nỗi nhớ TB

P

pocolo

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

cả nhà ui giúp em với em có đề này cô giáo cho khó wá mọi người chỉ giùm nhe
'cùng bộc lộ về nổi nhớ TB trong bài TÂY TIẾn thì Quang Dũng viết

' Sông Mã xa rồi TT ơi
..............................

Mường Lát hoa về trong đêm hơi'

còn trong Tiếng Hát con Tàu CLV lại viết
''Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ
.............................................................
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn ''
cảm nhận của em về nõi nhớ trên
 
T

traimangcaugai

Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng
Chiến thắng vẻ vang ấy không phải tự nhiên mà có. Để có được ngày vinh quang nhân dân ta, bộ đội ta đã đổ không biết bao nhiêu xương máu trên Điện Biên, trên mảnh đất Tây Bắc - "quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà". Nơi đây đã ghi dấu bao kỉ niệm kháng chiến, chứng kiến bao nhiêu khó khăn, thử thách , đâu thương và chất chứa bao nhiêu nghĩa tình đồng đội, quân dân thắm thiết. Có lẽ vì thế mà có không ít bài thơ viết về Tấy Bắc, viết về mảnh đất anh hùng đầy kỉ niệm. Trong các bài thơ cảm hứng chủ đạo hầu hết đều là nỗi nhớ nhưng mỗi bài lại mang một đặc điểm riêng, một phong cách riêng.
Ví như hai đoạn thơ trong bài Tây Tiến của Quang Dũng và bài Tiếng Hat Con Tàu của Chế Lan Viên:
"Sông Mã xa rồi..."
"Nhớ bản sương..."
Môth nỗi nhớ về Tây Bắc yêu thương, nỗi nhớ về mảnh đất với thiên nhiên khắc nghiệt nhưng lại là nét đẹp, nát riêng mà khiến cho người rời xa như Quang Dũng vẫ còn nhớ mãi:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Tiếng gọi "Tây Tiến ơi" mới tha thiết , da diết làm sao. Đó là tiếng gọi một người bạn thốt lên từ một nỗi lòng mong nhớ mãnh liệt , bị kìm nén bao lâu giờ mới nói lên thành lời. Tiếng gọi vang vọng mở cửa cho nỗi nhớ tràn về, mênh mông trải khắp không gian núi rừng Tây Tiến. Nỗi nhớ"chơi vơi" của lòng người giữa không gian mênh mang, giữa thời gian quá khứ và hiện tại. Cái sự "chơi vơi" ấy dần hình thành nên nỗi nhớ một cách cụ thể, rõ rêth thông qua những địa danh"sôngg Mã, Tây Tiến, Sài Khao, Mườn Lát". Đây là một điểm khác biệt nổi bật trong cái nền chung nỗi nhớ của hai khổ thơ .
Quang Dũng, một nhà thơ chiến sĩ đã từng tham gia trong đoàn quân Tây Tiến với nhiệm vụ bảo vệ biên cương của Tổ quốc cho nên nhà thơ biết rõ, nhớ rõ, khắc rõ từng địa danh, từng con đường, từng khung cảnh... mà đoàn binh hành quân. Còn đối với Chế Lan Viên, nhà thơ" nhở bản", "nhớ đèo" nhưng không có tên cụ thể. Phải chăng nỗi nhớ trong đoạn thơ của Chế Lan Viên là một nỗi nhớ bao trùm, khái quát trên cả nỗi nhớ cụ thể của nhà thơ Quang Dũng? Tuy nhiên, nỗi nhớ này cũng trải dài, lan rộng, giao hoà trong không gian rừng núi. (còn nữa)

 
T

traimangcaugai

Cả hai khổ thơ đều chất chứa nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc: "sương lấp, sương giăng, mây phủ". Đây là một nét đặc trưng của tính cách thiên nhiên núi rừng. Cái khắc nghiệt chính là sương lạnh rét buốt, mây phủ mtị mờ che"lấp đoàn quân mỏi". Khí hậu khắc nghiệt không khỏi khiến cho con người ta nản lòng, chùn bước.Như thật kì lạ thay ta bắt gặp ở hai nhà thơ một tình cảm đặc biệt dành cho chốn sơn cước đầy hiểm nguy này:
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương!
Và hình ảnh "hoa về" của Quang Dũng. Khắc nghiệt ư? Gian khổ ư? Nhưng không hẳn vì cả hai nhà thơ đều coi đó là nét đẹp, vẻ đạp riêng của Tây Bắc. Chẳng thế mà giữa cái giá lạnh của sương đêm, giữa cái âm u của mây mù nhà thơe QD đã phát hiện ra hình ảnh đầy thơ mộng hoa về nổi bật trong đêm hơi Từ cổ chí kim, hoa là hình ảnh biểu tưọng cho cái đẹp, điều này ko ai là ko rtõ. Hình ảnh đẹp ấy bỗng xuất hiện rực rỡ trên cái nề đen âm u của buổi đêm khiến lòng ai khi bắt gặp đều cảm thấy ấm cúng lạ. Tại sao lại "về" mà ko phải là"đi"?Sau một cuộc hành quân đầy gian nan, vất vả, mệt nhọc những người lính cũng như nhà thơ QD đều mong ngóng có một bến đỗ, nói đúng hơn là một nơi dừng chân. Nơi đó sẽ là" nhà ai Pha Luông mưa xa khơi" đầy nghĩa tình. Và chẳng thế mà nhà thơ CLV đã dùng nghệ thuật phủ định để khẳng định tình yêu của mình dành cho Tây Bắc ở bất cứ "nơi nao qua"
Nỗi nhớ tròg đoạn thơ của QD vận động theo thời gian từ ngày đến tối.Nỗi nhớ của CLV cũng vận động theo thời gian, nhưn thời gian ở đây kéo dài đằng đẵng từ lúc"khi ta ở" cho đến "khi ta đi":
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hoá tâm hồn
CLV mở con đường đến triết lí bằng nhạc, bằng hình , bằng cảm xúc nên có sức thấm rất sâu. Những câu thơ trên mang kết cấu trùng điệp, vừa đối lập vừa đối xứng: khi ta ở/ khi ta đi , đất ở/ đất đã hoá tâm hồn.
(hôm sau viết tiếp, giờ mình phải đi học *.~)
 
T

traimangcaugai

Kết cấu này tạo nên sự nhịp nhàng của ngôn ngữ thơ, gây ấn tượng mạnh cho người đọc bằng một quy luật sâu sắc của tình cảm: Đất nước mới đầu là khong gian cư trú, nhờ quá trình sống dài lâu mà biến thành không gian nghĩa tình sâu nặng, đến mức khi ta phải rời xa, đất hoá thành mảnh tâm hồn ta đầy nhớ nhung, gắn bó. Sức nặng của đất là sức nặng của trái tim người. "Đất hoá tâm hồn" hay tâm hồn ta chính là mảnh đất Tây Bắc yêu thương?
Dù là đã rời xa Tây Bắc, rời xa những năm tháng chiến đấu đầy nghĩa tình cùng đồng bào Tây Bắc nhưng QD và CLV vấn luôn dành một itnhf cảm thiêng liêng cho mảnh đất anh dũng này. Tình cảm ấm áp ấy là tình cảm gia đình ấm áp, tình cảm của người con luôn hướng về đất mẹ với một nỗi nhớ khát khao. Đố cũng chính là tình yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam. Tâm hồn QD và CLV đã gặp nhau, hoà hợp, đồng nhịp trong tâm hồn Tây Bắc. Trong một câu thơ khác, CLV đã viết:
"Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu"
Tây Bắc, mảnh đất anh hùng , tình nghĩa, quê hương của cách mạng Việt Nam đã tạo cảm hững cho nhà thơ Quang Dũng và Chế Lan Viên viết nên những khổ thơ đầy tình cảm tha thiết, đầy niềm mong nhớ. Ở nỗi nhớ Tây Bắc này, hai nhà thơ đã hoà nhịp một tâm hồn. Nhưng mỗi người vẫn có những nét riêng, độc đáo.



Tây Băc như quê hương thứ hai của QD và CLV vậy. Bởi vì Tây Bắc là nơi không chỉ hai nhà thơ mà tất cả những chiến sĩ vệ quốc từng một thời sống, chiến đấu đều yêu thương:
"Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương" (CLV)
 
Top Bottom