831) Các cơ quan của hệ hô hấp:
+ Đường dẫn khí: Mũi, hầu (họng) , thanh quản, khí quản và phế quản.
----> Ngăn bụi, làm ấm, ẩm không khí đi vào phổi.
+ Hai lá phổi
-----> Thực hiện trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài.
2) Khi gặp người bị điện giật cần ngắt dòng điện.
Khi gặp người bị đuối nước, nước vào phổi cần loại bỏ nước khỏi phổi
-----> Sau đó thực hiện các phương sơ cứu như hà hơi thổi ngạt hoặc ấn lồng ngực.
3) Trong 5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng tim không ngừng đập, máu không ngừng lưu nóng qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra. Ô-xi không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu và CO2, không ngừng khuếch tán ra. Bởi vậy, nồng độ ô-xi trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.
4) Lớp niêm mạc có nhiều nếp gấp;
Có nhiều lông ruột và lông cực nhỏ;
Có mạng lưới mao mạch máu và bạch huyết dày đặc;
Ruột dài từ 2,8-3 m, tổng diện tích lên tới 500 m^2.
5) Các con đường vận chuyển và hấp thụ các chất là con đường máu và con đường bạch huyết.
Các chất dinh dưỡng được chuyển và hấp thụ theo con đường máu: đường (glucose), glyxerin, axit béo, axit amin, nước, muối khoáng và các vitamin tan trong nước.
Các chất dinh dưỡng được chuyển và hấp thụ theo con đường bạch huyết: các giọt lipit (đã được nhũ tương hóa) và các vitamin tan trong dầu,...
6) Quá trình tiêu hóa:
+ ở dạ dày:
- Biến đổi lí học:
Sự tiết dịch vị;
Sự co bóp của các cơ dạ dày. ---> Hòa loãng thức ăn, đảo trộn thức ăn thấm đều với dịch vị.
-Biến đổi hóa học: \Hoạt động của enzim Pepsin có trong dịch vị-----> Phân nhỏ các prôteein chuỗi dài thành các prôteein chuỗi ngắn (từ 3-10 a.a.)
Đối với câu 7 mình nghĩ bạn nên xem lại, còn câu 8 thì bạn có thể tham khảo ở phần "Em có Biết" trong sách Sinh 8 trang 83 và ôn lại các nguyên nhân gây hại cho hệ tiêu hóa.