Nói với con - phân tích

G

ga_cha_pon9x

Hai câu thơ:
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục
Nghệ thuật: ẩn dụ: “đục đá kê cao quê hương” → Nghĩa thực là hoạt động ta thường thấy của đồng bào miền núi, họ thường dùng đá kê cột nhà khỏi mối mọt và nhà chắc chắn.-Quê hương là khái niệm trừu tượng, chỉ chốn sinh thành của một người, một gia đình, một cộng đồng. Tác giả nói “tự đục đá kê cao quê hương” là cách nói ẩn dụ, là cách nói tự tôn, bảo vệ nguồn cội vì chính quê hương là người đồng mình, bằng sự lao động cần cù, nhẫn nại, hàng ngày đã làm nên quê hương với những phong tục tập quán tốt đẹp, đó là bản sắc văn hóa của quê hương.→ Tác giả lặp lại điệp khúc “người đồng mình” để hiện niềm tin yêu, tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình, về vẻ đẹp của quê hương mình
 
P

pesu_97

Phân tích hình ảnh thơ sau:
" Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì là phong tục. "
( Nói với con - Y Phương)

Đoạn thơ thể hiện giọng thiết tha trìu mến thể hiện đk niềm tự hào về quê hương và tha thiết yêu con. Người cha đã ca ngợi người đòng mình mộc mạc hồn nhiên nhưng giàu ý chí nghị lực để xây dựng quê hương bằng lao động cần cù nhẫn lại họ đã làm nên quê hương vs truyền thống phong tục tốt đẹp.
Qua truyền thống tốt đẹp người cha mong con tự hào truyền thống quê hương, tự tin bước vào đời bằng những giọng điệu thiết tha trìu mến, qua ngữ điệu cảm thán"Người đồng mình thương lắm con ơi" lời cha ns vs con an cần như 1 lời tâm tình trò truyện
 
Top Bottom