[ÔN LÍ][ ۩๑♥๑۩--Nhóm SUCCESS --۩๑♥๑۩ ]

H

hocviencsnd

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

:khi (4)::khi (4)::khi (4):​

Theo nguyện vọng của các thành viên trong nhóm :D
Hôm nay tớ lập 1 toppic để mọi người cùng trao đổi và tiện giải thích :D
Mong các thành viên trong nhóm thực hiện tốt nội quy diendan và pox Lí

Pic này nhờ hoathuytinh16021995 đảm nhiệm giùm


Chỉ các thành viên trong nhóm mới được comment
Mong các bạn thông cảm


[Thành viên nhóm]
hocviencsnd
tieuvan95
Smileandhappy1995
trongnga
lemanhtuan12a
starwine555
kieuoanh_1510
hoathuytinh16021995
jelouis
barbiesgirl
hoi_a5_1995
 
Last edited by a moderator:
H

hocviencsnd

đại cương về dao động điều hòa

A. LÍ THUYẾT


I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DAO ĐỘNG
1) Dao động cơ học
Dao động cơ học là sự chuyển động của một vật quanh một vị trí xác định gọi là vị trí cân bằng.

2) Dao động tuần hoàn
Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái của vật được lặp lại như cũ, theo hướng cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau xác định (được gọi là chu kì dao động).

3) Dao động điều hòa
Dao động điều hòa là dao động mà li độ của vật được biểu thị bằng hàm cosin hay sin theo thời gian.


II. PHƯƠNG TRÌNH DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

1.
Cách chuyển đổi qua lại giữa các hàm lượng giác
Để chuyển từ [TEX]sin x[/TEX]---->[TEX]cosx[/TEX]thì ta áp dụng[TEX]sinx[/TEX]=[TEX]cos(x-\frac{\pord}{2})[/TEX]
Để chuyển từ [TEX]cos x [/TEX]---->[TEX]sin x[/TEX] thì ta áp dụng [TEX]cosx=sin(x+\frac{\pord}{2})[/TEX]

Để chuyển từ -[TEX]cosx[/TEX]-->[TEX]cosx[/TEX] thì ta áp dụng -[TEX]cosx=cos(x+\prod)[/TEX]

Để chuyển từ -[TEX]sinx[/TEX]=[TEX]sinx[/TEX] thì ta áp dụng-[TEX]sinx=sin(x+\pord)[/TEX]


2) Phương trình li độ dao động
Phương trình li độ dao động có dạng x = Acos(ωt + φ).
Các đại lượng đặc trưng cho dao động điều hòa :
x : li độ dao động hay độ lệch khỏi vị trí cân bằng. Đơn vị tính: cm, m.. A : Biên độ dao động hay li độ cực đại. Đơn vị tính: cm, m..
ω : tần số góc của dao động, đại lượng trung gian cho phép xác định chu kỳ và tần số dao động. Đơn vị tính: rad/s.
φ: pha ban đầu của dao động (t = 0), giúp xác định trạng thái dao động của vật ở thời điểm ban đầu. Đơn vị tính rad
(ωt + φ): pha dao động tại thời điểm t, giúp xác định trạng thái dao động của vật ở thời điểm bất kỳ t. Đơn vị tính rad
----> Chú ý: Biên độ dao động A luôn là hằng số dương.


3) Phương trình vận tốc
(Xem SGK -12)

Nhận xét :
+ Vận tốc nhanh pha hơn li độ góc π/2 hay φv = φx + π/2.
+ Véc tơ vận tốc v luôn cùng chiều với chiều chuyển động (vật chuyển động theo chiều dương thì v > 0, theo chiều âm thì v < 0).
+ Độ lớn của vận tốc được gọi là tốc độ, và luôn có giá trị dương.
+ Khi vật qua vị trí cân bằng (tức x = 0) thì tốc độ vật đạt giá trị cực đại là vmax = ωA, còn khi vật qua các vị trí biên
(tức x = A) thì vận tốc bị triệt tiêu (tức là v = 0) vật chuyển động chậm dần khi ra biên.

4) Phương trình gia tốc
(SGK-12)

Nhận xét:

+ Gia tốc nhanh pha hơn vận tốc góc pi/2, nhanh pha hơn li độ góc pi
+ Véc tơ gia tốc a luôn hướng về vị trí cân bằng.
+ Khi vật qua vị trí cân bằng (tức x = 0) thì gia tốc bị triệt tiêu (tức là a = 0), còn khi vật qua các vị trí biên
(tức x = A) thì gia tốc đạt độ lớn cực đại amax = ω2A.
 
H

hocviencsnd

B. BÀI TẬP

Câu 1. Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình x = 4cos(πt + π/4) cm thì
A. chu kỳ dao động là 4 (s).
B. Chiều dài quỹ đạo là 4 cm.
C. lúc t = 0 chất điểm chuyển động theo chiều âm.
D. tốc độ khi qua vị trí cân bằng là 4 cm/s.

Câu 2. Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 4cos(20πt + π/6) cm. Chọn phát biểu đúng ?
A. Tại t = 0, li độ của vật là 2 cm.
B. Tại t = 1/20 (s), li độ của vật là 2 cm.
C. Tại t = 0, tốc độ của vật là 80 cm/s.
D. Tại t = 1/20 (s), tốc độ của vật là 125,6 cm/s.

Câu 3. Một chất điểm dao động điều hòa có phương trình x = 4cos(πt + π/4) cm. Tại thời điểm t = 1 (s), tính chất chuyển động của vật là
A. nhanh dần theo chiều dương.
B. chậm dần theo chiều dương.
C. nhanh dần theo chiều âm.
D. chậm dần theo chiều âm.

Câu 4. Trên trục Ox một chất điểm dao động điều hòa có phương trình x = 5cos(2πt + π/2) cm. Tại thời điểm t = 1/6 (s), chất điểm có chuyển động
A. nhanh dần theo chiều dương.
B. chậm dần theo chiều dương.
C. nhanh dần ngược chiều dương.
D. chậm dần ngược chiều dương.

Câu 5. Một vật dao động điều hòa phải mất 0,25 s để đi từ điểm có tốc độ bằng không tới điểm tiếp theo cũng như
vậy. Khoảng cách giữa hai điểm là 36 cm. Biên độ và tần số của dao động này là
A. A = 36 cm và f = 2 Hz.
B. A = 18 cm và f = 2 Hz.
C. A = 36 cm và f = 1 Hz.
D. A = 18 cm và f = 4 Hz.

Câu 6. Đối với dao động điều hòa, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó trạng thái dao động lặp lại như cũ gọi là
A. tần số dao động.
B. chu kỳ dao động.
C. pha ban đầu.
D. tần số góc.

Câu 7. Đối với dao động tuần hoàn, số lần dao động được lặp lại trong một đơn vị thời gian gọi là
A. tần số dao động.
B. chu kỳ dao động.
C. pha ban đầu.
D. tần số góc.

Câu 8. Đối với dao động cơ điều hòa, Chu kì dao động là quãng thời gian ngắn nhất để một trạng thái của dao động lặp lại như cũ. Trạng thái cũ ở đây bao gồm những thông số nào ?
A. Vị trí cũ
B. Vận tốc cũ và gia tốc cũ
C. Gia tốc cũ và vị trí cũ
D. Vị trí cũ và vận tốc cũ

Câu 9. Pha của dao động được dùng để xác định
A. biên độ dao động
B. trạng thái dao động
C. tần số dao động
D. chu kỳ dao động

Câu 10. Trong một dao động điều hòa đại lượng nào sau đây của dao động không phụ thuộc vào điều kiện ban đầu?
A. Biên độ dao động.
B. Tần số dao động.
C. Pha ban đầu.
D. Cơ năng toàn phần.

Câu 11. Một vật dao động điều hoà theo trục Ox, trong khoảng thời gian 1 phút 30 giây vật thực hiện được 180 dao
động. Khi đó chu kỳ và tần số động của vật lần lượt là
A. T = 0,5 (s) và f = 2 Hz.
B. T = 2 (s) và f = 0,5 Hz.
C. T = 1/120 (s) và f = 120 Hz.
D. T = 2 (s) và f = 5 Hz.

Câu 12. Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 5 cm. Khi nó có li độ là 3 cm thì vận tốc là 1 m/s. Tần số góc dao
động là
A. ω = 5 (rad/s).
B. ω = 20 (rad/s).
C. ω = 25 (rad/s).
D. ω = 15 (rad/s).

Câu 13. Một vật dao động điều hòa thực hiện được 6 dao động mất 12 (s). Tần số dao động của vật là
A. 2 Hz.
B. 0,5 Hz.
C. 72 Hz.
D. 6 Hz.

Câu 14. Một vật dao động điều hòa với biên độ A = 4 cm. Vật thực hiện được 5 dao động mất 10 (s). Tốc độ cực đại của vật trong quá trình dao động là
A. vmax = 2π cm/s.
B. vmax = 4π cm/s.
C. vmax = 6π cm/s.
D. vmax = 8π cm/s.

Câu 15. Phương trình li độ của một vật là x = 4sin(4πt – π/2) cm. Vật đi qua li độ x = –2 cm theo chiều dương vào những thời điểm nào:
A. t = 1/12 + k/2, (k = 0, 1, 2…).
B. t = 1/12 + k/2 ; t = 5/12 + k/2, (k = 0, 1, 2…).
C. t = 5/12 + k/2, (k = 0, 1, 2…).
D. t = 5/12 + k/2, (k = 1, 2, 3…).

Câu 16. Phương trình li độ của một vật là x = 5cos(4πt – π) cm. Vật qua li độ x = –2,5 cm vào những thời điểm nào ?
A. t = 1/12 + k/2, (k = 0, 1, 2…).
B. t = 5/12 + k/2, (k = 0, 1, 2…).
C. t = 1/12 + k/2 ; t = 5/12 + k/2, (k = 0, 1, 2…).
D. Một biểu thức khác

Câu 17. Một chất điểm dao động điều hoà với phương trình li độ x = 2cos(πt) cm.Vật qua vị trí cân bằng lần thứ nhất vào thời điểm
A. t = 0,5 (s).
B. t = 1 (s).
C. t = 2 (s).
D. t = 0,25 (s).
 
H

hoanang_3112

đáp án như thế này không biết có đúng không.tớ làm không đúng thì mn chỉ nhé
1C 2D 3A 4 D 5 B 6B 7A 8A 9B 10D
11A 12C 13 B 14 B 15B 16B 17A
 
H

hoanang_3112

bài tập về động lực học vật rắn
bài 1:biết rằng líp xe đạp có 11 răng đĩa xe có 30 răng. một người đạp xe khởi hành đạt được tốc độ 15km/h trong 20s. tính gia tốc trung bình của đĩa xe biết đường kính của bánh xe bằng 1m.
bài 2: một đĩa quay không ma sát quanh trục của nó với tốc độ 7 vg/s. một thanh cùng khối lượng với đĩa và dài bằng đường kính của đĩa rơi tự do xuống đĩa. cả hai đều quay quanh trục với các trọng tâm nằm trên trục. hỏi tốc độ góc chung của cả 2 vật bằng bao nhiêu?
 
H

hoan1793

câu 1 nhé

Coi rằng số vòng quay của lip bằng số vòng quay của bánh xe; 15 km/h=25/6 m/s.
Quãng đường đi được trong 20s: (25/6)/2*20=125/3 (m)
Chu vi bánh xe: pi*1=pi (m)
Số vòng quay của lip = số vòng quay của bánh = 125/(3*pi) => số vòng quay của đĩa = 125/(3*pi)*11/30 => gia tốc góc trung bình: 2*125/(3*pi)*11/30*2*pi*1/t^2=11/72 (rad/s) :D
 
H

hoanang_3112

bài 2 thì sao?
bài tiếp nè:
Một con lắc đơn có chiều dài l, vật nặng có khối lượng m đang đứng yên ở vị trí cân bằng. Một viên bi khối lượng m bay ngang với vận tốc v0 tới va chạm xuyên tâm đàn hồi với vật nặng của con lắc. Tính lực căng của dây treo ngay sau va chạm.
 
B

baby_lovely_95

Cho minh tham gia nhóm nay lun dk hok?
Đồng ý thì giúp lun bài này ha!
Đề bài nè: Một con lắc đôn gồm quả cầu bằng đất sét m=2kg, treo ở đầu A một sợi dây mảnh bằng kim loại , không dãn, dài l=2m. Người ta giữ quả cầu của con lắc nói trên ở vị trí cb O của nó bởi 1 lò xo nằm ngang, có độ cứng k=10N/m, sao cho lò xo không bị nén hay giãn. Sau đó người ta đẩy quả cầu khỏi vị trí cb làm nó bị nén 1 đoạn nhỏ theo phương nằm ngang , khi đó dây treo hợp vs phương thẳng đứng 1 góc 0,1 rad , rồi thả tay không vận tốc ban đầu . bỏ qua mọi ma sat và m lò xo. g=(pi)^2=10. Chọn gốc toạ độ ở vị trí cb sang phía bên phải , gốc tg là lúc bđ dao động.
a) Viết pt dao động
b) Đặt cơ hệ trong từ trường đều có phương vuông góc với mp dao động với độ lớn B=0,1T. Tìm biểu thức suất điện độnh cảm ứng xh trong dây treo.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom