C1 Trình bày các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp thực hiện trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam ( 1897 - 1914 )
C2 Nhận xét chung về phong trào yêu nước ở Việt Nam đầu thế kỉ XX ? So sánh hướng đi tìm đường cứu nước mới cửa Nguyễn Tất Thành có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó.
1. * Chính trị
- Pháp thành lập Liên bang Đông Dương, bao gồm Việt Nam, Lào, Campuchia do Toàn quyền Pháp đứng đầu.
- Ở Việt Nam, Pháp chia nước ta thành ba xứ với ba chế độ chính trị khác nhau:
Bắc Kì: xứ nửa bảo hộ
Trung Kì: xứ bảo hộ
Nam Kì: xứ thuộc địa
- Dưới bộ máy chính trị cấp kì là cấp tỉnh (đều do người Pháp đứng đầu). Dưới cấp tỉnh là phủ, châu, huyện. Dưới cùng là làng, xã.
* Kinh tế
- Nông nghiệp:
Pháp tăng cường đẩy mạnh việc cướp ruộng đất của nhân dân nhằm lập đồn điền
Pháp vẫn sử dụng hình thức bóc lột kiểu phong kiến là phát canh thu tô.
- Công nghiệp:
Đẩy mạnh việc khai thác than và kim loại.
Đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp nhẹ về sản xuất và chế biến.
- Thương nghiệp: Pháp nắm giữ độc quyền thị trường nước ta.
- Tài chính: Pháp đặt ra nhiều loại thuế, tăng mức thu thuế các mặt hàng như muối, rượu, thuốc phiện.
- Giao thông: Pháp đầu tư xây dựng mở mang hệ thống giao thông như đường bộ, đường thủy, đường sắt.
* Văn hoá, giáo dục
- Cho đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến nhưng có thêm tiếng Pháp trong một số kì thì.
- Mở trường học mới cùng một số cơ sở văn hoá, y tế để phục vụ con em các quan chức thực dân và tạo một lớp người bản xứ phục vụ cho việc cai trị.
- Hệ thống giáo dục phổ thông chia 3 bậc: Ấu học, Tiểu học, Trung học.
2.
- Phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX theo con đường dân chủ tư sản.
- Hướng đi mới của Nguyễn Tất Thành:
Quyết định sang phương Tây, quê hương của tự do, bình đẳng, bác ái tìm hiểu xem họ làm như thế nào để trở nên giàu mạnh rồi sau đó trở về giúp đồng bào mình mà không dựa vào nước nào cả.
Hòa mình vào phong trào quần chúng lao động và công nhân Pháp để tìm hiểu và học hỏi.