Vật lí 11 [Ôn tập giữa học kì I] - Chương 2: Dòng điện không đổi

Hoàng Long AZ

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
17 Tháng mười hai 2017
2,553
3,577
564
▶️ Hocmai Forum ◀️
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn :rongcon12 lâu rồi chúng ta mới gặp lại nhau nhỉ :rongcon1
Trước tiên cho mình xin lỗi các bạn, vì thời gian vừa rồi mình khá bận nên bây giờ mới có thể lập ra topic này cùng các bạn ôn tập được. Mong các bạn thông cảm Yociexp49
Rồi ok, không vòng vo nữa, chúng ta cùng bắt đầu nhé :Tonton7:Tonton7

CHƯƠNG 2: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
I - Kiến thức cần nắm:
1/ Dòng điện không đổi - Nguồn điện:

- Dòng điện: là dòng các điện tích (các hạt tải điện) dịch chuyển có hướng.
- Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích dương (ngược chiều dịch chuyển của electron)
- Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng [tex]\Delta q[/tex] dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian [tex]\Delta t[/tex]: [tex]I=\frac{\Delta q}{\Delta t}[/tex]
- Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Khi đó, cường độ dòng điện tính bằng: [tex]I=\frac{q}{t}[/tex]
- Lực lạ bên trong nguồn điện làm cho 2 cực của nguồn tích điện khác nhau, do đó duy trì hiệu điện thế giữa 2 cực của nó
- Suất điện động của nguồn đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn, được đo bằng công của lực lạ khi làm di chuyển điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện: [tex]E=\frac{A}{q}[/tex]
- Hiệu suất nguồn: [tex]H=\frac{U}{E}=\frac{R}{R+r}[/tex]
2/ Điện năng - Công suất điện:
- Điện năng tiêu thụ một đoạn mạch
bằng tích của hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó: [tex]A=U.I.t[/tex]
- Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó: [tex]P=U.I[/tex]
- Công suất tỏa nhiệt khi có dòng điện chạy qua được xác định bằng nhiệt lượng tỏa ra ở vật dẫn đó trong một đơn vị thời gian: [tex]P=I^2.R=\frac{U^2}{R}[/tex]
- Công của nguồn bằng điện năng tiêu thụ toàn mạch: [tex]A=E.I.t[/tex]
- Công suất nguồn điện bằng công suất tiêu thụ điện năng toàn mạch: [tex]P=E.I[/tex]
3/ Định luật Ôm đối với toàn mạch:
- Công thức tổng quát:
[tex]I=\frac{E phát - E thu}{r+Rtđ}[/tex]
- Định luật Ôm đối với toàn mạch hoàn toàn phù hợp với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng
- Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nối 2 cực của nguồn bằng 1 dây dẫn có điện trở rất nhỏ (không đáng kể). Khi đó, dòng điện chạy trong mạch có cường độ lớn và gây nguy hiểm.
4/ Ghép các nguồn điện thành bộ:
- Suất điện động của bộ nguồn mắc nối tiếp
bằng tổng các suất điện động của các nguồn điện trong bộ: [tex]Eb=E1+E2+E3+.....+En[/tex]
- Điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp bằng tổng các điện trở trong của các nguồn điện trong bộ: [tex]rb=r1+r2+r3+......+rn[/tex]
- Khi ghép song song n nguồn giống nhau, suất điện động của nguồn bằng suất điện động của các nguồn trong bộ, điện trở trong của nguồn bằng thương số giữa điện trở nguồn điện trong bộ với số nguồn điện:
[tex]\left\{\begin{matrix} Eb=E & \\ rb = \frac{r}{n} & \end{matrix}\right.[/tex]

II - Phương pháp chung & Bài tập ví dụ:
1/ Phương pháp chung:

  • Vẽ lại mạch ngoài
  • Tìm Rtđ
  • Tính I mạch chính theo định luật Ôm cho toàn mạch
  • Dùng các công thức nêu trên kết hợp dữ kiện bài toán để tìm ra kết quả.
  • Có thể dùng thêm các công thức khác như công thức tính điện trở [tex]R=\frac{\varphi .l}{s}[/tex]; Đèn (đã cho hiệu điện thế và công suất định mức) => [tex]Rđ=\frac{U^2đm}{Pđm} ; Iđm = \frac{Pđm}{Uđm}[/tex],.....
Lưu ý: Trên đây chỉ là phương pháp, các bước giải chung chứ không phải toàn bộ bài toán đều áp dụng cách này nhé.
2/ Một số bài tập ví dụ:
1.
Số electron chạy qua tiết diện thẳng của một dây dẫn kim loại trong 1s là [tex]1,25.10^{19}[/tex]. Tìm cường độ dòng điện và điện lượng chạy qua tiết diện đó trong 2 phút.
2. Acquy có suất điện động E = 6V, sản ra một công là A= 360J khi dịch chuyển điện tích ở bên trong và giữa 2 cực của nó khi acquy phát điện. Tìm điện lượng q được dịch chuyển.
3. Nguồn điện có suất điện động E = 3V khi mắc với 1 điện trở R thành một mạch kín thì cường độ dòng điện chạy qua R là 0,3A. Tính công suất nguồn điện.
4. Mắc [tex]R1=4\Omega[/tex] vào 2 cực của nguồn điện thì cường độ dòng điện trong mạch là I1 = 0,5A. Thay R1 bằng [tex]R2=10\Omega[/tex] thì cường độ dòng điện trong mạch lúc này là I2 = 0,25A. Tìm suất điện động E và điện trở trong r của nguồn.
5. Một nguồn có suất điện động 6V, điện trở trong [tex]2\Omega[/tex], mắc với mạch ngoài là biến trở R để tạo thành mạch kín. Tìm R để công suất tiêu thụ mạch ngoài lớn nhất, tìm công suất đó.
6. Một nguồn điện có suất điện động 2 V, điện trở trong [tex]0,5\Omega[/tex] mắc với mạch ngoài là 1 động cơ để tạo thành mạch kín. Động cơ nâng một vật trọng lượng 2N với vận tốc 0,1644 m/s không đổi với hiệu suất 96%. Hiệu suất động cơ điện là 100%. Cường độ dòng điện chạy trong mạch không vượt quá 0,9A. Tìm hiệu điện thế giữa 2 đầu động cơ. Biết điện trở dây nối và động cơ bằng 0.

P.s: Vẫn như Chương 1: Điện tích, điện trường, phần bài tập ví dụ mình chỉ đưa ra được những bài chung của các dạng để dễ hiểu bản chất, nắm công thức. Nhiều quá thì không thể đăng hết được nên mong các bạn thông cảm nhé.
Ngoài ra, bài tập phần ghép nguồn thành bộ mình không đăng ở đây vì đã có khá nhiều bài dạng này đã được hỗ trợ chi tiết trên HMF. Các bạn có thể bấm vào đây để tham khảo nhé.


Các bạn cùng giải 6 bài này trên rồi trả lời vào dưới topic này chúng ta cùng thảo luận nhé.

Mọi thắc mắc, góp ý xin để lại trong topic này.


Hi vọng topic của mình sẽ phần nào giúp ích được các bạn.
Cảm ơn các bạn đã đón đọc. Hẹn gặp lại trong các topic lần sau.

:rongcon29:rongcon29:rongcon29:rongcon29:rongcon29

CHÚC CÁC BẠN THI TỐT !
 
Top Bottom