Sử 10 ☆Nơi tổ chức☆Thảo luận lịch sử☆Đợt I

S

scientists

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi thông tin về Câu lạc bộ Thảo luận Lịch sử xem tại >>> ☆Đăng kí☆Thảo luận lịch sử☆Đợt I <<< (Click)

h.gif
i.gif
s.gif
t.gif
o.gif
r.gif
y.gif

Câu lạc bộ Thảo luận Lịch sử☆
n.gif
v.gif
&
s.gif
k.gif

:) :) :)
thaoluanseo.jpg
:khi (176): Mình xin tuyên bố, ngay bây giờ Câu lạc bộ Thảo luận Lịch sử do box Nhân vật & Sự kiện tổ chức chính thức đi vào hoạt động !

CHÚ Ý : Thời gian đăng kí cho đến hết đợt I mới kết thúc. Các bạn nào muốn tham gia vẫn có thể đăng kí nhé. Nhanh tay để đừng bỏ lỡ bất kì chủ đề thảo luận nào !!!

Mình có một số nội dung sinh hoạt đến mọi người, nhớ XEM KĨ trước khi tham gia nhé !
1. Câu lạc bộ Thảo luận Lịch sử của box Nhân vật và Sự kiện (gọi tắt là CLB) do mình, Scientist - quản lí trưởng box tổ chức. Mình là người duy nhất ở CLB sẽ trực tiếp đánh giá phần thảo luận của mỗi cá nhân để khi kết thúc một chủ đề sẽ tuyên dương và ghi vào bảng kỉ niệm tên account cá nhân xuất sắc nhất ở box NV&SK. Mình cũng sẽ là người tham gia thảo luận với mọi người, nhưng sẽ không được tuyên dương như mọi người.

2. Về nguồn sưu tầm : Bất cứ thông tin nào khi trích dẫn đều phải ghi rõ nguồn. Nhưng lưu ý :
- Từ nguồn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (gồm tất cả ngôn ngữ) :
+ Không sao chép toàn bộ nội dung bài viết nếu bài đó dài hơn 2 trang.
+ Hủy toàn bộ các dòng kí tự được chèn liên kết, các kí hiệu [...] để ghi chú đặc trưng của Wikipedia.
Ví dụ :
---Bài viết từ nguồn Wikipedia :
Đến thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên đã xuất hiện nhà nước đầu tiên của người Việt trên miền Bắc Việt Nam ngày nay, theo sử sách đó là nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Thời kỳ Vua Hùng được nhiều người ghi nhận ra là một quốc gia có tổ chức đầu tiên của người Việt Nam, bắt đầu với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mà người Việt Nam tự hào truyền miệng từ đời này qua đời khác.[2]

---Phải sửa thành :
Đến thời kỳ đồ sắt, vào khoảng thế kỷ 7 trước công nguyên đã xuất hiện nhà nước đầu tiên của người Việt trên miền Bắc Việt Nam ngày nay, theo sử sách đó là nhà nước Văn Lang của các vua Hùng. Thời kỳ Vua Hùng được nhiều người ghi nhận ra là một quốc gia có tổ chức đầu tiên của người Việt Nam, bắt đầu với truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên mà người Việt Nam tự hào truyền miệng từ đời này qua đời khác.

*Hướng dẫn : bằng một cách đơn giản là mở trang Google Dịch và dán nội dung đã sao chép vào khung nhập văn bản, sau đó sao chép đoạn văn bản đã dán ở đó một lần nữa và post vào bài viết của mình.

- Từ các nguồn khác : vẫn hủy toàn bộ các dòng kí tự được chèn liên kết nếu có. Không sao chép các thông tin có bản quyền.

3. Hình thức bài thảo luận :
- Không dùng các font chữ không hỗ trợ gõ tiếng Việt
- Size kí tự không lớn hơn 5 (ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như viết tiêu đề)
- Không sử dụng font màu kí tự quá sặc sỡ và khó nhìn.
- Không dẫn liên kết trực tiếp mà phải thực hiện thao tác chèn vào các chuỗi kí tự.
- Thực hiện thao tác "Hủy kèm theo chữ kí" trong bảng chức năng (Mục linh tinh) trước khi gửi bài mới.

4. Không tranh cãi, gây sự. Không gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ.

5. Thực hiện tốt quy định của diễn đàn.

6. Thành viên chưa đăng kí tuyệt đối không được post bài vào chủ đề này.

:) :) :) :khi (4): :) :) :)
CHÚC CÁC BẠN CÓ NHỮNG BUỔI THẢO LUẬN
THẬT BỔ ÍCH VÀ THÚ VỊ !
h.gif
i.gif
s.gif
t.gif
o.gif
r.gif
y.gif
 
S

scientists

n.gif
e.gif
w.gif

CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN ĐẦU TIÊN
Đợt I
Những nhân vật có "tiếng xấu lưu thiên cổ" trong lịch sử Việt Nam

:) :) :)

Nhắc đến những nhân vật có tiếng xấu để đời trong lịch sử nước ta thì nhiều vô kể. Chúng ta cũng thảo luận về những nhân vật này nhé !
Các bạn thử kể vài người xem ? :)

h.gif
i.gif
s.gif
t.gif
o.gif
r.gif
y.gif
 
S

sieutrom1412

Theo mình là Trần Dụ Tông vì ông ham mê tửu sắc, ra lệnh cho xây cung điện, tạo sưu cao, thuế nặng làm cho nhân dân vô cùng khổ sở và ca thán, bỏ bê chính sự. Chấm dứt tấm gương sáng của các vua Trần.
______________________
Không kèm theo chữ ký nhé! _ Scientist
 
Last edited by a moderator:
D

duc_2605

Mình học sử 8 hay 7 thì còn nhớ 2 ông vua, 1 ông Lê, 1 ông Nguyễn, 1 ông thì "cõng rắn cắn gà nhà", 1 ông thì ăn chơi sa đọa...
1. Lê Chiêu Thống (1765 - 1793), trị vì 3 năm (1786 - 1789)
Tháng Bảy năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Huệ với chiêu bài phù Lê diệt Trịnh đã mang quân ra Bắc Hà đánh đổ Trịnh Khải. Rồi trao lại ngôi vua cho nhà Lê, tức đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua đặt niên hiệu Chiêu Thống, năm đó ông ta 21 tuổi.
______________________
Không kèm theo chữ ký nhé! _ Scientist
 
Last edited by a moderator:
Q

quynh2002ht

Theo mình Lê Chiêu Thống "cõng rắn cắn gà nhà" vì không có tội ác nào bằng việc phản bội đất nước
______________________
Không kèm theo chữ ký nhé! _ Scientist
 
Last edited by a moderator:
C

cabua266

ác nhất à
NGUYỄN ÁNH :3
-------------------------------------------------
______________________
Không kèm theo chữ ký nhé! _ Scientist
 
Last edited by a moderator:
Q

quynh2002ht

Mình thấy Gia Long( tức Nguyễn Ánh) không ác, đâu ít ra còn thống nhất đất nước xây dựng lại cơ nghiệp của nước Việt Nam chứ không như 1 số người vua hưởng ngai vàng từ cha mà không làm gì được cho đất nước chỉ tổ biết ăn chơi sa đọa, tăng thuế, xây đình,đài,...như là Vua hèn Trần Phế Đế, Lê Uy Mục – “Vua quỷ”, Lê Tương Dực – “Vua lợn”, Lê Chiêu Thống "cõng rắn cắn gà nhà", Mạc Mậu Hợp phá nát cơ đồ vì háo sắc, Đồng Khánh – con rối của người Pháp, Khải Định – ông vua lố lăng, Lê Long Đĩnh bạo ngược, Lý Cao Tông phá nát cơ đồ nhà Lý, Trần Dụ Tông mở đầu sự sụp đổ của nhà Trần, Chúa Chổm Lê Trang Tông,...
______________________
Không kèm theo chữ ký nhé! _ Scientist
 
Last edited by a moderator:
N

ngocsangnam12

Mạc Mậu Hợp sinh năm 1560 và mất vào năm 1592 là một vị của đời thứ 5 của nhà Mạc vào thời Nam Bắc Triều-một trong các thời trước của Việt Nam. Nhưng không thể trách, khi lên ngôi ông mới có 2 tuổi nên việc triều chính không phải do ông làm.

Khi đã trưởng thành, ông vẫn không lo cho việc triều chính mà trở thành một vị vua sống xa hoa, trụy lạc, kiêu ngạo, ngông cuồng nhất là cái tính hoang dâm, hiếu sắc ... và rất bị mất lòng dân và đáng bị chê trách

______________________
Không kèm theo chữ ký nhé! _ Scientist
 
Last edited by a moderator:
S

scientists

Mình học sử 8 hay 7 thì còn nhớ 2 ông vua, 1 ông Lê, 1 ông Nguyễn, 1 ông thì "cõng rắn cắn gà nhà", 1 ông thì ăn chơi sa đọa...
1. Lê Chiêu Thống (1765 - 1793), trị vì 3 năm (1786 - 1789)
Tháng Bảy năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Huệ với chiêu bài phù Lê diệt Trịnh đã mang quân ra Bắc Hà đánh đổ Trịnh Khải. Rồi trao lại ngôi vua cho nhà Lê, tức đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua đặt niên hiệu Chiêu Thống, năm đó ông ta 21 tuổi.
Để từ từ rồi mình kể cho các bạn những chuyện quái đản về vị vua này. Bây h kể một chuyện trước đã :
(xã luận) Vào đêm Trung Thu 1339, các vương phi, cung nữ triều Trần dạo thuyền ngắm trăng trên Hồ Tây, hoàng tử Trần Hạo mới lên bốn tuổi ngã xuống nước chết đuối. Thầy thuốc Trâu Canh tâu rằng có thể cứu được bằng cách dùng kim châm vào các huyệt làm hoàng tử sống lại nhưng chỉ sợ sau này sẽ bị liệt dương.
Năm Tân Mão (1351) “Trâu Canh thấy vua bị liệt dương, dâng phương thuốc nói rằng giết đứa bé trai, lấy mật hòa với dương khởi thạch mà uống và thông dâm với chị hay em ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm. Vua làm theo, thông dâm với chị ruột là công chúa Thiên Ninh, quả nhiên công hiệu” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Ở đây mình chú thích một chút để sợ các bạn không hiểu, dương khởi thạch là loại khoáng chất khối, dạng như bó kim, màu trắng hoặc xám tro hoặc lục nhạt, có màu lóng lánh như Thạch anh, mềm dễ bẻ, bóp vụn có dạng sợi. Loại đá này có khả năng làm cho dương vật cương cứng lên nên gọi là "dương khởi thạch". Trị tinh lỏng, tinh trùng thiếu, vô sinh.
Bây giờ chắc các bạn thắc mắc tại sao lại có bài thuốc quái đến như vậy đúng không ? Gia đình và Xã hội - Theo bác sĩ Hồ Đắc Duy – chuyên gia nghiên cứu tình dục nổi tiếng ở TP. HCM thì phương pháp chữa liệt dương cho vua Trần Dụ Tông của thầy thuốc Trâu Canh thực chất là liệu pháp tâm lý. Theo bác sĩ Duy, liệt dương ngoài các nguyên nhân thực thể như bệnh tật, tổn thương bên ngoài còn luôn đi kèm yếu tố tâm lý bao gồm sự không hài lòng, không thoải mái, thú vị về các hoạt động tình dục của mình, stress, ức chế, lo lắng buồn rầu… Đa số những vấn đề tâm lý của bệnh liệt dương đều thuộc về cảm xúc. Điều trị liệt dương là điều trị cảm xúc, điều trị cái nguyên nhân tâm lý đã gây ra hậu quả “súng ống” mất khả năng “giương nòng”. Chính Trâu Canh là người tạo ra nguyên nhân ấy 10 năm trước, khi ông ta nói vua Dụ Tông sẽ liệt dương về sau. Có lẽ vị thái tử đã bị ám ảnh từ đó. Dĩ nhiên, người duy nhất có thể phá bỏ cái định kiến ấy không ai khác hơn là Trâu Canh vì hơn một lần ông ta cứu sống vị vua này. Trâu Canh được triều đình xưng tụng là “thần y”. Chính vì vậy, phương pháp kỳ dị của y được toàn thể Hoàng gia đồng tình vun vào. Điều này càng giúp cho Dụ Tông lòng “tự tin”. Có thể, lòng tự tin ấy đã đánh đổ các ám ảnh để vị vua trẻ chiến thắng được sự “bất lực”.
Cho đến ngày nay, những ý kiến xung quanh phương pháp trị “bất lực” cho vua của Trâu Canh vẫn chưa có sự đồng nhất. Xét cả về mặt khoa học lẫn đạo đức thì phương pháp của vị thầy thuốc này đều giống như một trò lừa đảo. Tuy vậy thì bên cạnh bài thuốc kỳ dị, các sử gia cũng chú ý nhiều và đều công nhận tài năng châm cứu của Trâu Canh. Nhiều người cho rằng đây mới là cách điều trị thực sự giúp vua Trần Dụ Tông tìm lại “bản lĩnh đàn ông".
 
S

scientists

1. Lê Chiêu Thống (1765 - 1793), trị vì 3 năm (1786 - 1789)
Tháng Bảy năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Huệ với chiêu bài phù Lê diệt Trịnh đã mang quân ra Bắc Hà đánh đổ Trịnh Khải. Rồi trao lại ngôi vua cho nhà Lê, tức đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua đặt niên hiệu Chiêu Thống, năm đó ông ta 21 tuổi.[/I][/B][/COLOR]

Lê Chiêu Thống không những bị lịch sử kết tội là hạng người "ruớc con voi Mãn Thanh về giầy mả tổ Việt Nam" để phục hồi quyền lực cho cá nhân mà còn bị dân tộc Việt Nam hết sữc khinh bỉ về những hành động trả thù những người có quan hệ với nhà Tây Sơn.
Chinese_officials_receiving_depossed_Vietnamese_Emperor_Le_Chieu_Thong.jpg
Lê Chiêu Thống tới bản doanh quân Thanh​

Những hành động trả thù hèn hạ của tên vua phản quốc này được ông Hoa Bằng kể lại trong cuốn "Quang Trung Nguyễn Huệ Anh Hùng Dân Tộc 1988-1792" như sau: "Chiêu Thống Đền Ơn, Trả Oán.- Sau ngót một tháng đã lấy lại được kinh thành Thăng Long, nhưng hiệu lệnh của vua Lê chỉ choèn choèn ở 5 lộ Ứng (Ứng Hòa), Thường (Thường Tín), Từ (Từ Sơn), Thuận (Thuận Thành) và Quảng (Quảng Oai) mà thôi. Còn từ Trường Yên (Ninh Bình) trở vào Nam đều bị ngăn cách, không thông tin tức được.

Theo An Nam Nhất Thống Chí, sách viết Bác Cổ, sổ A tờ 31b và 32 a Lê Chiêu Thống, một người có tính hẹp hòi, khắc nghiệt, sau khi nhờ sức quân Thanh, lấy được Thăng Long, làm luôn những việc báo ân, trả oán cốt thỏa tư ý yêu ghét thiên lệch và riêng theo tình cảm cá nhân, chứ chẳng cân nhắc bằng lý trí mà đặt quốc gia trên hết.

Trong dịp này, Chiêu Thống lộ hết cái bản tướng bất xứng chức. Hồi tháng 11 năm Chiêu Thống thứ hai (Mậu Thân, 1788) Vua Lê trị tội những người xuống hàng Tây Sơn. Bấy giờ trong họ nhà vua có người tòng nữ kết duyên với tướng Tây Sơn đã có mang, vậy mà vua Lê sai mổ bụng, lấy thai, giết chết cả hai mẹ con vô tội. Chính Chiêu Thống lai sai chặt chân ba người hoàng thúc quăng ra giữa chợ trong cung. Cương Mục, quyển 47, tờ 39.

Ấy là không kể những vụ như: Giết Phan Như Tụy, trấn thủ Tuyên Quang, vì Tụy bắt hoàng đệ Duy Lưu đem nộp Tây Sơn và khép phò mã Dương Bành vào tử hình vì Bành dẫn quân đàng trong đuổi bức ngự giá. Ngòai ra, vua Lê còn cách tuột Ngô Thì Nhậm và Phan Huy Ích mà bắt hoàn làm dân, bãi tước quận công của Nguyễn Hoản, giáng Phan Lê Phiên làm Đông Các Học Sĩ và Mai Thế Uông xuống chức tư huấn.

Mấy việc làm này chẳng những làm cho lòng người nôn nao ngờ vực và không nhất tâm, lại còn khiến cho bà Thái Hậu (mẹ vua Chiêu Thống) đau đớn tức bực nữa. Nguyên, khi Thái Hậu từ bên Mãn Thanh về đến Thăng Long, nghe biết những việc ngang trái của Vua Lế đã làm việc ấy, bà phát bẳn lên rằng: "Ta cay đắng mới xin được quân cứu đến đây. Nước nhà phỏng được mấy phen cứ trả ân báo thù để phá họai thế này! Hỏng đến nơi rồi!" Rồi bà kêu khóc, không chịu vào cung. Tụng thần là Nguyễn Huy Túc khuyền giải mãi, bấy giờ bà mới thôi. Cương Mục, quyển 47, tờ 39.

Đến khi ban thưởng, chia chức, Chiêu Thống chỉ "rảy mưa móc" cho bọn bầy tôi hoặc tòng vong hoặc ở nơi hành tại gia thăng cho bầy tôi hỗ tụng Phan: Đinh Dữ lên Lại Bộ Thượng Thư Bình Chương Sự, Lê Duy Đào và Vũ Trinh lên Tham Tri Chính Sự. Nguyễn Đình Giản lên Binh Bộ Thượng Thư Tri Khu Mật Viện Sự, Nguyễn Duy Hiệp và Châu Dõan Lệ lên Đồng Tri Khi Mật Viện Sự, Trần Danh Án lên Phó Đô Ngự Sử, Lê Quýnh lên Trung Quân Đô Đốc Trường Phái Hầu, v.v..., chứ không nghĩ gì đến những cựu thần và hào kiệt các nơi. Vì vậy, nhiều người thất vọng và ngã lòng..." - (Nguyễn Mạnh Quang)
 
Q

quangkhai2811

Nếu là ác nhất thì mình nghĩ là Lê Long Đĩnh (986 - 1009):
Theo sử sách xưa, như trong Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Vua say đắm tửu sắc, phát ra bệnh trĩ. Còn Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: Long Đĩnh bị bệnh trĩ nặng đến mức không ngồi được, mà phải nằm nghe các triều thần tâu trình việc nước. Trong đó đã để lại nhiều chứng nan y, khiến cho số vị vua chúa này thời đó không dám bước chân vi hành.
Ông được coi là hoàng đế tàn bạo, hoang dâm nhất trong lịch sử các vương triều Đại Việt, mỗi khi người đương thời nhắc nhắc đến tên Lê Long Đĩnh thì ngay lập tức nghĩ tới hình ảnh một hôn quân, bạo chúa. Sử sách chép rằng, sau khi Lê Hoàn mất vào tháng 3 năm 1005, Lê Long Đĩnh cùng các hoàng tử Ngân Tích, Long Kính, Long Cân tranh giành ngôi vua với Thái tử Lê Long Việt. Đến tháng 10 năm 1005, Lê Ngân Tích bị giết, Long Việt lên ngôi. Tuy nhiên, chỉ ba ngày sau đó, Lê Long Đĩnh đã giết anh và giành ghế thiên tử, tự xưng là Đại Thắng Minh Quang Hiếu Hoàng đế.
Long Đĩnh “phát minh” ra nhiều cách tra tấn dã man để hành hạ người phạm tội, kể cả tội nặng và tội nhẹ, nên được so sánh với Kiệt, Trụ xưa. Cụ thể, với những tù nhận chịu phạm hình, ông bắt lấy rơm tẩm dầu quấn vào người, rồi đốt sống; hay sai bỏ vào sọt, đem thả xuống sông. Độc ác hơn, nhà vua lấy mía để lên đầu nhà sư mà róc vỏ, rồi thỉnh thoảng giả tảng nhỡ tay bổ dao vào đầu sư chảy máu ra, trông thấy thế làm vui cười.
Nếu chỉ thích máu chảy đầu rơi như trên thì chưa phải con người thật của Lê Long Đĩnh. Theo sử sách, ông vua này còn dâm dục quá độ, để rồi mắc chứng nan y… Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi: Vua say đắm tửu sắc, phát ra bệnh trĩ. Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: Long Đĩnh bị bệnh trĩ nặng đến mức không ngồi được, mà phải nằm nghe các triều thần tâu trình việc nước.
Nguồn: Facebook
 
S

scientists

Mình thấy Gia Long( tức Nguyễn Ánh) không ác, đâu ít ra còn thống nhất đất nước xây dựng lại cơ nghiệp của nước Việt Nam chứ không như 1 số người vua hưởng ngai vàng từ cha mà không làm gì được cho đất nước chỉ tổ biết ăn chơi sa đọa, tăng thuế, xây đình,đài,...như là Vua hèn Trần Phế Đế, Lê Uy Mục – “Vua quỷ”, Lê Tương Dực – “Vua lợn”, Lê Chiêu Thống "cõng rắn cắn gà nhà", Mạc Mậu Hợp phá nát cơ đồ vì háo sắc, Đồng Khánh – con rối của người Pháp, Khải Định – ông vua lố lăng, Lê Long Đĩnh bạo ngược, Lý Cao Tông phá nát cơ đồ nhà Lý, Trần Dụ Tông mở đầu sự sụp đổ của nhà Trần, Chúa Chổm Lê Trang Tông,...[/I][/B][/COLOR]

Đúng là Nguyễn Ánh là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn. Nhưng dù sao đi nữa em nói Nguyễn Ánh KHÔNG ác là sai nhé!!!

Từ cái chết của Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh là kẻ thù biết chiếm đoạt toàn bộ thành quả do Nguyễn Huệ làm nên và biết đưa nó đến đích, mặc dù chỉ là giải quyết những bước cuối cùng - thống nhất sơn hà. Tuy vậy đó cũng là một công lao to lớn của Nguyễn Ánh mà lịch sử không thể phủ nhận

Đáng tiếc, sau khi nắm toàn bộ quyền binh trong tay ông lại thực hiện những cuộc báo thù man rợ, ít có trong lịch sử đối với một Hoàng Đế; lo thu vén quyền binh và bổng lộc cho cá nhân và dòng tộc. Ông không biết phát huy những quy luật phát triển mới của thời đại, lại đưa đất nước trở lại con đường mòn cố hữu lạc hậu của lịch sử. Cũng chính vì vậy, cả dân tộc không thoát khỏi mũi súng xâm lược của đế quốc Pháp sau khi ông tạ thế nửa thế kỷ.

Nguyễn Ánh - Gia Long và Triều Nguyễn của ông tồn tại 143 năm (1802 -1945) với đầy thách thức vinh nhục, gắn liền với bước trường tồn của toàn dân tộc, là một thực thế vương triều hợp pháp.

Giống như Lê Chiêu Thống, Nguyễn Ánh không những mang tội với lịch sử là hạng người "cõng rắn về cắn gà nhà" (quân phản quốc) vì đã nhờ cậy Giám-mục Bá Đa Lộc của Giáo Hội La Mã vận động ngoại cường xin quân viện để phục hồi vương quyền, mà còn bị đời đời phỉ nhổ và nguyền rủa vì đã trả thù vua tôi nhà Tây Sơn một triều đại đã có đại công với dân tộc Việt Nam một cách hết sức dã man. Việc trả thù này được sử gia Phạm Văn Sơn ghi lại như sau:

"Đối với vua tôi nhà Tây Sơn là những kẻ thù không đội trời chung, tháng 7 năm Nhâm Tuất (1802), Chúa Nguyễn đã dùng tân pháp, nghĩa là dùng các hình phạt tàn ác và nhục nhã nhất.... Những người bị xử tử hình trước là anh em vua Cảnh Thịnh. Để cho Cảnh Thịnh nhục thêm, người ta đào mả cha mẹ chú bác của nhà vua rồi tán nhỏ hài cốt và đựng vào một cái sọt cho binh sĩ đi tiểu vào sọt xương ấy. Sau sọt hài cốt bị đem bày ra trước mặt tội nhân.

Người ta dọn một bữa cơm thịnh soạn trên một cái mâm quí cho đám tử tù. Quang Thiệu buồn rầu bảo anh "Gia đình ta thiếu gì mâm mà phải đi ăn mâm mướn của người..." Sau khi dùng bữa, người lý hình khóa miệng các chiến phạm lại vì sợ họ chửi bới vua mới. Tay chân Cảnh Thịnh bị buộc vào chân bốn con voi.

Sau khi được lệnh, bốn con voi đi ra bốn phía xé Cảnh Thịnh ra làm bốn mảnh, Cảnh Thịnh còn quay lại nhìn một lần chót cái sọt xương của cha mẹ. Hình phạt này thi hành xong thì các mảnh xác của kẻ xấu số bị treo ở mỗi đầu các chợ trong kinh thành Phú Xuân để cho giòi và quạ đến rỉa. Lính phải cảnh gác những miếng thịt nát này e có người đến lén lấy đi.

Còn với mẹ con bà Bùi Thị Xuân, người ta cũng căm thù nên cũng dùng hình phạt dã man nhất. Nguyên nhân là bà đã điều khiển binh sĩ đánh vào lũy thành Trấn Ninh hết sức kịch liệt đã làm cho Nguyễn Ánh và các tướng lĩnh có phút thất thần, tưởng chừng nguy khốn đến nơi. Một buổi sáng sương đã tan, mặt trời đã lên cao dần thì một ít tiếng súng đại bác nổ ran sau đó là tiếng thanh la inh ỏi khắp kinh thành Phú Xuân không ngớt.

Người ta báo cho nhân dân biết tại pháp trường hôm nay xử thêm hai chiến phạm Tây Sơn: Mẹ con bà Thiếu Phó Trần Quang Diệu! Nhân dân thành Phú Xuân ai nấy đều rõ thành tích của Bùi Thị Xuân khi uy quyền của nhà Tây Sơn tràn khắp vùng sông Hương núi Ngự. Người ta đã phục Bùi Thị Xuân chẳng riêng chỗ Bà có nhan sắc hơn người, mà còn ở chỗ có gan dạ và trí lược của một đại tướng.

Người ấy đã có công gây dựng một phần sự nghiệp của chồng và của ba anh em Tây Sơn, đã bao phen xuất nhập chiến trường, vào sinh ra tử. Người ta đưa lại cho Bà cái chết thế nào? Dĩ nhiên Bà phải chịu một cực hình vì người ta coi Bà từ lâu là một kẻ địch lợi hại bậc nhất: Bà phải bị hành quyết dưới chân voi nghĩa là phải tội voi giày. Với hình phạt này, tội nhân bị lột trần nếu là đàn bà, bị trói quặp lại nếu là đàn ông, và thớt voi nhất cử nhất động đều theo khẩu lệnh của các giáp sĩ nai nịt gọn gàng.

Trước hết, voi từ từ tiến tới gần kẻ xấu số gắp lấy tội nhân quỳ dưới chân. Voi đặt nạn nhân nằm ngang trên cặp ngà trắng tinh rồi vận chuyển vòi hết sức mạnh, xiết chặt tội nhân lại. Bao nhiêu khớp xương kêu răng rắc và gẫy hết. Tội nhân ngất đi và có thể chết ngay, nhưng chưa đủ! Voi tung tội nhân lên cao rồi nhẩy bổ lên hứng lấy rồi lại tung lên lần nữa, cao hơn lần trước.

Lần này tội nhân rơi xuống đất như một cái quả chín rụng. Bấy giờ voi mới lấy chân chà đạp lên mình tội nhân và dẵm nát như bùn mới thôi. Tiếng thanh la vang lên rộn rã một hồi. Một không khí nghiêm trọng đầy khủng khiếp như ép hơi thở của hàng vạn con người hồi hộp chung quanh pháp trường chờ chứng kiến một cảnh tượng ghê gớm.

Giờ hành quyết đã tới! Người ta dẫn ra hai người: một cô gái mới đôi chín xuân xanh, con gái của (Bà) Bùi Thị (Xuân) và (Bà) Bùi Thị (Xuân). Người con gái bị lột hết y phục. Cái thân hình nõn nà của cô bây giờ có một vẻ đẹp não nùng làm mê mẩn đám khán giả như thôi miên họ. Có người toan đứng ra can thiệp để cứu đóa hoa chớm nở đó. Nhưng đã muộn! Thớt voi từ từ tiến đến, một đám đen lù lù tượng trưng cho sức mạnh mù quáng, vô tri, tàn ác.

Người con gái biến sắc rồi trắng bạch như tờ giấy. Nàng kêu thất thanh rồi ngoảnh lại phía mẹ để cầu cứu. (Bà) Bui Thị (Xuân) nghiêm nét mặt trách: "Con phải chết anh dũng để xứng đáng là con của ta! Mẹ đây còn làm thế nào mà cứu con được!" Bùi Thị vẫn điềm tĩnh khi con gái bị voi tung lên tung xuống. Đến lượt Bùi Thị. Trước khi ra pháp trường, Bà đã quấn khắp thân thể một lớp vải bên trong quần áo để tránh sự lõa lồ trước mắt mọi người .

Khí sắc của Bà vẫn hồng hào, tươi đẹp và hiên ngang như khi lâm trận. Người ta nhớ lại rằng khi thực lực của Tây Sơn phất phơ như sợi tơ trước gió, Quang Thùy, Quang Toản (anh em Tây Sơn) cuốn cờ bỏ chạy, người đàn bà ấy một voi một giáo tả xung hữu đột như Triệu Tử trong trận Chương Dương cho đến khi rơi vào tay đối thủ. Con voi lớn nặng nề tiến lại toan làm phận sự như lần trước. Nàng cũng bình thản bước lại gần nó hét một tiếng thật lớn, nhái theo khẩu lệnh thường dùng để nạt những con voi thiếu kỷ luật. Voi gjật mình quay về phía giáp sĩ. Moi người kinh ngạc cho rằng voi khiếp oai người nữ tướng.

Bọn giáp sĩ vội vàng bắn hỏa pháp sau mông voi bắt buộc nó tiến về phía tội nhân, đồng thời quát to ra lệnh bà Bùi Thị phải quỳ xuống. Hỏa pháo nổ lung tung, cây nhọn đâm vào miệng voi thúc voi phải tiến. Bị kích thích, voi trở nên hung tợn rống lên chạy bổ tới, dơ vòi quấn lấy tội nhân như con trăn quấn một con thịt nhưng trái với lệ thường nó tung lên nhưng không chà đạp như mọi bận. Rồi voi bỏ chạy vòng quanh pháp trường rống lên những tiếng đầy sợ hãi. Hàng vạn con người hoảng hốt theo.

Theo tài liệu của giáo sĩ De La Bissachère viết năm 1807 Như trên ta đã thấy, mả của Thái Đức Nguyễn Nhạc và Thái Tổ Nguyễn Huệ đều bị khai quật, cốt bị nghiền nát như cám cho quân lính đi tiểu vào và trưng bày trước mặt anh em vua Cảnh Thịnh, còn sọ thì đem giam vào ngục tối. Theo truyền thuyết tại khám đường Phú Xuân bấy giờ có ba cái vò: Một đựng sọ vua Thái Đức, một đựng sọ vua Quang Trung, còn cái thứ ba không biết có phải là sọ của Đông Định Vương Nguyễn Lữ hay sọ vua Cảnh Thịnh. Ba cái vò này để trong ba gian riêng biệt, bị xiềng vào cột, ngoài cửa niêm phong hẳn hoi. Mỗi tháng có hội đồng đến kiểm soát. Lính canh cho rằng các vò linh thiêng lắm nên họ vẫn bí mật cúng vái để cầu an và gọi là Ông Vò hay Ông Chúa Ngụy. (Theo tạp chí Đô Thành Hiếu Cổ trong bài Note sur les cendres des Tây Sơn dans la prison du Khám Đường của Nguyễn Đình Hòe) .

Cũng theo lời truyền thuyết ở Huế, đêm đêm lính canh thường nghe thấy tiếng rên khóc trong ba cái vò... Lại một đêm vua Gia Long đang nằm đọc sách ở hậu cung thấy trên nóc nhà rớt xuống một cái đầu tóc râu dài rậm rạp trông rất hung ác, vài phút sau lại rơi một chiếc nữa, sau đến chiếc thứ ba, rồi cả ba lăn long lóc quanh long sàng 10 phút mới biến. Nhà vua kinh hoảng phải cho rời ba cái sọ ấy đi một nơi bí mật khiến ngay nay không còn ai biết đến nữa. Lại có nguồn dư luận cho rằng những đầu lâu này còn bị giữ trong ngục mãi đến năm 1885 là khi vua Hàm Nghi rời bỏ kinh thành chạy ra Tân Sở có người bí mật nhân vụ lộn xộn này vào khám đường lén gánh đi mất và cho đến nay không còn ai biết tung tích ra sao."
 
S

scientists

Nếu là ác nhất thì mình nghĩ là Lê Long Đĩnh (986 - 1009):
Nguồn: Facebook

Chưa chắc nhé bạn, để bây giờ mình làm luật sư bào chữa cho vị vua này một chút nhé !
272px-Lelongdinh.jpg

Người đầu tiên thỉnh kinh Phật về nước

Trong một lần trao đổi về lịch sử Phật giáo, một vị thiền sư nhắc chúng tôi, rằng Lê Long Đĩnh là ông vua đầu tiên cử người đi lấy kinh Đại Tạng cho Phật giáo, rằng sư Vạn Hạnh, thiền sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu cũng như các cao tăng khác thời đó đều được Lê Long Đĩnh rất trọng vọng... Nghe quá lạ so với những gì mà mình được học, tôi lần giở những trang sử có liên quan đến Lê Long Đĩnh.

Trong Việt Nam Phật giáo sử lược (in lần đầu năm 1943), thiền sư Thích Mật Thể viết: "Niên hiệu Ứng Thiên thứ 14 (1008), sau khi nước ta đã hòa với Tống rồi, vua Đại Hành sắc ông Minh Xưởng và ông Hoàng Thành Nhã sang sứ nước Trung Hoa, cống hiến đồ thô sản và xin vua Tống ban cho bộ "Cửu kinh" và "Đại Tạng kinh". Vua Tống trao cho những bộ ấy và cho sứ giả đưa về. Đó là lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa vậy".

Do nhầm lẫn hoặc cũng có thể do ghét Lê Long Đĩnh, thiền sư Thích Mật Thể đã viết đoạn này không đúng, vì Lê Đại Hành mất năm 1005. Lê Long Đĩnh làm vua từ năm 1006 và đến năm 1008 vẫn giữ niên hiệu Ứng Thiên của vua cha. Đại Việt sử ký toàn thư chép như sau: "Đinh Mùi/Ứng Thiên/năm thứ 14 [1007], (Vua vẫn dùng niên hiệu Ứng Thiên; Tống Cảnh Đức năm thứ 4). Mùa xuân, (vua Lê Long Đĩnh) sai em là Minh Xưởng và Chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã dâng tê ngưu trắng cho nhà Tống, xin kinh Đại Tạng". Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục cũng chép: "Đinh Mùi, năm thứ 14 (1007)... Nhà vua (Lê Long Đĩnh) sai Minh Xưởng và chưởng thư ký là Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà Tống, dâng biểu xin cửu kinh và kinh sách Đại Tạng. Nhà Tống ưng thuận cho cả". Như vậy "lần đầu tiên nước ta cho người sang cầu kinh bên Trung Hoa" chính là do vua Lê Long Đĩnh.

"Cửu kinh" gồm Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Hiếu Kinh, Luận Ngữ, Mạnh Tử và Chu Lễ là 9 bộ sách vĩ đại nền tảng của văn minh Trung Hoa lần đầu tiên "nhập" vào nước ta là do Lê Long Đĩnh lấy về. Còn kinh Đại Tạng là gì ? Đó là Đại Tạng Kinh chữ Hán - bảo vật vô giá của Phật giáo và của văn hóa thế giới. Bộ sách đó, theo lịch sử Phật giáo, là một bộ sách vĩ đại được rất nhiều thế hệ các cao tăng Trung Hoa vượt qua biết bao gian truân khổ ải dày công thu thập, sưu tầm và dịch thuật suốt 1.000 năm, từ thế kỷ thứ nhất đến cuối thế kỷ thứ 10 (đời Tống Thái Tổ) mới in thành sách lần đầu tiên gồm 5.000 quyển (riêng việc khắc bản phải mất 12 năm). Bộ sách đó không chỉ là tổng vựng các kinh sách Phật giáo mà còn hàm chứa rất nhiều lĩnh vực triết học, lịch sử, văn học, nghệ thuật, thiên văn, toán học, y dược... Một ông vua lần đầu tiên biết đem những di sản vĩ đại như vậy về nước để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc, liệu có thể gọi là hôn quân? Và một ông vua đã trực tiếp sai em mình đi xin kinh sách về cho Phật giáo, ông vua đó có thể nào "lấy mía để trên đầu nhà sư mà róc" ?

“Tư duy kinh tế”

Lê Long Đĩnh là ông vua biết chỉnh đốn triều chính. Một năm sau khi lên ngôi ông đã "Sửa đổi quan chế và triều phục của các quan văn võ và tăng đạo, theo đúng như nhà Tống" (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Nhưng không chỉ có vậy. Đại Việt sử ký toàn thư còn chép: "Kỷ Dậu, /Cảnh Thụy/ năm thứ 2 (1009) ...Vua (Lê Long Đĩnh) lại xin được đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu, nhưng vua Tống chỉ cho mua bán ở chợ trao đổi hàng hóa tại Liêm Châu và trấn Như Hồng thôi". Thế kỷ thứ 11, không chỉ nước ta mà hầu khắp thế giới, kinh tế đều tự cấp tự túc. Phải có một "tư duy kinh tế" vượt xa thời đại mới biết "xin đặt người coi việc tại chợ trao đổi hàng hóa ở Ung Châu", tức là sâu trong nội địa Trung Quốc, việc đó giống như việc đặt Văn phòng đại diện thương mại ở nước ngoài bây giờ. "Tư duy kinh tế" đó mãi mấy trăm năm sau mới được biết đến ở phương Tây. Một hôn quân có nghĩ ra được điều này không ?

Đại Việt sử ký toàn thư chép tiếp: "(1009)... Vua đi Ái Châu, đến sông Vũ Lung. Tục truyền người lội qua sông này phần nhiều bị hại, nhân thế vua sai người bơi lội qua lại đến ba lần, không hề gì. Xuống chiếu đóng thuyền để ở các bến sông Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung bốn chỗ để chở người qua lại". Cũng trong năm 1009: "Bọn Ngô đô đốc, Kiểu hành hiến dâng biểu xin đào kênh, đắp đường và dựng cột bia ở Ái Châu. Vua xuống chiếu cho lấy quân và dân ở châu ấy đào đắp từ cửa quan Chi Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lung" (sách đã dẫn). "... Đến Hoàn Giang, sai Phòng át sứ là Hồ Thủ Ích đem hơn 5 nghìn quân của châu Hoan Đường, sửa chữa đường từ sông Châu Giáp đến cửa biển Nam Giới để quân đi cho tiện" (sách đã dẫn).

Rõ ràng chỉ mấy tháng trước khi chết (Lê Long Đĩnh chết vào tháng 10 năm đó), Lê Long Đĩnh còn chăm lo việc đào kênh, mở mang đường sá và đến tận nơi xem xét rồi xuống chiếu đóng thuyền bè đi lại cho dân. Một ông vua suốt ngày ham mê tửu sắc không đi lại được đến mức phải "ngọa triều", ông vua đó có thể làm được những chuyện có ý nghĩa như vậy không ?

Không ngồi được sao 6 lần cầm quân đánh giặc?

Ngoài những chuyện lớn nói trên, Lê Long Đĩnh còn nhiều lần cầm quân dẹp giặc. Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư, ngay trong năm đầu tiên làm vua: "Ngự Bắc Vương cùng Trung Quốc Vương chiếm trại Phù Lan làm phản. Vua thân đi đánh". Tiếp đó: "... đem quân đánh Ngự Man Vương ở Phong Châu. Ngự Man Vương phải chịu hàng... Từ đấy về sau các vương và giặc cướp đều hàng phục cả" (sách đã dẫn). Và giữa lúc đánh trại Phù Lan "chợt thấy trạm báo tin là giặc Cử Long vào cướp đã đến cửa biển Thần Đầu (nay là cửa biển Thần Phù). Vua về đến sông Tham đi sang Ái Châu để đánh giặc Cử Long" (sách đã dẫn).

Năm đó Lê Long Đĩnh 3 lần thân chinh dẹp loạn. Năm 1008 "Vua thân đi đánh hai châu Đô Lương, Vị Long" (sách đã dẫn). Tiếp đó "lại tự làm tướng đi đánh Hoan Châu và châu Thiên Liễu" (sách đã dẫn). Và tháng 7 cùng năm "vua thân đi đánh các châu Hoan Đường, Thạch Hà" (sách đã dẫn). Như vậy là chỉ trong 4 năm làm vua, Lê Long Đĩnh đã 6 lần trực tiếp làm tướng cầm quân ra trận, lần cuối cùng chỉ cách 2 tháng trước khi ông mất. Cầm quân đánh giặc liên miên như vậy phải là một người cường tráng, người "dâm dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được" sao có thể làm nổi ?

Sự thật hay lời đồn?

Về chuyện Lê Long Đĩnh giết anh để lên làm vua cũng cần xem xét. "Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Sách Dã sử chép rằng: Đại Hành băng, Trung Tông vâng di chiếu nối ngôi. Long Đĩnh làm loạn, Trung Tông vì anh em cùng mẹ không nỡ giết, tha cho. Sau Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông." (sách đã dẫn). Chúng ta thấy gì trong đoạn này? Thứ nhất, chuyện này Đại Việt sử ký toàn thư chép lại từ "Dã sử". Dã sử có thể tin được nếu có căn cứ để đối chiếu hoặc nó hợp logic, nếu không nó chỉ có giá trị như một lời đồn. Thứ hai, đã là dã sử mà còn nói "Long Đĩnh sai bọn trộm cướp đêm trèo tường vào cung giết Trung Tông". Quy cho người khác tội chủ mưu giết người thì phải có chứng cứ. Ai làm chứng và tài liệu nào chứng minh việc Lê Long Đĩnh "sai bọn trộm cướp"? Chắc chắn là không có ai cả và không có bất cứ tài liệu nào. Một lời đồn đã là không có cơ sở, một lời đồn nói về một việc không thể có chứng cứ càng không có cơ sở.

Vả lại, theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục: “Khi vua Long Việt bị giết, bầy tôi đều chạy trốn cả, chỉ có Điện tiền quân Lý Công Uẩn ôm thây vua mà khóc. Long Đĩnh cho là trung nghĩa cất lên làm chức Tứ sương quân phó chỉ huy sứ”. Giết vua, giết anh là bất trung bất nghĩa. Kẻ bất trung bất nghĩa khó mà trọng dụng được người trung nghĩa. Vì vậy việc Lê Long Đĩnh giết anh chỉ nên coi cùng lắm là một "nghi án" mà thôi, không nên đem ra làm một sự thật dạy cho học trò. Cũng như cái chết của Lê Long Đĩnh, Ngô Thì Sĩ chép trong Đại Việt sử ký tiền biên như sau: "Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương (tức Lê Long Đĩnh), nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi giấu kín việc đó, nên sử không được chép". Lời đó của Ngô Thì Sĩ chúng ta chưa bao giờ coi là sự thật cả, sao lại coi việc Lê Long Đĩnh giết anh là sự thật ?

CÒN NỮA !!!
 
S

scientists

Bào chữa cho Lê Long Đĩnh (tiếp theo)
LÊ LONG ĐĨNH VÀ NỖI OAN LỊCH SỬ​
- Thế Giới Mới trong 2 số 752 - 753 (9/2007) - Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Lê Long Đĩnh được coi là hoàng đế tàn bạo, dâm dục nhất; nhắc đến ông người ta nghĩ ngay đến hình ảnh một hôn quân, bạo chúa. Thế nhưng lịch sử dường như quá thiên lệch khi chỉ nói nhiều đến tội lỗi và những hành vi càn rỡ, hiếu sát mà ít nhắc đến công tích của ông. Ngoài ra cái chết của hoàng đế Lê Long Đĩnh dẫn đến sự kết thúc của vương triều Tiền Lê còn bao phủ bởi những nghi vấn chưa được giải đáp thoả đáng.
Lê Long Đĩnh (986 - 1009) là con trai thứ 5 của vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), mẹ là Chi hậu Diệu Nữ. Năm Nhâm Thìn (992) Lê Long Đĩnh được vua cha phong làm Khai Minh Vương cử đi trấn giữ châu Đằng (nay là huyện Kim Động, Hưng Yên). Năm Ất Tị (1005) vua Lê Đại Hành mất để lại di chiếu nhường ngôi cho con trai thứ 3 là Lê Long Việt nhưng Lê Long Việt chưa kịp đăng quang thì người anh thứ 2 là Đông Thành Vương Lê Long Tích và người em thứ 6 là Trung Quốc Vương Lê Long Kính đem quân tranh ngôi, các bên đánh nhau đến 8 tháng mới phân thắng bại. Trung Quốc Vương thua chạy, trốn về trại Phù Lan (nay thuộc Mỹ Hào, Hưng Yên) còn Đông Thành Vương chạy vào đất Cử Long (nay thuộc Cẩm Thuỷ, Thanh Hoá), đến cửa biển Kỳ La (nay thuộc Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thì bị giết. Trong cuộc nổi loạn này Lê Long Đĩnh cũng tham gia nhưng Lê Long Việt “lấy tình cùng mẹ không nỡ giết, nên tha cho” (Đại Việt sử ký toàn thư). Sau khi bình ổn được nội loạn, Lê Long Việt chính thức lên ngôi, làm vua mới được 3 ngày thì bị “Long Đĩnh sai hung thủ ban đêm trèo tường vào trong cung giết chết” (Đại Việt sử ký toàn thư). Lê Long Đĩnh giết anh cướp ngôi, bầy tôi đều chạy trốn, chỉ có Điện tiền quân là Lý Công Uẩn ôm xác vua mà khóc, Long Đĩnh khen là trung nghĩa nên phong cho làm Tứ sương quân phó chỉ huy sứ, ông còn đặt thụy hiệu cho người anh xấu số của mình là Trung Tông hoàng đế.
Theo như những ghi chép của sách sử, mùa đông năm Ất Tị (1005) Lê Long Đĩnh lên ngôi, bắt đầu những năm tháng làm vua với nhiều điều bạo ngược. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Vua tính thích giết người, phàm người bị hành hình hoặc sai lấy cỏ gianh quấn vào người mà đốt để cho lửa cháy chết, hoặc sai tên kép hát người Tống là Liêu Thủ Tâm lấy dao ngắn, dao cùn xẻo từng mảnh để cho không được chết chóng... Đi đánh dẹp bắt được thù thì giải đến bờ sông, khi nước triều rút, sai người làm lao dưới nước, dồn cả vào trong ấy, đến khi nước triều lên thì ngập nước mà chết; hoặc bắt trèo lên ngọn cây cao rồi chặt gốc cho cây đổ, người rơi xuống chết…Phàm bò lợn muốn làm thịt thì tự tay vua cầm dao chọc tiết trước rồi mới đưa vào nhà bếp sau. Từng róc mía ở trên đầu sư Quách Ngang, giả lỡ tay lưỡi dao trượt xuống đầu nhà sư cho chảy máu, rồi cả cười. Hoặc nhân yến tiệc giết mèo cho các vương ăn, ăn xong lấy đầu mèo giơ lên cho xem, các vương đều sợ, vua lấy làm thích. Mỗi khi ra chầu, tất sai bọn khôi hài hầu hai bên, vua có nói câu gì thì người nọ người kia nhao nhao pha trò để cười, để cho loạn lời tâu việc của quan chấp chính. Lại lấy con thạch sùng làm gỏi, bắt bọn khôi hài tranh nhau ăn”.
Theo như trên thì Lê Long Đĩnh chỉ ham sắc dục, giết chóc, những công việc triều chính đều bỏ bê, không quan tâm đến. Sự thực có đúng như vậy không?
• CÔNG TRẠNG ĐÁNG GHI NHẬN:
Các sách sử nhất là những tác phẩm được viết trong thời gian gần đây đều chỉ tập chung chỉ trích, phê phán những tội lỗi của vua Lê Long Đĩnh mà cố tình bỏ qua, không nhắc đến những việc làm có ích lợi cho dân cho nước, những công trạng dù không nhiều nhưng ông đã làm được trong thời gian ở trên ngôi báu.
- Về đối ngoại, Lê Long Đĩnh vẫn duy trì quan hệ ngoại giao với nhà Tống như thời trị vì của các đời vua trước. Mối quan hệ này được xây dựng sau khi quân Tống bị đại bại năm Tân Tị (981) do đó với nước ta nhà Tống tỏ thái độ mềm dẻo, không dám làm căng, sợ rằng sinh chuyện binh đao. Chính vì thế có thể nói việc đối ngoại thời Lê Long Đĩnh đã đạt được một số thuận lợi đáng kể, thậm chí nhà Tống còn e dè chỉ sợ làm mất lòng ông. Tháng 8 năm Đinh Mùi (1077) vua Tống phong cho Lê Long Đĩnh làm Giao chỉ quận vương, lĩnh Tĩnh Hải quân tiết độ sứ. Năm Kỷ Dậu (1009) vua sai sứ đem biếu nhà Tống con tê ngưu, “vua Tống cho là con tê ngưu ấy từ xa đến, không hợp thuỷ thổ, muốn trả lại nhưng sợ trái ý vua, sai đợi cho sứ nước ta về rồi đem thả ra bãi biển. Vua lại xin áo giáp, mũ trụ trang sức bằng vàng. Vua Tống bằng lòng cho. Vua lại xin cho thông thương với Ung Châu, nhưng vua Tống chỉ cho thông thương với Liêm Châu và trấn Như Hồng thôi" (Đại Việt sử ký toàn thư).
- Về đối nội, dưới triều Lê Long Đĩnh bộ máy nhà nước tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện mô phỏng theo quan chế của nhà Tống. Vua vừa là người giải quyết mọi công việc chính trị, vừa là quan toà tối cao, vừa là thủ lĩnh quân sự. Năm Bính Ngọ (1006) Lê Long Đĩnh “đổi lại quan chế và triều phục cho các quan văn võ và tăng đạo theo đúng như nhà Tống” (Đại Việt sử ký toàn thư). Như vậy việc học tập xây dựng thiết chế chính quyền phong kiến theo triều đại phương Bắc không phải bắt đầu từ thời Lý mà đã được đặt nền móng vào cuối thời Tiền Lê và Lê Long Đĩnh chính là người đầu tiên áp dụng. Một vấn đề quan trọng nữa mà triều Tiền Lê tiến hành là tập trung quyền lực trên một lãnh thổ nhất định, dẹp yên các thế lực chống đối, các lực lượng cát cứ để quy tụ tính thống nhất quốc gia. Các cuộc đánh dẹp, chinh phạt phản loạn được các vua Tiền Lê thực hiện nhiều lần. Riêng thời Lê Long Đĩnh cầm quyền, ông đã 6 lần trực tiếp dẫn quân chinh chiến.
+ Lần thứ nhất, đó là vào cuối năm Ất Tị (1005) ngay sau khi lên ngôi, Lê Long Đĩnh đi dẹp bạo loạn giữa các anh em, giết chết Trung Quốc Vương (Lê Long Kính), bức hàng Ngự Bắc Vương (Lê Long Cân) và Ngự Man Vương (Lê Long Đinh). “Từ đấy về sau các vương và giặc cướp đều hàng phục cả” (Đại Việt sử ký toàn thư).
+ Lần thứ hai, khi vừa dẹp xong cuộc nổi loạn của các anh em thì vua nghe tin giặc Cử Long tiến công đánh chiếm đến cửa biển Thần Đầu (Ninh Bình) bèn dẫn quân đi đánh.
+ Lần thứ ba: Vào năm Mậu Thân (1008) Lê Long Đĩnh đi đánh châu Đô Lương (nay thuộc Hàm Yên, Tuyên Quang) và châu Vị Long (nay thuộc Chiêm Hoá, Tuyên Quang).
+ Lần thứ 4: Cũng trong năm Mậu Thân (1008) vua lại dẫn quân đi đánh Án Động (nay không rõ ở đâu).
+ Lần thứ 5: Vào cuối năm Mậu Thân (1008) đi đánh Hoan Châu (Nghệ An ngày nay) và châu Thiên Liễu (nay không rõ ở đâu).
+ Lần thứ 6: Khi ấy là mùa thu tháng 7 năm Kỷ Dậu (1009) Lê Long Đĩnh đem quân đánh các châu Hoan Đường và Thạch Hà (nay thuộc Hà Tĩnh).
Công việc bình định của triều Tiền Lê qua các hoạt động quân sự, về cơ bản đã xác lập được quyền lực chính trị của triều đình phong kiến trung ương, kiểm soát được một phần lãnh thổ rộng lớn. Đặt nền móng ban đầu cho các triều đại sau tiếp tục hoàn thành xây dựng một chế độ phong kiến trung ương tập quyền vững mạnh.
Để tạo thuận lợi cho việc vận chuyển đi lại, vừa phục vụ mục đích quân sự, vừa giúp lưu thông buôn bán được thuận lợi, Lê Long Đĩnh tiếp tục cho mở đường, đào kênh như dưới thời vua cha. Đầu năm Kỷ Dậu (1009) vua theo lời tâu của đô đốc Kiển Hành Hiến đã xuống chiếu cho quân dân Ái Châu (Thanh Hoá) đào kênh, đắp đường và lập ụ bia để ghi số dặm đường từ cửa quan Chi Long (nay thuộc Nga Sơn, Thanh Hoá) đến sông Vũ Lung. Tại đây Lê Long Đĩnh còn cho đóng thuyền, đặt đò ở Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung để chở người qua lại.
Tháng 7 cùng năm vua lại sai Phòng át sứ Hồ Thù Ích đem 5.000 quân của châu Hoàn Đường (Nghệ An) sửa chữa đường từ châu ấy đến cửa biển Nam Giới để đi lại cho tiện.
Lĩnh vực văn hoá tư tưởng cũng được Lê Long Đĩnh quan tâm đến, năm Đinh Mùi (1007) vua “sai em là Minh Xưởng và Chưởng thư ký Hoàng Thành Nhã đem con tê trắng sang biếu nhà Tống, dâng biểu xin cửu kinh và kinh Đại Tạng. (Khâm định Việt sử thông giám cương mục). Trong đó Đại Tạng là bộ kinh lớn của Phật giáo, còn cửu kinh là chín bộ sách kinh điển của Nho giáo Trung Quốc bao gồm: Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu, Hiếu kinh, Luận ngữ, Mạnh Tử và Chu Lễ.
Các hoạt động văn hoá dân gian thời kỳ này cũng rất phát triển, triều đình phong chức ưu bà cho một số nghệ nhân để dạy cung nữ, binh lính múa hát. Trong lễ hội, những cuộc thi đấu vật, đua thuyền… diễn ra sôi động, thậm chí có những cuộc thi được coi là nghi thức quốc gia. Những chính sách văn hoá tiến bộ thời Tiền Lê đã làm nảy nở những nét văn hoá đặc sắc mang tính dân tộc đậm nét, khơi thông mạch nguồn văn hoá để phát triển rực rỡ hơn trong những giai đoạn sau này.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Lê Long Đĩnh đã thực hiện được một số công trạng đáng ghi nhận trong thời gian làm vua, chứ không phải chỉ toàn bỏ bê chính sự, suốt ngày lao vào ăn chơi hưởng lạc và làm những việc tàn bạo.

CÒN NỮA​
 
S

scientists

Bào chữa cho Lê Long Đĩnh (tiếp theo)
NHỮNG NGHI VẤN LỊCH SỬ
- vnmilitaryhistory - Theo sách sử, mùa đông, ngày Tân Hợi tháng 10 năm Kỷ Dậu (1009) Lê Long Đĩnh mất. Triều đình thấy con vua còn nhỏ không thể đảm đương được việc nước nên cùng nhau tôn quan Thân vệ điện tiền đô chỉ huy là Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra nhà Lý.
Tuy nhiên cái chết của vua Lê Long Đĩnh và sự kết thúc của triều Tiền Lê có khá nhiều nghi vấn, dường như ẩn dấu sau đó là một cuộc đảo chính cung đình được thực hiện rất hoàn hảo.
+ Trước tiên về căn bệnh của Lê Long Đĩnh, sách sử chép “vua say đắm tửu sắc, phát ra bệnh trĩ” (Đại Việt sử ký toàn thư). Theo Đông y đó là do khí hư bị hãm không lưu thông được nên thành bệnh; còn y học hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân chính xác dẫn đến bệnh trĩ nhưng dâm dục quá độ không thể là nguyên nhân phát sinh bệnh này được. Nếu cứ coi Lê Long Đĩnh thực sự bị bệnh trĩ thì ta thấy bệnh của ông rất nặng không thể đi đứng, di chuyển mà phải nằm một chỗ. Từ việc nằm để coi chầu nên thành biệt danh là Ngọa triều (nằm thiết triều). Thế nhưng chi tiết này lại mâu thuẫn với các cuộc chinh phạt của ông, trong 4 năm làm vua Lê Long Đĩnh đã 6 lần dẫn quân đi đánh dẹp và trận chiến cuối cùng của ông diễn ra tháng 7 năm Kỷ Dậu (1009) trước khi ông mất 3 tháng. Vì thế khó mà lý giải được một ông vua phải nằm thiết triều, khổ sở vì căn bệnh trĩ mà lại có thể cưỡi ngựa cầm gươm, đánh đông dẹp bắc được.
+ Về cái chết của Lê Long Đĩnh, phần lớn các sách sử chỉ ghi vua mất ở trong cung nhưng không cho biết nguyên nhân. Duy nhất cuốn Đại Việt sử ký tục biên có những dòng rất đáng chú ý như sau: “Lý Thái Tổ rất căm phẫn trước tội ác giết anh cướp ngôi của Khai Minh Vương, nhân lúc Khai Minh Vương bệnh tật, sai người vào đầu độc giết đi rồi dấu kín việc đó nên sử không được chép”.
Nếu thông tin này đúng sự thật thì Lê Long Đĩnh không phải ốm chết mà bị Lý Công Uẩn sai người đầu độc chết có thể để trả thù cho chủ cũ (thời Lê Trung Tông, Lý Công Uẩn giữ chức Điện tiền quân, lo việc bảo vệ vua và canh giữ hoàng cung). Nhưng cũng có thể coi đây là hành vi giết vua cướp ngôi; điều này ít nhiều có căn cứ. Như chúng ta đã biết, Lý Công Uẩn vốn chịu ảnh hưởng của Phật giáo, khi ấy tầng lớp tăng quan có thế lực rất lớn, được tham dự triều chính với các chức đại sư, tăng lục, sùng chân uy nghi… Thiền sư Vạn Hạnh chính là người dọn đường dư luận cho việc lên ngôi của Lý Công Uẩn qua việc lý giải các câu sấm nói về việc “vua thì non yểu, tôi thì cường thịnh; họ Lê mất thì họ Lý nổi lên”. Ông còn trực tiếp khuyên Lý Công Uẩn lợi dụng binh quyền nắm trong tay để trở thành “người đứng đầu muôn dân”. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết thái độ của Lý Công Uẩn như sau: “Công Uẩn sợ câu nói ấy tiết lộ, bảo người anh em đem Vạn Hạnh giấu ở Tiêu Sơn. Song từ đấy cũng lấy thế tự phụ, mới nảy lòng ngấp nghé ngôi vua”. Sau khi Lê Long Đĩnh mất, quan chi hậu Đào Cam Mộc, một người đại diện cho lực lượng quân đội cũng khuyên Lý Công Uẩn giành lấy vương vị từ tay họ Lê. “Công Uẩn nghe thấy Cam Mộc nói thế trong bụng thích nhưng còn ngờ Cam Mộc có mưu kế gì khác, mới giả cách mắng rằng: Sao ông lại nói như thế, tôi phải bắt ông nộp quan. Cam Mộc ung dung bảo Công Uẩn: Tôi thấy thì việc trời việc người như thế, cho nên tôi nói ra câu ấy, nay ông lại muốn cáo giác tôi, thì tôi không phải là người sợ chết” (Đại Việt sử ký toàn thư). Tuy vờ dọa như vậy nhưng sau đó Lý Công Uẩn đã bộc lộ ý định của mình khi hỏi Đào Cam Mộc: “Tôi đã hiểu rõ ý ông, cùng với Vạn Hạnh không khác gì. Nếu thực như lời ấy thì nên tính kế thế nào?” (Đại Việt sử ký toàn thư). Như thế rõ ràng là Lý Công Uẩn muốn đoạt ngôi vua của họ Lê và ông đã được hai thế lực có ảnh hưởng lớn khi ấy là đội ngũ tăng quan, cùng lực lượng quân đội ủng hộ.
+ Với một người lên ngôi bằng bạo lực như Lê Long Đĩnh thì ông sẵn sàng mạnh tay với bất kỳ âm mưu và hành động nào đe dọa đến địa vị của mình. Hiện nay ở vùng Từ Sơn (Bắc Ninh) vẫn lưu truyền một giai thoại có liên quan đến Lý Công Uẩn thoát khỏi sự truy sát của triều Tiền Lê. Chuyện kể rằng khi ấy trong dân gian đồn đại nhiều lời sấm cho rằng nhà Lê sắp mất, họ Lý sẽ thay, lại có câu đồng dao rằng: Ta trong hạt mận sinh ra. Vua Lê Long Đĩnh một đêm nằm mơ thấy thần cho biết: Ở Cổ Pháp có người họ Lý là bậc quý nhân, sau này sẽ cướp ngôi. Rất lo lắng Lê Long Đĩnh cho quân về Cổ Pháp (nay là Từ Sơn, Bắc Ninh) tìm bắt họ Lý. Biết chuyện Lý Công Uẩn bỏ trốn, được vợ chồng ông lão cày ruộng thương tình đưa về nhà, họ đào một cái hang dưới gốc cây mận rồi cho trốn dưới đó, trên miệng hầm để mấy vại nước. Khi quân lính lùng sục vào nhà hỏi, ông lão chỉ vào cây mận mà nói:
- Lý đây! Còn Lý nào nữa thì ra sông mà tìm. (Cây Lý = cây mận).
Tìm mãi không được, quan quân về kinh báo cho vua, Lê Long Đĩnh liền xem một quẻ bói, thày bói nói:
- Người này đang ở dưới nước.
Tin là người cần bắt đã chết đuối, Lê Long Đĩnh hạ lệnh thôi không truy lùng nữa. Lý Công Uẩn vì thế mà thoát nạn.
Trên đây là giai thoại dân gian, còn sử sách thì ghi chép khác với vài dòng ngắn như sau: “Ngọa Triều từng ăn quả khế thấy hột mận, mới tin lời sấm ngữ bèn ngầm tìm người họ Lý giết đi, mà Công Uẩn hầu ở bên cạnh, vẫn không biết” (Đại Việt sử ký toàn thư). Điều ngạc nhiên là, nếu coi Lê Long Đĩnh tàn bạo hiếu sát không từ tội ác nào, giết cả anh em ruột nhưng sao lại dễ dàng quên đi một người họ Lý ở ngay bên mình trong khi ông tin vào những lời sấm kia, mà Lý Công Uẩn khi đó đang nắm binh quyền với chức Điện tiền chỉ huy sứ, người có khả năng đe doạ trực tiếp đến ngôi báu. Thật khó hiểu khi người đáng nghi ngờ nhất lại không bị nghi ngờ!
+ Một điều đáng chú ý nữa là vì sao Lý Công Uẩn lên ngôi lại thuận lợi, dễ dàng đến vậy? Sử sách không hề nói đến bất kỳ một phản ứng hay hành động chống đối nào của các quan tướng trung thành với triều Tiền Lê và nhất là của hoàng tộc họ Lê. Vua Lê Đại Hành có tất cả 12 người con trai (trong đó có một người con nuôi) những người này đều đã trưởng thành và được vua phong tước vương cử đi trấn trị những vùng trọng yếu của đất nước. Người con cả là Kinh Thiên Vương Lê Long Thâu mất năm Canh Tý (1000), đến năm Ất Tị (1005) sau khi Lê Đại Hành mất thì các con ông tranh giành ngôi báu, chém giết lẫn nhau. Đông Thành Vương Lê Long Tích người con thứ 2 bị dân ở châu Thạch Hà (thuộc Hà Tĩnh ngày nay) giết, người con thứ 3 là Nam Phong Vương Lê Long Việt làm vua được 3 ngày thì bị Khai Minh Vương Lê Long Đĩnh cho người ám sát chết để cướp ngôi. Khi lên làm vua, Lê Long Đĩnh đánh bại các anh em khác, giết một người em của mình là Trung Quốc Vương Lê Long Kính. Như vậy các con của Lê Đại Hành còn lại 8 người, trong đó Lê Long Đĩnh là người giành được ngôi vua. Thế mà khi Lê Long Đĩnh mất, triều thần đưa Lý Công Uẩn lên ngôi thì không thấy những người này có phản ứng gì; không thể tin được rằng trước đó anh em họ tranh giành lẫn nhau mà nay lại im lặng khi người ngoại tộc đoạt mất vương vị. Phải chăng tất cả đã bị giết hết một cách bí mật và sử sách đã cố tình quên đi việc này?
- Và điều lạ lùng khó giải thích nữa là nếu Lê Long Đĩnh, một hôn quân bạo chúa, tàn ác nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam, bị sử sách và người đời phê phán, nguyền rủa nhưng vì sao ông lại được thờ phụng? Tại chính điện thờ ở đền vua Lê (Hoa Lư, Ninh Bình), phía bên tay phải tượng vua Lê Đại Hành là một bức tượng nhỏ, đó chính là tượng Lê Long Đĩnh. Chúng ta đều biết nhân dân là vị quan toà công minh nhất, phán xét đúng đắn nhất, vì thế những anh hùng dân tộc, những người có công lao với dân với nước đều được lập đền thờ tưởng nhớ, hương khói đời đời. Do vậy nhân dân không thể nhầm lẫn đến mức hồ đồ khi lại thờ phụng một ông vua tàn ác như Lê Long Đĩnh, thế nên câu hỏi đặt ra ở đây là phải chăng những gì sử sách chép về ông không đúng với con người thực của Lê Long Đĩnh. Những tiếng xấu về ông là do có người ngụy tạo, đổ lỗi dẫn đến Lê Long Đĩnh mang tiếng oan, một nỗi oan lịch sử?
Lịch sử đòi hỏi sự chính xác, khách quan vì vậy nên chăng chúng ta cần nhìn nhận, đánh giá khác hơn về Lê Long Đĩnh. Những tội lỗi của ông không thể che dấu nhưng công trạng cũng phải được ghi nhận, không nên đánh giá một chiều mà cần thấy rõ cái tốt cái xấu, cái sai cái đúng. Công tội ngàn năm qua của vua Lê Long Đĩnh, cái chết đáng ngờ của ông và sự mất ngôi của họ Lê cần được lịch sử xem xét lại một cách công bằng nhất.
 
T

trucphuong02

trucphuong- Theo mình thì Lý Cao Tông cũng là một vị vua có "tiếng xấu lưu thiên cổ" .
Không kèm theo chữ kí nhé !!! - Scientist
 
Last edited by a moderator:
S

scientists


Bào chữa cho Lê Long Đĩnh (tiếp theo)
Những tranh cãi về bệnh trĩ và "ngọa triều"
vi.wikipedia- Theo Toàn thư thì "Dã sử chép: vua say đắm tửu sắc phát ra bệnh trĩ". Khâm định Việt sử Thông giám cương mục ghi Long Đĩnh vì mắc bệnh trĩ, nên khi ra thiết triều phải nằm, vì vậy tục gọi là Lê Ngoạ Triều. Còn sử gia Ngô Thì Sĩ thì cho rằng tên gọi này do Lý Công Uẩn đặt để bôi nhọ. Trong Đại Việt sử ký tiền biên có đoạn :

Xét việc Long Đĩnh cướp ngôi, cố nhiên không đáng được thụy hiệu đẹp, mà cái tên Ngọa Triều cũng không đúng. Có lẽ Lý Thái Tổ muốn dùng thụy hiệu xấu để gán cho, mà không biết rằng từ xưa những đế vương nào không đáng làm vua thì gọi là phế đế, mạt đế hoặc lấy cái tên khi bị phế mà chép. Còn như cái hiệu "Ngoạ Triều" thì thô bỉ không căn cứ?

Theo ý kiến của một số nhà khoa học ngày nay, bệnh trĩ là bệnh có liên quan đến cấu tạo của thành tĩnh mạch và huyết động học vùng chậu, các tĩnh mạch ở vùng hậu môn phồng lớn ra tạo thành búi trĩ. Nếu các búi trĩ chiếm trên 180 độ thì được xếp vào loại 4. Bệnh trĩ ở giai đoạn mà bệnh nhân phải nằm là ở giai đoạn 4, là giai đoạn nặng mà biện pháp điều trị là giải phẫu, các giải pháp này ở gần năm 1010 chưa có.

Nhà báo Hoàng Hải Vân trên báo Thanh niên điện tử cho rằng khó tin được Lê Long Đĩnh là người "dâm dục quá độ, mắc bệnh không ngồi được" (ngọa triều) vì trong suốt thời gian ngắn 4 năm cầm quyền ông đã tự mình làm tướng đi chinh phạt đến 5 lần và trận chiến cuối cùng mà Lê Long Đĩnh tham dự trước khi ông chết là 2 tháng (trận vua đem quân đi đánh châu Hoan Đường, Thạch Hà vào mùa thu tháng 7 năm Kỷ Dậu 1009). Theo nhà báo này, cầm quân đánh giặc liên miên như vậy phải là một người cường tráng.

Về thụy hiệu "Ngọa Triều", Khâm định Việt sử Thông giám cương mục chính biên quyển thứ 1 của nhà Nguyễn cho rằng cách gọi này không chính xác vì Long Đĩnh không có thụy hiệu:
Long Đĩnh giết anh mà tự lập, hoang dâm thành bệnh, nằm mà coi chầu, nhân gọi là Ngọa Triều. Sử cũ chép là "Ngọa Triều hoàng đế", có lẽ là theo tên gọi thời bấy giờ, chứ không phải là tên thuỵ. Chép vậy thật là trái thường quá lắm! Này, đã không có tên thuỵ, thì cứ chép thẳng tên thực, đó là biến lệ của sử Cương mục (Trung Quốc). Nay đổi lại, chép là "Đế Long Đĩnh" để cho hợp với ý nghĩa và thể lệ của Cương mục dẫn trên.
 
S

scientists

trucphuong- Theo mình thì Lý Cao Tông cũng là một vị vua có "tiếng xấu lưu thiên cổ" .
Không kèm theo chữ kí nhé !!! - Scientist

Ukm, đúng là như vậy. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư nhận định về Lý Cao Tông như sau:
Trích:
vi-wikipedia - Vua chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy.
Cao Tông tuổi bé nối ngôi, Chiêu Linh Thái hậu rắp lòng phế lập, thân vua suýt nữa bị nguy. Nhờ có Tô Hiến Thành vốn có quyền vị, nhận ký thác con côi, hết lòng phù hộ, ngôi báu không lay, thiên hạ quy phục, tất phải có mưu hay chước giỏi tâu riêng với vua rồi. Đến khi Hiến Thành chết, Đỗ Kính Tu hầu hạ nơi màn trướng, giúp vua sửa đức, đâu phải là không có người? Thế mà vua mê mải rong chơi, say đắm thanh sắc, ham tiền của, thích xây dựng, dạy tính lười tham cho các quan, gây lòng oán giận ở trăm họ, làm cho cơ đồ nhà Lý phải hao mòn, đến nỗi mất nước. Kinh thư có câu: "Ở trong mê sắc đẹp, ra ngoài mê săn bắn, ham rượu, thích nhạc, xây nhà cao, trổ tường đẹp, phạm một trong các điều ấy tất phải bại vong". Vua phạm đủ các điều ấy, còn nói gì được nữa?
Trong sách Việt sử Tiêu án, Ngô Thì Sĩ viết:
Trích:
Vua Cao Tông... oai quyền ở tay mình, người phò tá cũng không thiếu, thế mà nghe tên tặc thần Phạm Du tố cáo bậy, giết oan Bỉnh Di, mà phải chạy trốn, lặn lội nơi sông nước... Cao Tông cũng nhờ họ nhà thuyền chài phù trì cho mới về được kinh đô, người ta thấy rằng văn võ bách quan của nhà Lý không còn ai và không có quân lính phòng bị...
Vua Cao Tông ham chơi bời, lại thiếu sáng suốt. Trước nghe theo Phạm Bỉnh Di bắt dân phu hoàn thành nhanh cung thất, sau lại nghe Phạm Du sàm tấu mà giết Bỉnh Di. Thực ra không phải vì trước đây Bỉnh Di là sủng thần mà sau đó bị thất sủng, mà vì vua Cao Tông chỉ thích hưởng lạc nên điều Bỉnh Di tâu việc đốc công là hợp ý vua mà thôi.
Theo nhận định của các nhà chuyên môn, chính sự nhà Lý tới thời Cao Tông đã rất lỏng lẻo do lỗi của vua:
Trích:
Trước sai Phạm Bỉnh Di dẹp Phạm Du, sau lại nghe lời tâu bậy của Du mà tin dùng Du, coi Du là "phải", Bỉnh Di là "trái";
Bộ tướng Quách Bốc của Bỉnh Di không hẳn đã có một đạo quân hùng hậu, vậy mà triều đình trung ương nghe tin Bốc kéo vào liền hốt hoảng bỏ chạy không dám chống cự; vua một nơi, hoàng hậu cùng hoàng tử và công chúa một nơi.
Đàm Dĩ Mông thần phục Lý Thầm và Quách Bốc, lẽ ra phải trị tội như Lê Chiêu Tông giết thái sư Lê Quảng Độ theo Trần Cảo sau này, nhưng Cao Tông lại dung tha cho Mông, để làm đại thần.
Bởi bên dưới khinh nhờn luật nước, vẫn được dung túng, nên sau này quần hùng nổi dậy, nay đánh mai hàng, loạn mãi không chấm dứt được. Dân bị bóc lột, đã oán triều đình. Công thần bị giết oan, lòng người càng chia lìa. Bởi vậy các sử gia nhận định rằng lỗi làm mất nhà Lý bắt đầu từ Cao Tông.
 
D

duc_2605

Đúng là Nguyễn Ánh là vị Hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn. Nhưng dù sao đi nữa em nói Nguyễn Ánh KHÔNG ác là sai nhé!!!
[...]
Cũng theo lời truyền thuyết ở Huế, đêm đêm lính canh thường nghe thấy tiếng rên khóc trong ba cái vò... Lại một đêm vua Gia Long đang nằm đọc sách ở hậu cung thấy trên nóc nhà rớt xuống một cái đầu tóc râu dài rậm rạp trông rất hung ác, vài phút sau lại rơi một chiếc nữa, sau đến chiếc thứ ba, rồi cả ba lăn long lóc quanh long sàng 10 phút mới biến. Nhà vua kinh hoảng phải cho rời ba cái sọ ấy đi một nơi bí mật khiến ngay nay không còn ai biết đến nữa. Lại có nguồn dư luận cho rằng những đầu lâu này còn bị giữ trong ngục mãi đến năm 1885 là khi vua Hàm Nghi rời bỏ kinh thành chạy ra Tân Sở có người bí mật nhân vụ lộn xộn này vào khám đường lén gánh đi mất và cho đến nay không còn ai biết tung tích ra sao."
Nhưng nhà Nguyễn cũng có công với đất nước, đó là thiết lập chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa. :D

Không kèm theo chữ kí nhé ! - Scientist
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom