Sử 8 Ôn tập giữa HKII

anbinhf

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
9 Tháng ba 2020
1,207
10,850
766
17
Nghệ An
Trường THCS Quỳnh Hồng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Phong trào Cần Vương
Nguyên nhân:
Diễn biến:
Kết quả:
Tính chất:
Nguyên nhân thất bại:
Bài học:
2. Khởi nghĩa Yên Thế, Hương Khê
Nguyên nhân:
Diễn biến:
Kết quả:
Tính chất:
Bài học:
3. So sánh Phong trào Cần Vương với khởi nghĩa Yên Thế
4. Trào lưu cải cách Duy Tân
Nguyên nhân
Nội dung
Nguyên nhân không thực hiện
Ý nghĩa
5. Em hãy nêu các nhân vật lịch sử tiêu biểu chống Pháp(1858-1884)
6.. Nêu các hiệp ước nhà Nguyễn ký với Pháp (Nội dung từng hiệp)nhận xét
@Nguyễn Thị Quỳnh Lan @Võ Thu Uyên
 
Last edited:

Nguyễn Thị Quỳnh Lan

Cựu TMod Sử
Thành viên
31 Tháng ba 2020
1,503
6,416
551
Bắc Ninh
HocMai Forum
1. Phong trào Cần Vương
Nguyên nhân:
Diễn biến:
Kết quả:
Tính chất:
Nguyên nhân thất bại:
Bài học:

1. Phong trào Cần Vương
Nguyên nhân: Do quân ta nổi dậy, muốn đánh đuổi Pháp ra khỏi Việt Nam
Diễn biến:
  • Tôn Thất Thuyết mượn danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương
  • Tất cả người dân trong nước đều nhiệt tình tham gia
  • Lâu dần hình thành ra một cuộc khởi nghĩa lớn
Kết quả:
  • Vua Hàm Nghi bị đầy đi An-giê-ri
  • Khởi nghĩa thất bại
Nguyên nhân thất bại:
  • Do Phan Đình Hùng chết ở Hương Khê (Dân ta không có lãnh đạo ở đó)
Bài học:
  • Thể hiện tinh thần yêu nước, lòng bất khuất muốn đánh đuổi quân Pháp ra khỏi đất nước
2. Khởi nghĩa Yên Thế, Hương Khê
Nguyên nhân:
Diễn biến:
Kết quả:
Tính chất:
Bài học:
2. Khởi nghĩa Yên Thế, Hương Khê
Nguyên nhân: Pháp muốn có Yên Thế
Diễn biến:
  • Nghĩa quân chưa có sự thống nhất, rời rạc
  • Một bên chiến đấu quyết liệt với Pháp, một bên xây dựng
  • Phan Đình Hùng (thủ lĩnh) hy sinh, nghĩa quân tan rã
Kết quả: Khởi nghĩa thất bại
Bài học:
  • Sự đoàn kết của nhân dân ta
  • Tinh thần yêu nước
3. So sánh Phong trào Cần Vương với khởi nghĩa Yên Thế
chị tham khảo ở link này ạ https://diendan.hocmai.vn/threads/khoi-nghia-yen-the-va-phong-trao-can-vuong.669135/#post-3384731
5. Em hãy nêu các nhân vật lịch sử tiêu biểu chống Pháp từ (1858-1884)
Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Phan Đình Hùng, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu,......
p/s: Chị thông cảm, em không làm được phần tính chất và câu 4+6. Chúc chị thi tốt ^^
 
  • Like
Reactions: anbinhf

_haphuong36_

Cựu TMod Sử
Thành viên
15 Tháng mười 2019
995
2
1,485
151
18
Thái Bình
THPT Bắc Duyên Hà
1.
- Diễn biến: phong trào chia làm 2 giai đoạn
  • Giai đoạn 1 (1885 - 1888): Các cuộc khởi nghĩa yêu nước gây cho Pháp nhiều thiệt hại, nhưng sau đó Pháp cấu kết với bọn tay sai tấn công Đà Nẵng, Phú Trà khiến các cuộc khởi nghĩa thất bại. Các lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa hi sinh hoặc bị bắt, một bộ phận sang Trung Quốc cầu viện. Tháng 11/1888, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt đày sang An-giê-ri. Phong trào vẫn tiếp tục được duy trì.
  • Giai đoạn 2 (1886 - 1889): phong trào quy tụ thành cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn, địa bàn thu hẹp giúp lên các tỉnh trung du và miền núi.
- Tính chất: khởi nghĩa mang khuynh hướng phong kiến.
- Nguyên nhân thất bại:
  • Khởi nghĩa lẻ ở các địa phương, không liên kết với các tỉnh Nam Kỳ.
  • Quân địch còn mạnh.
  • Nhân dân mất lòng tin vào triều đình.
- Bài học:
  • Cần có tổ chức mới tiên tiến, đủ uy tín để liên kết toàn dân.
  • Cần có đường lối kháng chiến đúng đắn.

2.
a) Khởi nghĩa Yên Thế:
- Nguyên nhân:
Do thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng Bắc Kỳ, Yên Thế trở thành mục tiêu để chúng bình định nhằm chiếm đất, chiếm dân, bóc lột bằng biện pháp quân sự.
- Diễn biến:
Thời gianDiễn biến chính
1884 - 1892- Nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh là Đề Nắm.
- Đẩy lùi được nhiều cuộc tiến công, càn quét của Pháp.
1893 - 1908- Vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở và phát triển lực lượng. Nghĩa quân hoạt động dưới sự chỉ huy của Đề Thám.
- Nghĩa quân đã hai lần giảng hòa với Pháp.
- Có nhiều nhà yêu nước đã tìm lên Yên Thế, bắt liên lạc với Đề Thám để tìm ra cách cứu nước.
1909 - 1913- Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội không thành, phát hiện có sự dính líu của Đề Thám nên Pháp đã huy động lực lượng mở cuộc tấn công quy mô lớn lên căn cứ Yên Thế.
- Năm 1913, Đề Thám bị sát hại, cuộc khởi nghĩa tan rã.
[TBODY] [/TBODY]
- Kết quả: Khởi nghĩa thất bại
- Tính chất: khởi nghĩa nông dân tự phát.
- Bài học: Giống phong trào Cần vương
b) Khởi nghĩa Hương Khê.
- Nguyên nhân: hưởng ứng phong trào Cần Vương.
- Diễn biến: chia làm 2 giai đoạn
  • 1885 - 1888:
    • Xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng, huấn luyện binh sĩ, rèn đúc vũ khí và tích trữ lương thực.
    • Tổ chức: chia làm 15 quân thứ, mỗi quân thứ 100 - 500 người, phân bố đều trên địa bàn bốn tỉnh (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình).
    • Tự chế tạo súng trường theo mẫu súng của Pháp vào năm 1874.
  • 1888 - 1895:
    • Dựa vào rừng núi hiểm trở và dựa vào sự chỉ huy thống nhất, tổ chức chặt chẽ, bài bản nên nghĩa quân liên tục mở các cuộc tập kích đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.
    • Nghĩa quân có nhiều trận đánh lớn gây cho Pháp nhiều thiệt hại như cuộc tấn công vào Hà Tĩnh (1892), tấn công vào tỉnh lỵ Nghệ An (10/1892). Đặc biệt, nghĩa quân có chiến thắng lớn ở Vụ Quang (1894).
    • Sau trận Vụ Quang, Pháp tập trung lực lượng bao vây, cô lập, tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi khiến lực lượng nghĩa quân suy yếu, hao mòn dần.
    • Trong trận chiến, Phan Đình Phùng bị thương rồi mất ngày 28/12/1895. Phong trào diễn ra một thời gian rồi tan rã.
- Kết quả: khởi nghĩa bị dập tắt
- Tính chất và bài học: Giống phong trào Cần vương.

4.
- Nguyên nhân:
  • Đất nước ngày một nguy khốn
  • Lòng yêu nước, thương dân, muốn cho nước nhà giàu mạnh, có thể đương đầu với kẻ thù của một số quan lại, sĩ phu yêu nước thức thời.
- Nội dung: đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa,... của nhà nước phong kiến.
- Nguyên nhân không thực hiện:
  • Các đề nghị cải cách mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ.
  • Triều đình bảo thủ, bất lực trong việc thích ứng với hoàn cảnh nên không chấp nhận những thay đổi và từ chối cải cách.
- Ý nghĩa:
  • Tấn công vào những tư tưởng bảo thủ, phản ánh trình độ nhận thức mới của những người Việt Nam hiểu biết, thức thời.
  • Góp phần vào việc chuẩn bị cho sự ra đời phong trào Duy tân ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX.
6.
- Hiệp ước Nhâm Tuất 1862
  • Nội dung:
    • Thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam kì và đảo Côn Lôn.
    • Mở cửa thông thương, bỏ lệnh cấm đạo.
    • Bồi thường chiến phí.
    • Pháp sẽ "trả lại" thành Vĩnh Long chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
  • Nhận xét:
    • Triều đình chính thức đầu hàng Pháp.
    • Thể hiện sự nhu nhược của triều đình.
- Hiệp ước Giáp Tuất 1874
  • Nội dung: Pháp rút quân khỏi Bắc Kì, triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
  • Nhận xét:
    • Sự nhu nhược, tắc trách không đáng có của triều đình.
    • Tạo đà cho Pháp tấn công.
- Hiệp ước Quý Mùi 1883 (Hác-măng)
  • Nội dung:
    • Thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để sáp nhập vào Nam Kì thuộc Pháp.
    • Thanh - Nghệ - Tĩnh sáp nhập vào Bắc Kì.
    • Mọi việc phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế.
    • Công sứ Pháp nắm quyền trị an và nội vụ ở Bắc Kì.
    • Triều đình phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
  • Nhận xét: Làm nước ta phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884
  • Nội dung: cơ bản giống hiệp ước Hác-măng, chỉnh sửa đôi chút về ranh giới khu vực Trung Kì.
  • Nhận xét:
    • Hiệp ước không làm thay đổi tình hình nước ta.
    • Chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách một quốc gia độc lập.
 
Last edited:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Vì bên trên 2 bạn đã trình bày gần như đầy đủ, ở đây mình sẽ bổ sung thêm 1 số ý nhé!
1. Phong trào Cần Vương
Nguyên nhân:
Diễn biến:
Kết quả:
Tính chất:
Nguyên nhân thất bại:
Bài học:
Nguyên nhân:
  • Sau hai bản hiệp ước 1883 và 1884, phái chủ chiến trong triều đình Huế vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ Tay Pháp khi có điều kiện
  • Đêm 4, rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công Pháp ở tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá
  • Cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương
=> từ đó bùng nổ 1 phong trào yêu nước chống xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào Cần Vương
Diễn biến: Chia làm 02 giai đoạn (Phần này em xem SGK nhé)
Kết quả: phong trào thất bại
Tính chất: Yêu nước trên lập trường phong kiến
Nguyên nhân thất bại:
  • Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn của 1 lực lượng xã hội tiên tiến. Ngọn cờ phong kiến đã lỗi thời, không đủ sức tập hợp, đoàn kết toàn dân chống thực dân Pháp.
  • Thiếu sự phối hợp, liên kết thống nhất giữa các cuộc khởi nghĩa nên chưa tạo thành phong trào toàn quốc.
  • Hình thức đấu tranh mới chỉ là khởi nghĩa vũ trang với cách đánh chủ yếu là du kích, phụ thuộc vào địa thế... nên khó thành công
  • Do lực lượng chênh lệch
 
Top Bottom