Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Vì mong muốn con đạt điểm số cao, thành tích tốt mà những áp lực cha mẹ dành cho con cái vô cùng lớn. Tưởng rằng tốt đẹp, nhưng cha mẹ không thể ngờ được những hệ lụy mà sự áp đặt đó khiến các con ngột ngạt thế nào.
Đừng tạo áp lực, hãy để nụ cười xuất hiện trên gương mặt của các em
"Con đã không đáp ứng kỳ vọng của gia đình..." - Dòng thư nam sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Khuyến, quận Tân Bình, TP.HCM để lại, trước lúc nhảy lầu tự tử. Thật xót xa khi nhận ra rằng những áp lực từ chính cha mẹ lại là nguyên nhân khiến một cậu bé đang tuổi lớn tự tử.
Từ trước đến nay không hề ít những vụ việc đau lòng như trên. Tuy nhiên, câu chuyện trên lại như một hồi chuông báo động đến bậc làm cha mẹ.
Theo tìm hiểu của PV, các phụ huynh ở thành phố lớn hầu hết cho con đi học thêm hay thuê gia sư về nhà dạy ngay từ lớp 1. Nhiều đứa trẻ chỉ 10 tuổi mà lịch học ở trường, lịch học thêm đã kín tuần, không có thời gian nghỉ để vui chơi. Đặc biệt là những cô cậu học trò cuối khóa, cần phải thi chuyển cấp như từ lớp 9, thi lên lớp 10, hay thi lên đại học… Áp lực của các em từ cha mẹ là quá lớn.
Lê Văn Dũng - Học sinh lớp 9 học tại một trường THCS tại Tây Hồ (Hà Nội) cho biết: “Ngay từ những năm học lớp 1, em luôn luôn được mẹ cho đi học thêm. Một ngày học ở trường chưa đủ, tối đến em còn đến nhà thầy giáo cách nhà 5 km để học. Một ngày của em sẽ kết thúc lúc 10 giờ tối.
Đó là khi còn học tiểu học, hiện tại, em đang ôn thi để vào lớp 10. Bố mẹ em vẫn luôn muốn em thi vào trường chuyên để học tập tốt hơn. Vì thế, một ngày ngoài ở trường em lại học thêm đến 2 ca, có khi 11 giờ đêm còn chưa được đi ngủ.
Mỗi lần thi hết kì hay thi thử vào THPT là em lại thấy mình stress không thể chịu nổi. Mẹ bắt em học nhiều hơn, học thêm cũng tăng buổi hơn. Rồi khi biết kết quả thi, nếu không đủ cao để hài lòng thì em lại bị mắng. Nhiều lúc, em chỉ muốn sống ở quê, vì mấy anh chị của em ở quê không bị áp lực học nhiều như em, họ được vui chơi thoải mái. Còn em thì không được”.
Câu chuyện của Dũng, không phải riêng em mới gặp phải, mà là câu chuyện của hầu hết các em học sinh trên địa bàn các thành phố lớn hiện nay. Thay vì tạo cho con một không gian, một chỗ dựa vững chắc thì các bậc phụ huynh vô tình vì những mong muốn của mình mà tạo áp lực cho con, khiến con mất đi một phần tuổi thơ của mình.
Nguyễn Thị Hằng Linh (học sinh lớp 12, Nam Định) tâm sự: “Em cảm thấy mệt mỏi và áp lực lắm. Kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia càng lúc càng gần hơn, đăng kí chọn trường dự tuyển cũng đã bắt đầu rồi.
Em thấy hoang mang và lo lắng lắm, đến trường thì áp lực bài vở, lo lắng rằng không biết mình nên chọn nghề gì, trường gì và kỳ thi tốt nghiệp sẽ diễn ra như thế nào? Nếu không đủ điểm vào trường đại học em mong muốn thì em nên làm nghề gì…
Tuy gia đình không đặt áp lực nhiều cho em, nhưng thương bố mẹ vất vả, và em biết trong lòng bố mẹ đặt kì vọng về em rất nhiều. Vì thế, em cũng rất cố gắng, thời gian này em thường xuyên học đêm, có ngày chỉ ngủ được 3 đến 5 giờ. Nhiều lúc chỉ muốn, bỏ lại đống sách vở kia để em ra ngoài chạy nhảy, hít thở bầu không khí trong lành”.
Theo một số chuyên gia tâm lý, việc cha mẹ kỳ vọng ở con cái quá cao, hay đánh giá không đúng năng lực của con mình, rồi vô hình chung những kỳ vọng ấy trở thành áp lực, đè nặng lên vai trẻ. Sẽ không còn gì đau lòng hơn khi biết chính những kỳ vọng, những mong muốn về thành tích của con cái từ cha mẹ chính là liều thuốc độc làm hại các em.
Thiết nghĩ, các bậc cha mẹ cũng như thầy cô trong nhà trường hãy để các em sống đúng với độ tuổi của mình và để những năm tháng học phổ thông đúng nghĩa là thời gian học làm người của các em. Không áp lực về điểm số, không áp lực về thành tích…
Nguồn: internet
Đừng tạo áp lực, hãy để nụ cười xuất hiện trên gương mặt của các em
"Con đã không đáp ứng kỳ vọng của gia đình..." - Dòng thư nam sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Khuyến, quận Tân Bình, TP.HCM để lại, trước lúc nhảy lầu tự tử. Thật xót xa khi nhận ra rằng những áp lực từ chính cha mẹ lại là nguyên nhân khiến một cậu bé đang tuổi lớn tự tử.
Từ trước đến nay không hề ít những vụ việc đau lòng như trên. Tuy nhiên, câu chuyện trên lại như một hồi chuông báo động đến bậc làm cha mẹ.
Theo tìm hiểu của PV, các phụ huynh ở thành phố lớn hầu hết cho con đi học thêm hay thuê gia sư về nhà dạy ngay từ lớp 1. Nhiều đứa trẻ chỉ 10 tuổi mà lịch học ở trường, lịch học thêm đã kín tuần, không có thời gian nghỉ để vui chơi. Đặc biệt là những cô cậu học trò cuối khóa, cần phải thi chuyển cấp như từ lớp 9, thi lên lớp 10, hay thi lên đại học… Áp lực của các em từ cha mẹ là quá lớn.
Lê Văn Dũng - Học sinh lớp 9 học tại một trường THCS tại Tây Hồ (Hà Nội) cho biết: “Ngay từ những năm học lớp 1, em luôn luôn được mẹ cho đi học thêm. Một ngày học ở trường chưa đủ, tối đến em còn đến nhà thầy giáo cách nhà 5 km để học. Một ngày của em sẽ kết thúc lúc 10 giờ tối.
Đó là khi còn học tiểu học, hiện tại, em đang ôn thi để vào lớp 10. Bố mẹ em vẫn luôn muốn em thi vào trường chuyên để học tập tốt hơn. Vì thế, một ngày ngoài ở trường em lại học thêm đến 2 ca, có khi 11 giờ đêm còn chưa được đi ngủ.
Mỗi lần thi hết kì hay thi thử vào THPT là em lại thấy mình stress không thể chịu nổi. Mẹ bắt em học nhiều hơn, học thêm cũng tăng buổi hơn. Rồi khi biết kết quả thi, nếu không đủ cao để hài lòng thì em lại bị mắng. Nhiều lúc, em chỉ muốn sống ở quê, vì mấy anh chị của em ở quê không bị áp lực học nhiều như em, họ được vui chơi thoải mái. Còn em thì không được”.
Câu chuyện của Dũng, không phải riêng em mới gặp phải, mà là câu chuyện của hầu hết các em học sinh trên địa bàn các thành phố lớn hiện nay. Thay vì tạo cho con một không gian, một chỗ dựa vững chắc thì các bậc phụ huynh vô tình vì những mong muốn của mình mà tạo áp lực cho con, khiến con mất đi một phần tuổi thơ của mình.
Nguyễn Thị Hằng Linh (học sinh lớp 12, Nam Định) tâm sự: “Em cảm thấy mệt mỏi và áp lực lắm. Kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia càng lúc càng gần hơn, đăng kí chọn trường dự tuyển cũng đã bắt đầu rồi.
Em thấy hoang mang và lo lắng lắm, đến trường thì áp lực bài vở, lo lắng rằng không biết mình nên chọn nghề gì, trường gì và kỳ thi tốt nghiệp sẽ diễn ra như thế nào? Nếu không đủ điểm vào trường đại học em mong muốn thì em nên làm nghề gì…
Tuy gia đình không đặt áp lực nhiều cho em, nhưng thương bố mẹ vất vả, và em biết trong lòng bố mẹ đặt kì vọng về em rất nhiều. Vì thế, em cũng rất cố gắng, thời gian này em thường xuyên học đêm, có ngày chỉ ngủ được 3 đến 5 giờ. Nhiều lúc chỉ muốn, bỏ lại đống sách vở kia để em ra ngoài chạy nhảy, hít thở bầu không khí trong lành”.
Theo một số chuyên gia tâm lý, việc cha mẹ kỳ vọng ở con cái quá cao, hay đánh giá không đúng năng lực của con mình, rồi vô hình chung những kỳ vọng ấy trở thành áp lực, đè nặng lên vai trẻ. Sẽ không còn gì đau lòng hơn khi biết chính những kỳ vọng, những mong muốn về thành tích của con cái từ cha mẹ chính là liều thuốc độc làm hại các em.
Thiết nghĩ, các bậc cha mẹ cũng như thầy cô trong nhà trường hãy để các em sống đúng với độ tuổi của mình và để những năm tháng học phổ thông đúng nghĩa là thời gian học làm người của các em. Không áp lực về điểm số, không áp lực về thành tích…
Nguồn: internet