T
tiendat_no.1
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Tác giả: Nguyễn Thanh Ty
Kính tặng Thầy Phạm văn Thanh
Trong cuộc đời được may mắn cắp sách đến trường của tôi từ lớp Đồng Ấu, nơi mái tranh lụp xụp của Thầy Tổng Lâm dưới xóm Cồn, học trò phải ngồi bệt dưới đất cát để học, cho đến lúc được ngồi trên những chiếc ghế cá nhân dính liền với bàn kiểu Mỹ, của ngôi trường Sư Phạm tân kỳ, đồ sộ ở Qui Nhơn-Bình Định, để học làm thầy, tính ra có hơn hai mươi Người Thầy và Cô đã góp bàn tay dạy dỗ và rèn luyện cho tôi nên người hữu dụng.
Chưa kể vài Giáo Sư ở mấy phân khoa đại học mà tôi đã mon men bước chân vào một độ. Chưa nên cơm cháo gì.
Tôi nói được may mắn cắp sách đến trường là bởi cha mẹ tôi cũng như hầu hết dân chài trong xóm đều nghèo. Nghèo ghê lắm. Nghèo xác xơ. Chạy ăn từng bữa. Trẻ con trong xóm đông lúc nhúc nhưng được ôm vở đến trường thì đếm chưa hết mấy đầu ngón trên hai bàn tay.
Tôi là một đứa trong những ngón tay ấy. Tưởng không thể nào nói hết ra đây nỗi cơ cực mà cha mẹ tôi đã ráng cho tôi ăn học. Thật là trăm cơ ngàn khổ.
Ráng lết cho đến bậc Trung học thì sĩ tử rơi rụng dọc đường “lều chỏng” gần hết. Qua năm Đệ tứ, ngó lại chỉ còn mình tôi, giống như chiếc lá cuối cùng của mùa thu, bám lủng lẳng trên cành cây khô.
Đám bạn tôi, một ít chọn binh nghiệp, chấp nhận cuộc đời gươm súng. Một ít theo cha mẹ trở lại nghề “kéo neo tát nước”. Mạng đời phó thác cho bọt nước biển khơi.
Nhớ câu “Chim có bạn cùng hót tiếng hót mới hay. Ngựa có bạn cùng đua nước đua mới mạnh”, với những năm tháng vừa vui đùa nghịch ngợm vừa tranh đua học hành cùng các bạn trong xóm, tôi chạnh lòng khi lủi thủi đi học một mình ở ngôi trường Trung Học Võ Tánh xa lạ và không một ai thân thiết.
Rồi dần dà tôi cũng có bạn mới và niềm vui mới. Bạn mới của tôi từ khắp nơi tụ về đây. Gần nhất là ở các làng quê ở Nha Trang như Thành, Phú Lộc… hoặc Ninh Hòa, Vạn Giả… Và các tỉnh xa về như Phan Rang, Phan Thiết, Phú Yên, Bình Định…
Đời học trò của tôi lắm nỗi gian truân, khổ ải chứ không được bình thường êm ả như những đứa trẻ khác có đầy đủ phương tiện, cha đưa mẹ đón…
“Sáng hôm ấy, một buổi sáng đầy sương thu và giá lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng…” đoạn văn này, đối với tôi bấy giờ chỉ có trong tiểu thuyết lãng mạn do mấy ông văn sĩ chắc cũng đã trải qua hoàn cảnh như tôi ngồi ao ước mà tả ra thôi.
Rồi “An Di con ơi! Con nghe đồng hồ điểm, con nói “Một giờ qua” rồi con cứ vui đùa…” Lại càng không thể có với cha mẹ tôi. Hai ông bà đầu tắt mẳt tối lo chạy gạo thở không ra hơi cho mười mấy anh em tôi, thì thời gian đâu còn nữa để mà “An Di con ơi!” Vả lại cha mẹ tôi mù chữ thì làm sao có thể ngó vô sách vở của tôi để biết nó là “con còng con cua” hay “con gà bới rác” ra sao để mà kèm cặp, theo dõi. Bởi vậy, cha mẹ tôi cho tôi đi học là phó thác cho trời và van vái “phúc đức ông bà tổ tiên phù hộ cho con tôi học giỏi” mà thôi.
May thay, trong suốt thời gian mài đủng quần trên ghế nhà trường, tôi đã gặp được nhiều Thầy và Cô giáo có tấm lòng nhân hậu và đầy lương tâm nghề nghiệp đã dạy dỗ, dẫn dắt biết bao nhiêu thế hệ trẻ nên người hữu dụng sau này.
Công ơn này tôi mãi mãi ghi sâu trong dạ.
Thời gian qua mau quá! Vừa mới trải qua một cuộc bể dâu, ngoảnh lại đã hơn nửa thế kỷ. Tôi trở về chốn cũ tìm lại bóng hình những người Thầy, Cô xưa, thì than ôi! “hạc vàng” đã về trời hầu hết.
Tôi chỉ còn gặp lại Thầy Cung Giũ Nguyên dạy Pháp Văn, Thầy Nguyễn Ngân dạy Anh Văn cho tôi từ năm Đệ thất đến năm Đệ tứ. Tôi cũng gặp lại Thầy Đào, Thầy Dự, Thầy Vĩ, Thầy Võ Hồng. Nhưng hồi đó, tôi không có cơ duyên được học với những vị Thầy này.
Các Thầy nay đã già lắm rồi. Sức khỏe yếu lắm rồi. Giống như những chiếc lá vàng cuối thu không biết rụng rơi lúc nào. Chỉ mỗi Thầy Ngân là còn tương đối khoẻ. Có lẽ Thầy nhờ có thú đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh nên đã vượt được ngưỡng cửa “lực bất tòng tâm” chăng?
Thầy cũng đã bát tuần.
Thầy còn khả năng cưỡi xe gắn máy chạy từ Nha Trang, vượt đèo Ngoạn Mục lên tận Đà Lạt hoặc ra đến đỉnh đèo Cả, tới Tuy Hòa, cốt để chụp vài tấm ảnh rồi hối hả chạy về trong ngày để chăm sóc cho Cô Cúc, vợ thầy, tuổi cũng đã cao, sức khoẻ lên xuống bất thường.
Nhưng đặc biệt cảm động nhất là tôi gặp lại được Thầy Phạm văn Thanh. Người Thầy cách đây hơn năm mươi năm trước, đã đích thân xuống xóm tôi, vào tận căn nhà nghèo nàn của tôi nằm bên ven sông, chính tay Thầy tặng cho tôi cuốn sách “Toán lớp Ba”, cuốn sách chỉ có mấy đồng bạc mà cha mẹ tôi vẫn không có nổi để góp cho trường mua dùm.
Cái ngày “lịch sử đời tôi” mở ra từ đây.
Trước đó, tôi là đứa trẻ ham chơi hơn ham học. Cộng thêm không có sách học thêm nên tôi là đứa học trò đã *** càng thêm ***, luôn luôn đội sổ. Ngày ngày tôi ôm vở (không có cặp để ôm) đến trường cho có lệ chứ thực ra là ở mấy gốc cây bàng ngoài bờ biển hoặc ở mấy toa xe lửa xụt xịt chạy tới chạy lui đổi toa ở sau Ga Xe lửa là chính.
Từ cái lúc Thầy tặng cho tôi cuốn sách, tôi bỗng như người thay hồn, đổi lốt. Tôi yêu quí cuốn sách của Thầy và gìn giữ nó như một báu vật. Tôi không còn lêu lỏng theo đám bạn trong xóm nữa. Ngoài thời gian giúp Má tôi trong việc buôn bán trong ngày, thì giờ còn lại tôi chuyên tâm lo học hành để khỏi phụ lòng tin yêu của cha mẹ và Thầy Thanh.
Dần dà, tôi khá hơn và bắt kịp bạn bè. Bao nhiêu kỳ thi tôi đều vượt qua hết. Thầy Thanh và cha mẹ tôi vui mừng biết bao. Có lẽ họ là những người vui hơn cả nỗi vui của tôi nữa, với những thành quả tôi đạt được.
Mặc dù tôi chỉ học Thầy có một niên khóa ở lớp Ba, nhưng cái dấu ấn “đổi đời” ấy không bao giờ xóa nhòa trong tôi.
Mỗi khi có dịp ôn về dĩ vãng cuộc đời để kể lại cho các con tôi nghe thì cái hình ảnh Thầy Phạm văn Thanh đạp xe xuống nhà tôi nhìn thấy tôi ngồi xay bột nấu chè “sôi nước” cho mẹ bán, Thầy rút trong túi ra cuốn sách mỏng với giọng đầy xúc động: “Tội nghiệp hoàn cảnh của con! Thiệt là con nghèo cháy túi! Thầy cho con cuốn sách này! Ráng mà học nghe con!” cứ hiện ra rõ mồn một y như vừa mới hôm qua.
Học trò nhớ Thầy, dù ít hay nhiều, đó là lẽ thường. Còn Thầy thì mỗi năm qua đi với biết bao nhiêu đứa học trò làm sao mà nhớ hết! Có chăng là những trường hợp đặc biệt như mấy ôn con “nghịch ngợm phá phách trời thần đất lở” hay có trò “thần đồng thông minh vượt bực” thì Thầy mới còn có thể nhớ nổi sau mấy chục năm.
Kính tặng Thầy Phạm văn Thanh
Trong cuộc đời được may mắn cắp sách đến trường của tôi từ lớp Đồng Ấu, nơi mái tranh lụp xụp của Thầy Tổng Lâm dưới xóm Cồn, học trò phải ngồi bệt dưới đất cát để học, cho đến lúc được ngồi trên những chiếc ghế cá nhân dính liền với bàn kiểu Mỹ, của ngôi trường Sư Phạm tân kỳ, đồ sộ ở Qui Nhơn-Bình Định, để học làm thầy, tính ra có hơn hai mươi Người Thầy và Cô đã góp bàn tay dạy dỗ và rèn luyện cho tôi nên người hữu dụng.
Chưa kể vài Giáo Sư ở mấy phân khoa đại học mà tôi đã mon men bước chân vào một độ. Chưa nên cơm cháo gì.
Tôi nói được may mắn cắp sách đến trường là bởi cha mẹ tôi cũng như hầu hết dân chài trong xóm đều nghèo. Nghèo ghê lắm. Nghèo xác xơ. Chạy ăn từng bữa. Trẻ con trong xóm đông lúc nhúc nhưng được ôm vở đến trường thì đếm chưa hết mấy đầu ngón trên hai bàn tay.
Tôi là một đứa trong những ngón tay ấy. Tưởng không thể nào nói hết ra đây nỗi cơ cực mà cha mẹ tôi đã ráng cho tôi ăn học. Thật là trăm cơ ngàn khổ.
Ráng lết cho đến bậc Trung học thì sĩ tử rơi rụng dọc đường “lều chỏng” gần hết. Qua năm Đệ tứ, ngó lại chỉ còn mình tôi, giống như chiếc lá cuối cùng của mùa thu, bám lủng lẳng trên cành cây khô.
Đám bạn tôi, một ít chọn binh nghiệp, chấp nhận cuộc đời gươm súng. Một ít theo cha mẹ trở lại nghề “kéo neo tát nước”. Mạng đời phó thác cho bọt nước biển khơi.
Nhớ câu “Chim có bạn cùng hót tiếng hót mới hay. Ngựa có bạn cùng đua nước đua mới mạnh”, với những năm tháng vừa vui đùa nghịch ngợm vừa tranh đua học hành cùng các bạn trong xóm, tôi chạnh lòng khi lủi thủi đi học một mình ở ngôi trường Trung Học Võ Tánh xa lạ và không một ai thân thiết.
Rồi dần dà tôi cũng có bạn mới và niềm vui mới. Bạn mới của tôi từ khắp nơi tụ về đây. Gần nhất là ở các làng quê ở Nha Trang như Thành, Phú Lộc… hoặc Ninh Hòa, Vạn Giả… Và các tỉnh xa về như Phan Rang, Phan Thiết, Phú Yên, Bình Định…
Đời học trò của tôi lắm nỗi gian truân, khổ ải chứ không được bình thường êm ả như những đứa trẻ khác có đầy đủ phương tiện, cha đưa mẹ đón…
“Sáng hôm ấy, một buổi sáng đầy sương thu và giá lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm lấy tay tôi dẫn đi trên con đường làng…” đoạn văn này, đối với tôi bấy giờ chỉ có trong tiểu thuyết lãng mạn do mấy ông văn sĩ chắc cũng đã trải qua hoàn cảnh như tôi ngồi ao ước mà tả ra thôi.
Rồi “An Di con ơi! Con nghe đồng hồ điểm, con nói “Một giờ qua” rồi con cứ vui đùa…” Lại càng không thể có với cha mẹ tôi. Hai ông bà đầu tắt mẳt tối lo chạy gạo thở không ra hơi cho mười mấy anh em tôi, thì thời gian đâu còn nữa để mà “An Di con ơi!” Vả lại cha mẹ tôi mù chữ thì làm sao có thể ngó vô sách vở của tôi để biết nó là “con còng con cua” hay “con gà bới rác” ra sao để mà kèm cặp, theo dõi. Bởi vậy, cha mẹ tôi cho tôi đi học là phó thác cho trời và van vái “phúc đức ông bà tổ tiên phù hộ cho con tôi học giỏi” mà thôi.
May thay, trong suốt thời gian mài đủng quần trên ghế nhà trường, tôi đã gặp được nhiều Thầy và Cô giáo có tấm lòng nhân hậu và đầy lương tâm nghề nghiệp đã dạy dỗ, dẫn dắt biết bao nhiêu thế hệ trẻ nên người hữu dụng sau này.
Công ơn này tôi mãi mãi ghi sâu trong dạ.
Thời gian qua mau quá! Vừa mới trải qua một cuộc bể dâu, ngoảnh lại đã hơn nửa thế kỷ. Tôi trở về chốn cũ tìm lại bóng hình những người Thầy, Cô xưa, thì than ôi! “hạc vàng” đã về trời hầu hết.
Tôi chỉ còn gặp lại Thầy Cung Giũ Nguyên dạy Pháp Văn, Thầy Nguyễn Ngân dạy Anh Văn cho tôi từ năm Đệ thất đến năm Đệ tứ. Tôi cũng gặp lại Thầy Đào, Thầy Dự, Thầy Vĩ, Thầy Võ Hồng. Nhưng hồi đó, tôi không có cơ duyên được học với những vị Thầy này.
Các Thầy nay đã già lắm rồi. Sức khỏe yếu lắm rồi. Giống như những chiếc lá vàng cuối thu không biết rụng rơi lúc nào. Chỉ mỗi Thầy Ngân là còn tương đối khoẻ. Có lẽ Thầy nhờ có thú đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh nên đã vượt được ngưỡng cửa “lực bất tòng tâm” chăng?
Thầy cũng đã bát tuần.
Thầy còn khả năng cưỡi xe gắn máy chạy từ Nha Trang, vượt đèo Ngoạn Mục lên tận Đà Lạt hoặc ra đến đỉnh đèo Cả, tới Tuy Hòa, cốt để chụp vài tấm ảnh rồi hối hả chạy về trong ngày để chăm sóc cho Cô Cúc, vợ thầy, tuổi cũng đã cao, sức khoẻ lên xuống bất thường.
Nhưng đặc biệt cảm động nhất là tôi gặp lại được Thầy Phạm văn Thanh. Người Thầy cách đây hơn năm mươi năm trước, đã đích thân xuống xóm tôi, vào tận căn nhà nghèo nàn của tôi nằm bên ven sông, chính tay Thầy tặng cho tôi cuốn sách “Toán lớp Ba”, cuốn sách chỉ có mấy đồng bạc mà cha mẹ tôi vẫn không có nổi để góp cho trường mua dùm.
Cái ngày “lịch sử đời tôi” mở ra từ đây.
Trước đó, tôi là đứa trẻ ham chơi hơn ham học. Cộng thêm không có sách học thêm nên tôi là đứa học trò đã *** càng thêm ***, luôn luôn đội sổ. Ngày ngày tôi ôm vở (không có cặp để ôm) đến trường cho có lệ chứ thực ra là ở mấy gốc cây bàng ngoài bờ biển hoặc ở mấy toa xe lửa xụt xịt chạy tới chạy lui đổi toa ở sau Ga Xe lửa là chính.
Từ cái lúc Thầy tặng cho tôi cuốn sách, tôi bỗng như người thay hồn, đổi lốt. Tôi yêu quí cuốn sách của Thầy và gìn giữ nó như một báu vật. Tôi không còn lêu lỏng theo đám bạn trong xóm nữa. Ngoài thời gian giúp Má tôi trong việc buôn bán trong ngày, thì giờ còn lại tôi chuyên tâm lo học hành để khỏi phụ lòng tin yêu của cha mẹ và Thầy Thanh.
Dần dà, tôi khá hơn và bắt kịp bạn bè. Bao nhiêu kỳ thi tôi đều vượt qua hết. Thầy Thanh và cha mẹ tôi vui mừng biết bao. Có lẽ họ là những người vui hơn cả nỗi vui của tôi nữa, với những thành quả tôi đạt được.
Mặc dù tôi chỉ học Thầy có một niên khóa ở lớp Ba, nhưng cái dấu ấn “đổi đời” ấy không bao giờ xóa nhòa trong tôi.
Mỗi khi có dịp ôn về dĩ vãng cuộc đời để kể lại cho các con tôi nghe thì cái hình ảnh Thầy Phạm văn Thanh đạp xe xuống nhà tôi nhìn thấy tôi ngồi xay bột nấu chè “sôi nước” cho mẹ bán, Thầy rút trong túi ra cuốn sách mỏng với giọng đầy xúc động: “Tội nghiệp hoàn cảnh của con! Thiệt là con nghèo cháy túi! Thầy cho con cuốn sách này! Ráng mà học nghe con!” cứ hiện ra rõ mồn một y như vừa mới hôm qua.
Học trò nhớ Thầy, dù ít hay nhiều, đó là lẽ thường. Còn Thầy thì mỗi năm qua đi với biết bao nhiêu đứa học trò làm sao mà nhớ hết! Có chăng là những trường hợp đặc biệt như mấy ôn con “nghịch ngợm phá phách trời thần đất lở” hay có trò “thần đồng thông minh vượt bực” thì Thầy mới còn có thể nhớ nổi sau mấy chục năm.
Last edited by a moderator: