Ôn tập các văn bản Văn học Việt Nam Ngữ văn 12

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em!
Như vậy trong các chủ đề trước chúng ta đã nói đế các vấn đề về các tác phẩm Văn học nước ngoài. Để hoàn thiện hơn chương trình ôn tập Ngữ văn 12 cho các em ôn thi Tốt nghiệp cũng như Đại học, trong chủ đề này, chị sẽ cùng các em đi tìm hiểu và làm rõ những vấn đề trọng tâm và còn thắc mắc trong phần Văn học Việt Nam chương trình Ngữ văn 12.
Có những vấn đề gì chúng ta hãy cùng chia sẻ nhé!
Chúc các em ôn và thi tốt!
 
T

tiemnguyen

Chị ơi, chị có thể làm rõ giúp em hoàn cảnh sáng tác truyện Vợ chồng A Phủ không ạ?
Và em thấy trong truyện này có 1 chi tiết mà e ko hiểu. Đêm tình mùa xuân có nhắc đến 1 nhân vật - là ngy của Mị nhưng tại sao sau đêm đó lại không thấy hình ảnh xuất hiện của nhân vật này nữa ạ?
@@...e không hiểu...Mong chị và các bạn giải thích dùm em ạ.
tks cả nhà!
 
H

hocmai.nguvan

Hoàn cảnh sáng tác truyện Vợ chồng A Phủ đây em nhé, thực ra trong SGK cũng có nói đến rồi mà em
Hoàn cảnh sáng tác :
Năm 1952 Tô Hoài đi cùng với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc . Trong chuyến đi này nhà văn đã có dịp sống găn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số ( Thái , Mường, Mông , Dao ..)nên đã để lại nhiều kỉ niệm, hiểu biết về cuộc sống con người miền núi, thôi thúc Tô Hoài viết " Truyện Tây Bắc" trong đó có " Vợ chồng A Phủ"
" Vợ chồng A Phủ” (1952) in trong tập truyện “Tây Bắc”. Truyện được giải nhất Truyện và kí VN năm 1954- 1955. Tác phẩm gồm hai phần , đoạn trích trong sách giáo khoa là phần một.
 
D

ductran95

Chị và các bạn ơi, giúp em làm rõ hoàn cảnh ra đời tác phẩm Vợ nhặt với ạ
Em cảm ơn mọi người
 
D

dohuyen123

HOàn cảnh ra đời tác phẩm Vợ nhặt cậu có thể tham khảo gợi ý dưới đây:
* Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện "Vợ nhặt" có tiền thân từ tiểu thuyết "Xóm ngụ cư". Tác phẩm được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau hoà bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện "Vợ nhặt". Tác phẩm được in trong tập truyện "Con chó xấu xí" . Truyện tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với con người trong nạn đói.
* Tóm tắt tác phẩm Vợ nhặt
Truyện lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945, kể về nhân vật chính có tên là Tràng, một chàng trai xấu xí nghèo khổ, làm nghề đẩy xe thóc thuê. Giữa lúc nạn đói tràn đến xóm ngụ cư của hắn, Tràng đưa vợ về nhà, người vợ hắn “nhặt” được sau vài ba bận nói đùa và bốn bát bánh đúc. Bà cụ Tứ , người mẹ giàu tình thương người, xót cho cảnh ngộ người đàn bà, vừa mừng vừa tủi, bà chấp nhận nàng dâu mới. Cái liều lĩnh của Tràng đã biến thành hạnh phúc, những con người nghèo khổ ấy cùng nương tựa vào nhau và cùng hi vọng vào tương lai. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.
* Chủ đề:
Tác phẩm đã phẩn ánh đời sống của những con người bần cùng, lương thiện, trong cảnh đói kém khủng khiếp do bọn thực dân phong kiến gây ra. Họ đã cưu mang đùm bọc lấy nhau và hy vọng vào một cuộc sống mới tốt đẹp hơn mà cách mạng đem đến.
Giá trị hiện thực:
- Tố cáo tội ác thực dân, phát xít qua bức tranh xám xịt về thảm cảnh chết đói.
- Cái đói đã bóp méo cả nhân cách con người.
- Giá trị con người bị phủ nhận khi chỉ vì cùng đường đói khát mà phải trở nên trơ trẽn, liều lĩnh, bất chấp cả e thẹn.
Giá trị nhân đạo:
- Đề cao tình người, lòng nhân ái, cưu mang đùm bọc nhau, khát vọng hướng tới sự sống và hạnh phúc.
- Đặc biệt, sự cưu mang đùm bọc của những con người nghèo đói là sức mạnh để họ vượt lên cái chết.
Giá trị nghệ thuật:
Tình huống truyện khiến diễn biến phát triển dễ dàng và làm nổi bật được những cảnh đời, những thân phận đồng thời nổi bật chủ đề tư tưởng tác phẩm.
ST
 
H

huyhieuhd

Các bạn phân tích giúp mình: ý nghĩa nhan đề bài thơ Đàn ghita của Lorca và những ảnh hưởng của Lorca tới nhà thơ Thanh Thảo.
Cảm ơn mọi người nha!
 
D

ductran95

Ý nghĩa nhan đề Đàn ghita của Lorca:
Đàn ghi ta là niềm tự hào, là một phần hồn của đất nước Tây Ban Nha (nên còn được gọi là Tây Ban cầm).
- Đàn ghi ta gắn bó thân thiết với Lor-ca trên những nẻo đường ca hát và sáng tạo.
- Đàn ghi ta là biểu tượng cho tình yêu của Lor-ca đối với đất nước Tây Ban Nha, cho con đường nghệ thuật của tác giả, cho khát vọng cao cả mà Lor-ca nguyện phấn đấu suốt đời.
 
T

tiemnguyen

Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu đem đến cho người đọc những suy nghĩ gì?
Cả nhà giúp mình nhé!
 
D

dohuyen123

Theo mình Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu nói đến 3 vấn đề
+ Đối với văn học nghệ thuật: 1 tác phẩm chân chính là 1 tp phải phản ánh được đúng hiện thực cuộc sống, 1người nghệ sĩ chân chính phải là người sống cùng với tác phẩm, là người đem hiện thực và phản ánh đúng hiện thực trong sáng tác của mình, là người phải gần gũi với đời sống.
+ Nạn bạo hành gia đình
+ Số phận của người dân lao động: công cuộc đổi mới sau năm 86 dù cả nước đi lên nhưng vẫn còn có những góc nhỏ, những gia đình vẫn sống trong những sự vất vả, lam lũ cần được giúp đỡ
+ Con người trong cuộc đời đôi khi không thể vượt lên chính mình, có quá nhiều thứ khiến họ phải sống cam chịu, nhẫn nhục.
 
H

huyhieuhd

So sánh sông Hương trong sáng tác của Hoàng Phủ Ngọc Tường và sông Đà trong Người lái đò sông Đà
Giúp mình với cả nhà ơi!!!!!!!!!!
Đây là bài tập cô cho ôn thi Đại học nhưng mình thấy khó quá!!!
Cả nhà giúp mình nhé,!
Thank all!
 
D

dohuyen123

- Giống:
S.H và S. Đ đều trở thành nhân vật, là cảm hứng sáng tác cho các nhà văn
cả 2 d.s đều hiện lên rất đẹp
- Khác:
Mỗi dòng sông được miêu tả vs những nét tính các khác nhau
+ S. Đà: hung bạo, trữ tình
+ S. Hương: nghiêng về cái trữ tình, thơ mộng: hiện lên qua góc nhìn: địa lí, văn hoá, lịch sử
 
Top Bottom