến thái

  • vai trò
-tiêu điệt sâu bọ phá hoại mùa màng, diệt sinh vật chung gian chuyền bệnh
- làm thực phẩm cho con người
-làm thuốc chữa bệnh
-làm động vật thí nhiệm trong sinh lý học
CHÚ Ý: do phần cấu tạo trong giảm tải lên mình sẽ không nhắc gì đến phần cấu tạo trong
bây giờ cũng muộn rồi chúc mọi người ngủ ngon nha bye :rongcon18:MIM32
 
Last edited:

Hà Kiều Chinh

Cựu CTV CLB Lịch sử
Thành viên
30 Tháng mười một 2020
690
2,046
231
16
Đức Ninh- Tuyên Quang
Tuyên Quang
THCS Đức Ninh
hi, là mình nè! :Rabbit10 , hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu một lớp khác trong ngành động vật có xương sống tiến hóa hơn lưỡng cư, đó là.....
II, Lớp bò sát
1, đại diện của lớp Bò Sát : Thằn lằn bóng đuôi dài
  • đời sống:
-sống ở nơi khô ráo, thích phơi nắng
-bắt mồi vào ban ngày
-thức ăn chủ yếu là sâu bọ
-có tập tính chú đông
-thở bằng phổi
-là động vật biết nhiệt

  • sinh sản
-thụ tinh trong
-đẻ trứng, trứng có vỏ dai nhiều noãn hoàng
-thằn lằn cái đẻ ít trứng
-thằn lằn con phát truyển trực tiếp

  • cấu tạo ngoài và di chuyển
-da khô có vảy sừng
-cổ dài mắt có mi cử động và tuyến lệ, có màng nhĩ
- di chuyển:khi di chuyển thân và đuôi tì vào đất cử động uốn liên tục, kết hợp với các chi để tiến lên phía trước

2,đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
  • đa dạng
-Bò sát chi làm 4 bộ:
+bộ Đầu mỏ, VD: Nhông Tân Tây Lan
+Bộ có vảy, VD: thằn lằn bóng
+Bộ cá sấu , VD: Cá Sấu Xiêm
+Bộ Rùa, VD: Baba,Rùa núi vàng

  • đặc điểm chung
-là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn
-da khô, có vảy sừng, cổ dài, màng nhĩ trong hốc tai, chi có vuốt
-là động vật biến nhiệt
-thụ tinh trong, trứng có vỏ dai, giàu noãn hoàng, sinh sản trên cạn
Bây giờ thì bye, chúc mọi người buổi tối vui vẻ :Tonton2:MIM41
 

Hà Kiều Chinh

Cựu CTV CLB Lịch sử
Thành viên
30 Tháng mười một 2020
690
2,046
231
16
Đức Ninh- Tuyên Quang
Tuyên Quang
THCS Đức Ninh
hilu mik quay lạ rùi đây:Rabbit1, hôm nay chúng ta cùng đi ôn lại kiến thức về một lớp có sự thích nghi cao với đời sóng bay lượn, đó là..........
III, lớp Chim
1, đại diện: Chim Bồ câu
  • đời sống
-là động vật hằng nhiệt
-sống trên cây, bay giỏi có tập tính làm tổ
  • sinh sản
-thụ tinh trong
-đẻ trứng, trứng có vỏ đá vôi bao bọc và giàu noãn hoàng
-có hiện tượng ấp trứng và nuôi con bằng sữa diều
  • cấu tạo ngoài
-thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp
-hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc
-chi trước biến đổi thành cánh,chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt
-tuyến phao câu tiết dịch nhờn
  • đi chuyển
-bồ câu có kiểu bay vỗ cánh
2, đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
  • các nhóm chim
-gồm 3 nhóm:
+chim chạy, VD: đà điểu Phi
+chim bơi, VD: Chim cánh cụt
+chim bay: gồm có 4 bộ:
  1. bộ gà: VD: công
  2. bộ ngỗng, VD: vịt trời
  3. bộ cắt:, VD: chim cắt
  4. bộ cú, VD: Cú lợn
  • đặc điểm chung
-là động vật có xương sống,thích nghi cao đối với sự bai lượn và với những điều kiện sống khác nhau
-mình có lông vũ bao phủ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng
-là động vật hằng nhiệt
-thụ tinh trong, trứng có vỏ đá vôi, đc ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ
  • vai trò
LỢI ÍCH
-Ăn các loại sâu bọ động vật gặm nhấm
-Cung cấp thực phẩm.
- lm cảnh đồ trang trí và giải trí
-huấn luyện để săn mồi, phụ vụ du lịch, cung cấp chu ngành công nghiệp
-phát tán cây trồng
TÁC HẠI
-ăn quả, hạt, cá
-là động vật trung gian truyền bệnh
trên đây là kiến thức về lớp Chim, bây giờ thì...... BYE:Rabbit27
 

Hà Kiều Chinh

Cựu CTV CLB Lịch sử
Thành viên
30 Tháng mười một 2020
690
2,046
231
16
Đức Ninh- Tuyên Quang
Tuyên Quang
THCS Đức Ninh
hello, do mấy ngày trong tuần mik bận quá nên hôm nay mới đăng bài đc mn thông cảm nha còn bây giờ thì :Tuzki33:Tonton7
IV, lớp Thú
1, đại diện: thỏ
  • Đời sống
-Kiếm ăn vào buổi chiều tối và ban đêm
-Ăn cỏ lá cây bằng cách gặm nhấm
-Có tập tính đào hang, ẩn náu để lẩn chốn kẻ thù
-Là động vật hằng nhiệt
  • hình thức sinh sản và tập tính nuôi con của thỏ
-thụ tinh trong
-Đẻ con có nhau thai ( thai nhi)
-nuôi con bằng sữa mẹ
  • cấu tạo ngoài và di chuyển
-cơ thể phủ lông mao
-chi có vuốt sắc, chi trước ngắn dùng để đào hang , chi sau dài dùng để bật nhảy xa
-mũi rất thính,cạnh mũi ở 2 bên môi có ria
-mắt không tinh, mi mắt cử động được, có lông mi
-Tai rất thính, vành tai dài, to
-di chuyển bằng cách nhảy đồng thời cả 2 chân sau
2, đa dạng của lớp thú
BỘĐẶC ĐIỂMVÍ DỤ
Bộ Thú huyệtĐẻ trứng, thú mẹ chưa có núm vú, con sơ sinh liếm sữa do thú mẹ tiết raThú mỏ vịt
Bộ Thú túiĐẻ con, con sơ sinh được nuôi trong túi da ở bụng mẹ, bú mẹ thụ độngKanguru
Bộ Dơicó cấu tao thích nghi với đời sống bay: màng cánh rộng, thân ngắn, hẹp;chân yếu có tư thế treo ngược cơ thể dơi
Bộ cá voicó cấu tạo thích nghi với đời sống hoàn toàn ở trong nước: cơ thể hình thoi,cổ ngắn, chi trước biến đổi thành chi bơi có dạng bơi trèo, vây đôi nằm ngang,bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc cá voi xanh
Bộ ăn sâu bọ có bộ răng thích nghi với chế độ ăn sâu bọ gồm những răng nhọn sắc cắn nát vỏ cứng của sâu bọChuột chù,Chuột chũi
Bộ gặm nhấmcó bộ răng thích nghi với chế độ gặm nhấm,thiếu răng hàm, răng cửa lớn và sắcChuột đồng, sóc, nhím
Bộ Ăn thịtcó bộ răng thích nghi với chế độ ăn thịt: răng cửa ngắn, sắc; răng nanh lớn, dài, nhọn; răng hàm có nhiều mấu dẹp sắc
Các ngón chân có vuốt, dưới có đệm thịt dày
Mèo, hổ, báo
Bộ guốc chẵngồm thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhauLợn, bò, hươu
Bộ Guốc lẻgồm thú móng guốc có 3 ngón chân giữa phát triển hơn cảTê giác, Ngựa
Bộ Voigồm thú móng guốc có 5 ngón, có vòi, có ngà Voi
Bộ Linh trưởnggồm thú đi bằng bàn chân, thích nghi với đời sống ở cây, có tứ chi thích nghi với sự cầm nắm leo trèoKhỉ, vượn
[TBODY] [/TBODY]
3, đặc điểm chung của lớp thú
- Là lớp Động vật có xương sống có tổ chức cao nhất, có hiện tượng thai sinh và nuôi
con bằng sữa mẹ.
- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể, bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.
- Là động vật hằng nhiệt.
4,vai trò của lớp thú
-Cung cấp nguồn dược liệu quý.
-Là nguyên liệu để làm những đồ mĩ nghệ có giá trị.
-Là vật liệu thí nghiệm.
-Là nguồn thực phẩm.
-Có vai trò sức kéo.
-Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp.
-Phục vụ giải trí, du lịch
-thụ phấn cho cây hoặc phát tán hạt
chúc mọi người ngủ thật ngon:Tuzki45, bn nào phải thức đêm thì đêm vui vẻ "học ít thôi không là ốm đó" BYE ;):rongcon29
 

Hà Kiều Chinh

Cựu CTV CLB Lịch sử
Thành viên
30 Tháng mười một 2020
690
2,046
231
16
Đức Ninh- Tuyên Quang
Tuyên Quang
THCS Đức Ninh
V. Sự tiến hóa của động vật
1. Tiến hóa về môi trường sống và cơ quan di chuyển
  • Các hình thức di chuyển
Mỗi loài động vật có thể có nhiều hình thức di chuyển khác nhau: bò, đi, chạy, nhảy, bơi,bay... phụ thuộc vào tập tính và môi trường sống của chúng.
-Ví dụ: Hình thức di chuyển của vịt trời: bay, bơi, đi, chạy; hình thức di chuyển của vượn: leo trèo; hình thức di chuyển của cá chép: bơi.
  • Sự tiến hóa cơ quan di chuyển
Trong sự phát triển của giới Động vật, sự hoàn chỉnh của cơ quan vận động, di chuyển là sự phức tạp hóa từ chưa có chi đến chi phân hóa thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau, đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với những điều kiện sống
khác nhau.
-Ví dụ: -Chưa có chi (san hô) → Chi bên phân hóa (tôm, châu chấu) → Vây bơi (cá chép) →Năm ngón có màng bơi (ếch đồng) → Cánh bằng lông vũ (chim bồ câu) → Cánh bằng da
2. Tiến hóa về sinh sản
Trong quá trình tiến hóa của động vật, sự hoàn chỉnh của các hình thức sinh sản đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh học cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật non.
-Ví dụ: Sinh sản vô tính (thủy tức) → thụ tinh ngoài (ếch đồng, cá chép) → thụ tinh trong, đẻ trứng (thằn lằn bóng đuôi dài, chim bồ câu) → đẻ con, nuôi con bằng sữa mẹ (thỏ).
 
  • Like
Reactions: Trinh Linh Mai

Hà Kiều Chinh

Cựu CTV CLB Lịch sử
Thành viên
30 Tháng mười một 2020
690
2,046
231
16
Đức Ninh- Tuyên Quang
Tuyên Quang
THCS Đức Ninh
VI. Động vật và đời sống con người
1. Đa dạng sinh học
  • Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh
Đặc điểm của động vật ở môi trường đới lạnh:
Có bộ lông rậm và lớp mỡ dưới da dày để giữ nhiệt và dự trữ năng lượng. Ví dụ: Gấu​
trắng, hải cẩu, cá voi, chim cánh cụt.
Có tập tính di cư tránh rét hoặc ngủ đông. Ví dụ: Gấu trắng.
Có lông trắng về mùa đông, lông nâu về mùa hè để che mắt kẻ thù. Ví dụ: Chồn, cáo,​
cú trắng.
Đa dạng sinh học động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng
Động vật gồm ít loài có những đặc điểm thích nghi với khí hậu khô và nóng.​
Ví dụ: Chuột nhảy có chân dài, mảnh nên cơ thể nằm cao so với cát nóng; lạc đà có bướu
trên lưng chứa mỡ, có thể chuyển thành nước khi cần.
Động vật có khả năng nhịn khát giỏi, đi xa để tìm nước và hoạt động chủ yếu vào ban​
đêm.
Đa dạng sinh học động vật ở môi trường nhiệt đới gió mùa
Số loài động vật ở môi trường nhiệt gió mùa cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa​
lí khác trên Trái Đất, là do khí hậu ở đây nóng, ẩm tương đối ổn định, thích hợp với sự sống
của mọi loài sinh vật.
2. Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Biện pháp đấu tranh sinh học
Sử dụng thiên địch
Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.
Sử dụng thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.
Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại
Gây vô sinh diệt động vật gây hại​
  • Ưu điểm của những biện pháp đấu tranh sinh học
Mang lại hiệu quả cao, tiêu diệt những loài sinh vật có hại.
Không gây ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng xấu tới sinh vật có ích và con​
người như thuốc trừ sâu, diệt chuột.
  • Hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học
Nhiều loài thiên địch được di nhập, không quen với khí hậu địa phương nên phát triển​
kém.
Sự tiêu diệt loài có hại này lại tạo điều kiện cho loài khác phát triển.
Một loài thiên địch vừa có thể có ích vừa có thể có hại.​
3. Động vật quý hiếm
Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về: thực phẩm, dược liệu, mĩ nghệ,​
nguyên liệu công nghệ, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu... và là những động vật sống trong
thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đây đang có số lượng giảm sút.
Việc phân hạng động vật quý hiếm dựa vào mức độ đe dọa sự tuyệt chủng của loài,​
được biểu thị cụ thể bằng những cấp độ:
  1. +Rất nguy cấp (CR) (số lượng cá thể giảm 80%),
  2. +Sẽ nguy cấp (VU) (số lượng cá thể giảm 20%),
  3. +Ít nguy cấp (LR) (động vật quý hiếm được nuôi và bảo tồn),
NGỒN: tài liệu ôn thi cuối học kì II ( Hocmai )
 
  • Like
Reactions: kaede-kun
Top Bottom