Văn 9 Nói với con

chocolate cakes

Học sinh
Thành viên
13 Tháng mười 2019
88
48
26
Hà Nội
Đại học
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đọc đoạn thơ sau
… “ Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa lo chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác, xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”…
(Theo Ngữ văn lớp 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
1. Đoạn trích thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy. “Ngườiđồng mình” được nhà thơ nói đến là những ai?
2. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?
3. Hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 12 câu), trình bày suy nghĩ, của em về đoạn thơ được trích dẫn ở trên để thấy niềm tự hào của người cha trong lời nói với con về sức sống và vẻ đẹp phẩm chất của "người đồng mình". Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu bị động và 1 thành phần biệt lập phụ chú. (Chú ý gạch 1 gạch dưới câu bị động và gạch 2
gạch dưới thành phần biệt lập phụ chú).
5. Từ đoạn thơ trên, em nhận thấy thế hệ trẻ chúng ta cần có ý thức trách nhiệm như thế nào
trong việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam trong thời kì hội nhập
hiện nay? (Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi).
@Phạm Đình Tài ,@Trần Tuyết Khả giúp mk với
 

nguyenvandung7579@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
6 Tháng ba 2019
321
930
121
Hải Dương
THCS Bình Minh
Đọc đoạn thơ sau
… “ Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa lo chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác, xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”…
(Theo Ngữ văn lớp 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
1. Đoạn trích thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy. “Ngườiđồng mình” được nhà thơ nói đến là những ai?
2. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?
3. Hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 12 câu), trình bày suy nghĩ, của em về đoạn thơ được trích dẫn ở trên để thấy niềm tự hào của người cha trong lời nói với con về sức sống và vẻ đẹp phẩm chất của "người đồng mình". Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu bị động và 1 thành phần biệt lập phụ chú. (Chú ý gạch 1 gạch dưới câu bị động và gạch 2
gạch dưới thành phần biệt lập phụ chú).
5. Từ đoạn thơ trên, em nhận thấy thế hệ trẻ chúng ta cần có ý thức trách nhiệm như thế nào
trong việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam trong thời kì hội nhập
hiện nay? (Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi).
@Phạm Đình Tài ,@Trần Tuyết Khả giúp mk với
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản '' Nói với con " của tác giả Y Phương
'' Người đồng mình '' là những người cùng cùng quê, cùng sống trên một miền đất, cùng 1 dân tộc
2. Thành ngữ ''Lên thác, xuống ghềnh''
Ý nghĩa: Chỉ những việc khó khăn, gian khổ, cực nhọc
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đọc đoạn thơ sau
… “ Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa lo chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác, xuống ghềnh
Không lo cực nhọc”…
(Theo Ngữ văn lớp 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2010)
1. Đoạn trích thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy. “Ngườiđồng mình” được nhà thơ nói đến là những ai?
2. Xác định thành ngữ trong đoạn thơ trên. Em hiểu ý nghĩa của thành ngữ đó như thế nào?
3. Hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 12 câu), trình bày suy nghĩ, của em về đoạn thơ được trích dẫn ở trên để thấy niềm tự hào của người cha trong lời nói với con về sức sống và vẻ đẹp phẩm chất của "người đồng mình". Trong đoạn văn có sử dụng 1 câu bị động và 1 thành phần biệt lập phụ chú. (Chú ý gạch 1 gạch dưới câu bị động và gạch 2
gạch dưới thành phần biệt lập phụ chú).
5. Từ đoạn thơ trên, em nhận thấy thế hệ trẻ chúng ta cần có ý thức trách nhiệm như thế nào
trong việc bảo vệ, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam trong thời kì hội nhập
hiện nay? (Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi).
@Phạm Đình Tài ,@Trần Tuyết Khả giúp mk với
Câu 3:
Đọc bài thơ "Nói với con" của Y Phương, chắc chắn ta sẽ ấn tượng với đoạn thơ thứ hai của bài thơ:
Trích thơ
Những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình cứ lần lượt hiện dần qua lời tâm tình của người cha. Câu thơ đầu tiên của khổ thơ được lặp lại như một điệp khúc đầy yêu thương, tự hào mà tha thiết. Tác giả đã sử dụng hệ thống từ ngữ chọn lọc, đặc biệt là động từ "thương" kết hợp với từ chỉ mức độ "lắm" để thể hiện sự đồng cảm, sẻ chia về tinh thần đối với những những khó khăn, vất vả, sóng gió. Hai câu thơ "Cao đo nỗi buồn/ Xa nuôi chí lớn" đăng đối như tục ngữ, đúc kết một phương châm ứng xử cao quý. Nhà thơ đã dùng cái cao của trời, cái xa của đất- những cái vô cùng vô tận của thiên nhiên để làm thước đo chí hướng của con người. Như vậy, "người đồng mình" rất giàu ý chí, kiên cường và bền bỉ vượt qua khó khăn của "đá gập ghềnh", "thung nghèo đói". Cùng với đó, bằng cách sử dụng phép điệp cấu trúc câu và thành ngữ lại càng nhấn mạnh dù cuộc sống của "người đồng mình" còn nhiều gian khổ nhưng họ vẫn sống lạc quan, sống thủy chung, nghĩa tình với quê hương. Như vậy, bằng tài năng trong việc sử dụng ngôn từ, hình ảnh, tác giả Y Phương đã cho thấy niềm tự hào của người cha trong lời nói với con về sức sống và vẻ đẹp phẩm chất của "người đồng mình".
Câu 5:
Bạn tham khảo vài ý nhé
- Giải thích bản sắc văn hóa là gì?
Bản sắc văn hóa là những giá trị đặc trưng, mang màu sắc riêng của mỗi một quốc gia, dân tộc. Đó có thể là những giá trị về vật chất, cũng có thể là những giá trị văn hóa về tinh thần như phong tục tập quán, truyền thống văn hóa,....
- Trách nhiệm của thế hệ trẻ
+ Giữ gìn và phát huy những vẻ đẹp văn hóa của Tổ Quốc
+ Nêu cao, tự hào về những vẻ đẹp của văn hóa
+ Quảng bá hình ảnh đẹp của Việt Nam với bạn bè thế giới
- Mở rộng vấn đề:
+ Bên cạnh đó, trong xã hội hiện nay, chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp những thanh niên với lối sống xa rời bản sắc dân tộc. Họ thờ ơ với những giá trị truyền thống dân tộc và đề cao giá trị văn hóa du nhập ở nước ngoài. (Lấy ví dụ các hành vi như: thần tượng thái quá, sử dụng từ lóng,....)
+ Những hành động đó đã vô tình làm phai mờ đi nét đẹp văn hóa của dân tộc.
- Liên hệ bản thân
 
  • Like
Reactions: baochau1112
Top Bottom