Câu 1 :
Địa hình: Đồi núi -> Đồng bằng ven biển -> Biển => Phát triển nhiều ngành kinh tế, nông lâm ngư nghiệp, du lịch.
Tuy nhiên do địa hình phần lớn đồi núi khó khăn giao lưu kinh tế, đất dể bị xói mòn , đồng bằng ven biển nhỏ hẹp kém phì nhiêu .
Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa, hiện tượng phương tây nam trong mùa hè -> Phát triển các sản phẩm nhiệt đới điển hình . Tuy nhiên thiên tai thường xuyên xảy ra: bão, lũ lụt, hạn hán ...
Sông ngòi: Phần lớn ngắn và dốc -> Có giá trị thuỷ lợi, thuỷ điện, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt. Thường xảy ra lũ đột ngột .
Tài nguyên :
- Đất : Từ Nghệ an -> Quảng Trị có đất đỏ ba zan => Thích hợp trồng các cây công nghiệp lâu năm có giá trị lớn ( Chè , cao su, cà phê )
- Khoáng sản: ít, có trữ lượng lớn: Crôm, sắt, thiếc, vàng, titan... -> Phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim .
- Thuỷ sản: Đường bờ biển dài, có nhiều bãi tôm cá, nhiều đầm phá -> Thuận lợi đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản.
- Rừng: có nhiều diện tích nhất phía bắc Hoành sơn -> Cung cấp nhiều gỗ , lâm sản có giá trị .
- Du lịch: Nhiều phong cảnh đẹp, nhiều di tích văn hoá, lịch sử -> Phát triển du lịch.
Câu 3 : Khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa khá lớn.
- Địa hình kết hợp đất đai tạo điều kiện để hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp theo chiều Tây- Đông:
+ Phía Tây là vùng núi thấp, đất feralit: thuận lợi canh tác cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc lớn.
+ Vùng đồi trước núi phát triển chăn nuôi gia súc: trâu, bò (bò chiếm 50% số lượng đàn bò cả nước).
+ Vùng đồng bằng ven biển: có thể phát triển cây lúa, các loại cây công nghiệp ngắn ngày: lạc, vừng, nghệ, thuốc lá, mía…cây ăn quả (cam, chanh, xoài), nuôi gia cầm, lợn…
+ Vùng biển rộng lớn phía Đông: có nhiều bãi tôm, bãi cá phát triển đánh bắt thủy sản, các vũng vịnh, đầm phá có thể nuôi trồng thủy sản (tôm, cá). Bờ biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh thuận lợi xây dựng các cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây…), có nhiều bãi biển đẹp để phát triển du lịch.
- Sông ngòi dốc, nước chảy quanh năm thuận lợi phát triển nông nghiệp, công nghiệp, nguồn thủy năng quan trọng của vùng.
- Tài nguyên khoáng sản: sắt (Hà tĩnh), crom (Thanh hóa), thiếc, đá quý (Nghệ an), titan (Hà Tĩnh), đá vôi, sét, cao lanh…là cơ sở để phát triển nhiều ngành công nghiệp như khai khoáng, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng…